Xem mẫu

  1. Trường THPT Phan Châu Trinh KIẾN THỨC CƠ BẢN TUẦN 22, 23 – NĂM HỌC 2019-2020 Tổ Hóa học MÔN: HÓA HỌC LỚP 11 ANKEN -ANKAĐIEN A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Hiđrocacbon chưa no: Hiđrocacbon chưa no là loại hiđrocacbon có chứa liên kết  (nối đôi hay nối ba) 1. Anken (hay olefin, CnH2n, n  2): là hiđrocacbon chưa no, mạch hở, phân tử có chứa một liên kết đôi. Ví dụ : CH2=CH2, CH3-CH=CH2, ... Tính chất: Do có liên kết  kém bền → tính không no: phản ứng cộng, trùng hợp và dễ bị oxi hóa. CH2=CH2 + H2   CH3-CH3 o Ni, t CH2=CH2 + Br2  CH2Br-CH2Br (làm mất màu dung dịch Br2 : nhận biết, tách)  CH2=CH2 + HOH  H  CH3CH2-OH CH2=CH2 + HCl  CH3CH2-Cl Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng tác nhân bất đối HX (X là halogen hay OH) vào một hidrocacbon chưa no bất đối, H ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon chưa no có nhiều hidro hơn và X ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon chưa no có ít hidro hơn → tạo ra sản phẩm chính. nCH2=CH2   (-CH2-CH2-)n xt , t , p 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3CH2OH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH Lưu ý: CH3-CH=CH2 + Cl2   ClCH2-CH=CH2 + HCl (điều chế glixerol và ancol anlylic) o t cao 3n CnH2n + O2  to  nCO2 + nH2O 2 → Anken và monoxicloankan cháy → số mol CO2 = số mol H2O Điều chế: CnH2n+1OH  H 2SO 4 t0  CnH2n + H2O 2. Ankađien (hay điolefin, đien, CnH2n-2, n  3): là hidrocacbon chưa no, mạch hở, phân tử có chứa hai liên kết đôi. Ví dụ : CH2=C=CH2, CH2=CH-CH=CH2, ... Tính chất: Tương tự anken, phân tử ankađien có liên kết  kém bền nên ankađien dễ tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và dễ bị oxi hóa. Tuy nhiên khi cộng với halogen hoặc tác nhân phân cực khác với tỉ lệ mol 1:1, các ankađien liên hợp tạo được hỗn hợp các sản phẩm cộng 1,2 và cộng 1,4. CH2=CH-CH=CH2 + 2H2   CH3-CH2-CH2-CH3 Ni , t  CH 2 =CH-CHBr-CHBr CH2=CH-CH=CH2 + Br2  1:1  CH 2 Br-CH=CH-CH 2 Br CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 (dư)  CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br CH 2 =CH-CHCl-CH3 CH2=CH-CH=CH2 + HCl 1:1   CH 2 Cl-CH=CH-CH3 nCH2=CH-CH=CH2    (-CH2-CH=CH-CH2-)n o Na, t , p nCH2=C(CH3)-CH=CH2   (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n o xt, t , p Điều chế: CH3CH2CH2CH3   CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 0 xt, t CH3C(CH3)CH2CH3   CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2 0 xt, t Trang 1/3
  2. B. BÀI TẬP CỦNG CỐ Phần I. Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có đồng phân hình học? A. CHCl=CHCl. B. CH3CH=CHCH3. C. CH3CH=CHC2H5. D. (CH3)2C=CHCH3. Câu 2: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. Butan. B. But-1-en. C. Cacbon đioxit. D. Metylpropan. Câu 3: But-1-en tác dụng với HBr tạo sản phẩm chính là A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3. B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br. Câu 4: Trường hợp nào sau đây không có sự tương ứng giữa công thức cấu tạo và tên gọi? A. CH2=CH2 (eten). B. CH2=C(CH3)-CH2-CH3 (isopren) C. CH2=C=CH2 (propađien). D. CH2=CH-CH=CH2 (butađien). Câu 5: Anken nào sau đây khi tác dụng với HBr chỉ tạo một sản phẩm duy nhất? A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3-CH=CH-CH3. Câu 6: Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây? A. CH3–CH2–CH2–CH3. B. CH2=CH–CH=CH2. C. CH2=CH–CH–CH3. D. CH3–CH=CH–CH3. Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách A. đề hiđro hóa etan. B. đun sôi hỗn hợp gồm etanol với axit H2SO4 đặc, 170OC. C. crackinh butan. D. cho axetilen tác dụng với hiđro (xt Pd/PbCO3). Câu 8: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 92 gam ancol etylic (có H2SO4 đặc ở 1700C, hiệu suất phản ứng đạt 50%) là A. 28 gam. B. 14 gam. C. 56 gam. D. 112 gam. Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với anken? A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học. C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường. D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđrocacbon mà phân tử có 1 liên kết đôi C=C là anken; (b) Những hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n là anken; (c) Anken là hiđrocacbon không no mạch hở có công thức phân tử là CnH2n (n> 2); (d) Anken là hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi C=C. Các phát biểu đúng là A. (b), (c), (d). B. (a), (d). C. (c), (d). D. (a), (c), (d). o Câu 11: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40 C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 12: Số đồng phân anken có công thức phân tử C5H10 là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13: Phản ứng nào dưới đây tạo sản phẩm không tuân theo đúng qui tắc Mac-côp-nhi-côp? A. CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3. B. CH3CH2CH=CH2 + H2O → CH3CH2CH(OH)CH3. C. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CH-CH2Br. D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3. Câu 14: Anken X có có 8 liên kết xích ma trong phân tử. Công thức phân tử của X là Trang 2/3
  3. A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10. Câu 15: Số đồng phân ankađien liên hợp của C5H8 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16 : Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom, tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2. Câu 17: Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm C2H4 và H2 có xúc tác Ni, thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Cho Y đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa anken là A. 40%. B. 60%. C. 65%. D. 75%. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 3,40 gam một ankađien liên hợp X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Khi X cộng hiđro tạo thành isopentan. Tên gọi của X là A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. Penta-1,4-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. isopenten. Câu 19: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 10. Số mol H2 đã phản ứng là A. 0,07. B. 0,015. C. 0,075. D. 0,05. Câu 20: Hiđro hóa hoàn toàn một lượng anken X cần vừa đủ 448 ml H2 (đktc), thu được một ankan phân nhánh. C ng lượng X phản ứng với dung dịch Br2 dư thu được 4,32 gam sản phẩm cộng. X là A. 2-metyl propen. B. 2-metyl but-1-en. C. 2-metyl but-2-en. D. 3-metyl but-1-en. Phần II. Tự luận Câu 1: Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp hai anken A và B (MA < MB) qua bình đựng dung dịch brom thấy khối lượng bình tăng thêm 28 gam. a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hai anken. b. Cho hỗn hợp hai anken tác dụng với HCl thì thu được tối đa 3 sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo đúng của hai anken và gọi tên. Câu 2: X là hỗn hợp gồm olefin A và H2. Tỉ khối của X so với He là 3,33. Dẫn X qua bột Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 8. a. Tính phần trăm số mol olefin trong X. b. Xác định công thức phân tử của A. Câu 3: Cho 9,8 gam hỗn hợp hai anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với 1 lít dung dịch brom 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nồng độ dung dịch brom giảm đi 50%. a. Xác định công thức phân tử của 2 anken trên và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu. b. Viết tất cả công thức cấu tạo của 2 anken và cho biết công thức cấu tạo nào khi cộng nước tạo 1 sản phẩm duy nhất? Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C4H8 thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) a. Tính phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong X. b. Nếu cho 2,24 lít khí X (đktc) tham gia phản ứng trùng hợp thì tổng khối lượng polime thu được bằng bao nhiêu? Biết hiệu suất trùng hợp của mỗi phản ứng đều 90%. Câu 5: Chia m gam hỗn hợp A gồm một anken và một ankađien có thể tích là 6,72 lít (đktc) thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 8,96 lít CO2 và 6,3 gam nước. - Phần 2: Dẫn qua dung dịch brom dư bình tăng m gam. a. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi chất trong A. b. Tính m. c. Xác định công thức phân tử của anken và ankađien. Trang 3/3
nguon tai.lieu . vn