Xem mẫu

  1. Trường THPT Phan Châu Trinh KIẾN THỨC CƠ BẢN TUẦN 22, 23 – NĂM HỌC 2019-2020 Tổ Hóa học MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 HIĐRO HALOGENUA – MUỐI HALOGENUA A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG I. Hiđro halogenua 1. Tính chất vật lí - Ở điều kiện thường các hiđro halogenua (HX) đều là chất khí, tan nhiều trong nước tạo dung dịch HX có tính axit. 2. Tính chất hóa học a. Tính axit (tính chất của H+) + Độ mạnh tính axit tăng dần từ HF đến HI. + HCl, HBr, HI là những axit mạnh. - Làm quỳ tím hóa đỏ. - Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O Chú ý: Với Fe3O4 khi tác dụng với HCl tạo ra 2 muối Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O - Tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O - Tác dụng với muối → muối mới + axit mới AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 + HF là axit yếu nhưng có tính chất riêng là ăn mòn thủy tinh SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O (phản ứng dùng để khắc chữ lên thủy tinh) (Silic tetraflorua) b. Tính oxi hóa (tính chất của H+) Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động → muối + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 c. Tính khử (tính chất của X-, do trong HX số oxi hóa của X thấp nhất là -1) - HF: không thể hiện tính khử. - Theo dãy HCl, HBr, HI: tính khử tăng dần (HCl có tính khử yếu, HBr và HI là những chất khử mạnh) MnO2 + 4HCl   MnCl2 +Cl2 + 2H2O o t 2KMnO4 + 16HCl  to  2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O K2Cr2O7 + 14HCl  to  2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O 3. Điều chế Phương pháp điều chế HF CaF2 (rắn) + H2SO4 (đặc) → CaSO4 + 2HF ở 2500C + Trong phòng thí nghiệm: phương pháp sunfat t 250 C NaCl  H2SO4  0  NaHSO4  HCl t  400 C 2NaCl  H2SO4   Na2SO4  2HCl 0 HCl + Trong công nghiệp: phương pháp tổng hợp H2 + Cl2  o t 2HCl II. Muối halogenua 1. Tính chất - Muối của axit halogen hiđric (HX) được gọi là muối halogenua. Trang 1/3
  2. - Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2, AgCl, CuCl, Hg2Cl2. Tính tan của muối bromua và iođua tương tự clorua. - Các muối florua đều độc, AgF là muối tan trong nước. 2. Nhận biết ion halogenua (Cl-, Br-, I-) - Thuốc thử: dung dịch AgNO3 - Hiện tượng: xuất hiện kết tủa AgX + AgCl kết tủa trắng: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 + AgBr kết tủa vàng nhạt + AgI kết tủa vàng đậm B. BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Trong số các axit HF, HCl, HBr, HI, chất tính axit mạnh nhất là A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl. Câu 2: Axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HNO3. B. HF. C. H2SO4. D. HCl. Câu 3: HCl thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây? A. 6HCl + 2Al(OH)3  2AlCl3 + 3H2O. B. 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + 2H2O. C. 4HCl + Zn  ZnCl2 + H2. D. HCl + AgNO3  HNO3 + AgCl. Câu 4: Thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch HCl và KCl là dung dịch A. BaCl2. B. AgNO3. C. Pb(NO3)2. D. Na2CO3. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch HI có tính khử yếu. B. Muối AgBr là chất rắn màu trắng. C. Các hidro halogenua tan nhiều trong nước. D. Muối AgF là chất rắn màu vàng. Câu 6: Cho các phương trình hóa học sau: F2 + H2O → HF + HFO 2KBr + I2 → 2KI + Br2 NaF + AgNO3 → AgF + NaNO3 Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3 Số phương trình hóa học không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Trong phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O, số phân tử HCl đóng vai trò chất tạo môi trường bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7. Câu 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau: (1) NaBr + Cl2  (2) F2 + H2O  (3) MnO2 + HCl đặc   (4) SiO2 + HF  0 t Các trường hợp phản ứng tạo ra đơn chất là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 9: Dung dịch HCl không tác dụng với A. dung dịch NaNO3. B. dung dịch AgNO3. C. Zn. D. Fe(OH)3. Câu 10: Kim loại khi tác dụng với clo và axit clohiđric đều cho cùng một loại muối là A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 11: Dung dịch không phản ứng với dung dịch AgNO3 là A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF. Câu 12: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch HCl? A. Zn, KMnO4, Na2SO4. B. MnO2, AgNO3, Na2CO3. C. KClO3, NaOH, Cu. D. Ba(NO3)2, Ca(OH)2, Al. Câu 13: Phản ứng của dung dịch HCl với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử? A. CuO. B. Ca(OH)2. C. Fe. D. Na2CO3. Câu 14: Cho các dung dịch sau: NaNO3, HCl, HNO3, KCl. Chỉ dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3 thì số dung dịch có thể phân biệt được là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Trang 2/3
  3. Câu 15: Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: KI, HI, AgNO 3, Na2CO3. Biết rằng: - Nếu cho X phản ứng với các chất còn lại thì thu được một kết tủa. - Y tạo được kết tủa với cả 3 chất còn lại. - Z tạo được một kết tủa trắng và 1 chất khí với các chất còn lại.  T tạo được một chất khí và một kết tủa vàng với các chất còn lại. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. KI, Na2CO3, HI, AgNO3. B. KI, AgNO3, Na2CO3, HI. C. HI, AgNO3, Na2CO3, KI. D. HI, Na2CO3, KI, AgNO3. Câu 16: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol NaF và 0,02 mol NaCl. Khối lượng kết tủa thu được là A. 2,65 gam. B. 2,72 gam. C. 2,87 gam D. 2,93 gam. Câu 17: Hòa tan 6,5 gam kim loại R trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). R là A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Al. Câu 18: Hòa tan 25,12 gam hỗn hợp Fe, Al, Mg trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là A. 67,72. B. 46,42. C. 68,92. D. 47,02. Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy có V(lít) khí thoát ra (đktc) và khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là A. 2,24. B. 8,96. C. 5,6. D. 17,92. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 16,9 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, thoát ra V lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 45,3 gam muối. Giá trị của V là A. 3,36. B. 8,96. C. 4,48. D. 7,84. Phần II. Tự luận Câu 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): KMnO4  Cl2  HCl  FeCl2  FeCl3  FeCl2  AgCl Câu 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi: a. Sục khí Cl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaI, sau đó cho thêm một ít hồ tinh bột. b. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaBr, lắc nhẹ rồi để yên. Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Al tác dụng hoàn toàn với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 2,24 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl 0,1M dư thì thu được 0,224 lít khí (đktc) và một chất không tan. Tính: a. Phần trăm về khối lượng của Cu và Al trong A. b. Thể tích dung dịch HCl 0,1M đã phản ứng. Câu 4: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư oxi thu được 3,33 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hoàn toàn Y. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng dung dịch HCl 7,3% (lấy dư 15% so với lượng phản ứng), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. Trang 3/3
nguon tai.lieu . vn