Xem mẫu

  1. KHÓA LIVESTREAM MÔN HÓA 2021 | TYHH BUỔI 35: TỔNG ÔN ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI (Link đề dành riêng cho nhóm LIVE VIP) Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Vậy số hiệu nguyên tử của X là A. 14. B. 15. C. 13. D. 27. Câu 2: Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu. Câu 3: Sự điện phân là quá trình A. Oxi hóa – khử. B. Oxi hóa. C. Khử. D. Điện ly. Câu 4: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch A. HCl. B. Fe2(SO4)3. C. HNO3 đặc, nguội. D. AgNO3. Câu 5: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 6: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba. Câu 7: Khi điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot xảy ra quá trình A. Oxi hóa Cl-. B. Khử Na+. C. Oxi hóa Na. D. Khử Cl-. Câu 8: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm. Câu 9: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li. Câu 10: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 11: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại A. K. B. Na. C. Ba. D. Fe. Câu 12: Trong công nghiệp, phương pháp được dùng để điều chế kim loại Mg là: A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. Câu 13: Trong các ion sau, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất A. Ag+. B. Na+. C. Cu2+. D. Fe3+. Câu 14: Phản ứng nào sau đây không xảy ra A. Al + Ag+. B. Fe + Fe3+. C. Zn + Pb2+. D. Cu + Fe2+.
  2. Câu 15: Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là +26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn lần lượt là A. 1s22s22p63s23p63d6, chu kỳ 3, nhóm VIB. C. 1s22s22p63s23p63d64s2, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. 1s22s22p63s23p63d5, chu kỳ 3, nhóm VB. D. 1s22s22p63s23p63d64s2, chu kỳ 4, nhóm VIIIB. Câu 16: Cho dung dịch chứa các ion SO42-; Na+; K+; Cu2+; Cl-; NO3-. Các ion nào không bị điện phân A. SO42-; Na+; K+; Cl-. B. Na+; K+; Cu2+; Cl-; NO3-. C. K+; Cu2+; NO3-. D. SO42-; Na+; K+-; NO3-. Câu 17: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch HNO3 đặc nguội. Vậy kim loại M là A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Zn. Câu 18: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. Câu 19: Ở nhiệt độ cao, H2 có thể khử được oxit nào sau đây để thu được kim loại A. Na2O. B. CaO. C. CuO. D. K2O. Câu 20: Trong quá trình điện phân, các anion không có oxi di chuyển về A. Catot và bị oxi hóa. C. Anot và bị oxi hóa. B. Anot và bị khử. D. Catot và bị khử. Câu 21: Vật liệu làm bằng hợp kim Zn – Fe trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan oxi) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại catot xảy ra quá trình A. Oxi hóa Fe. B. Khử O2. C. Khử Zn. D. Oxi hóa Zn. Câu 22: Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na. B. Ag, Fe, Cu, Zn. C. Ag, Cu, Fe, Zn. D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na. Câu 23: Muốn mạ đồng lên một thanh sắt bằng phương pháp điện hóa thì phải tiến hành điện phân với điện cực và dung dịch A. Cực âm là đồng; cực dương là sắt; dung dịch là muối sắt. B. Cực âm là đồng, cực dương là sắt, dung dịch muối đồng. C. Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch là muối sắt. D. Cực âm là sắt, cực dương là đồng, dung dịch là muối đồng. Câu 24: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. B. Gắn đồng với kim loại sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Câu 25: Nhận định nào sau đây luôn đúng? A. Điện phân dung dịch M(NO3)n với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH < 7. B. Điện phân dung dịch MCln với điện cực trơ có ngăn, dung dịch sau điện phân có pH < 7. C. Điện phân dung dịch H2SO4 với điện cực trơ, pH dung dịch giảm.
  3. D. Điện phân dung dịch NaHSO4 với điện cực trơ, pH dung dịch không đổi. Câu 26: Sự điện phân có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như điều chế các kim loại, phi kim, tinh chế kim loại hoặc kỹ thuật mạ điện nhằm bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật mạ. Trong phòng thí nghiệm, một học sinh thực hiện 2 thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng như hình vẽ bên. Sau khi kết thúc điện phân, kết luận nào sau đây là đúng? A. Độ pH của dung dịch trong bình 1 tăng. B. Độ pH của dung dịch trong bình 2 giảm. C. Nồng độ Cu2+ của dung dịch trong bình 1 không đổi. D. Nồng độ Cu2+ của dung dịch trong bình 2 không đổi. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. (2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội. (3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl2. (4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng. (5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO3. (6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO3)3. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 28: Cho các phát biểu sau (1) Các tính chất vật lý của kim loại ( tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) do electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây nên. (2) Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1. (3) Kim loại đồng có thể được điều chế bằng cả 3 phương pháp là thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân. (4) Độ dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự sau: Au > Ag > Cu > Al > Fe. (5) Khi điện phân dung dịch CuSO4, bản chất quá trình điện phân là điện phân nước ở 2 cực. (6) Để chống ăn mòn kim loại, người ta dùng 2 phương pháp phổ biến đó là phương pháp bảo vệ bề mặt và phương pháp điện hóa. (7) Để chuyên chở axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội người ta dùng những thùng chứa làm bằng vật liệu sắt hoặc nhôm. (8) Các kim loại mạnh luôn đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 29: Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3 A. 21,3 gam. B. 12,3 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam.
  4. Câu 30: Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lít H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là A. 50%. B. 35%. C. 20%. D. 40%. Câu 31: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít. Câu 32: Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 33: Hòa tan 27 gam Al trong một lượng HNO3 vừa đủ, thu được 3,6654 lít khí X ở 250C, 2 atm (là sản phẩm khử duy nhất). X là A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2. Câu 34: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, dòng điện 5A trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại thu được ở catot là A. 6,24g. B. 3,12g. C. 6,5g. D. 7,24g. Câu 35: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 0,27M. B. 1,36M. C. 1,8M. D. 2,3M. Câu 36: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam. Câu 37: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đkc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là A. 1,28 gam. B. 0,32 gam. C. 0,64 gam. D. 3,2 gam. Câu 38: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot chì ( hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2m3 hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro là 16. Lấy 2,24l ( ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 108. D. 75,6. C. 54. D. 76,5. Câu 39: Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 34,4 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là A. 27. B. 31. C. 32. D. 28.
  5. Câu 40: Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch chứa CuSO4 x mol/l và KCl y mol/l bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và ở anot thu được 2,688 lít khí duy nhất thoát ra. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở cả 2 cực là 8,96 lít. Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,16 gam Al2O3. Các khí đều đo đktc. Giá trị x, y lần lượt là A. 0,1 và 0,8. B. 0,1 và 0,7. C. 0,2 và 0,5. D. 0,2 và 0,6 ------------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) --------------
nguon tai.lieu . vn