Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 6 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỐ THÔNG QUỐC GIA 2016 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề LỜI GIẢI CHI TIẾT Mã đề thi: 951 Chú ý: Các câu bôi vàng là câu trúng trong đề Thần Tốc Hóa 2016 Megabook Lấy ví dụ điển hình nhất là câu 49 câu khó trong đề thuộc phần vô cơ chính là câu 45 trong đề số 12 của bộ Thần Tốc Hóa 2016 Megabook Câu 1: : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. CA C. Li. D. Mg. Giải: A. Al là kim loại nhóm IIIA B. Ca là kim loại kiềm thổ (nhóm IIA). C. Li là kim loại kiềm (nhóm IA). D. Mg là kim loại kiềm thổ (nhóm IIA). ⇒ Chọn đáp án C. Câu 2: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng. Giải:  Kim loại sắt thụ động với axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.  Các axit còn lại đều cho phản ứng với Fe: 6H2SO4 đặc, nóng + 2Fe →Fe2(SO4)3 +3SO2 +6H2O H2SO4 loãng +FeFeSO4 +H2 4HNO3loãng + FeFe(NO3)3 + NO+2H2O ⇒ Chọn đáp án C. Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. H2O. D. NaCl. Giải:  Nhắc lại kiến thức lý thuyết: Chất điện ly mạnh là chất tan trong nước phân ly hoàn toàn thành cation và anion.  Áp dụng: - Chất điện ly mạnh là NaCl. - C2H5OH, CH3COOH, H2O đều là những chất điện ly yếu. ⇒ Chọn đáp án D. Câu 4: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. Cr. B. Hg. C. W. D. Pb Giải: Thủy ngân là một kim loại nặng có ánh bạc, là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa. ⇒ Chọn đáp án B. Câu 5: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. thạch cao nung. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. boxit. Giải:  Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước(CaSO4.2H2O), được gọi là “thạch cao sống”.  Khoáng thạch cao (CaSO4.2H2O) nung ở ~150 °C nhận được “thạch cao khan”: CaSO4·2H2O → CaSO4·0,5H2O (thạch cao khan) + 1,5H2O (dưới dạng hơi).  Bô xítlà một loại quặng nhôm nguồn gốc á núi lửa có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng bô xít phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ bôxit có thể tách ra alumina (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân.  Đá vôi có thành phần chính là CaCO3 . ⇒ Chọn đáp án C. Câu 6: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây? A. Vinyl axetat. B. Propilen. C. Vinyl clorua D. Acrilonitrin. Giải: PVC được tổng hợp từ các đơn vị monome CH2 =CHCl ⇒ Chọn đáp án C. Câu 7: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là A. C2H2. B. C2H6. C. CH4. D. C2H4. Giải: A. C2H2: Axetilen. B.C2H6: Etan. C.CH4 : Metan. D.C2H4: Etilen. ⇒ Chọn đáp án D. Câu 8: Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là A. axit fomic B. ancol etylic C. etanal. D. phenol. Giải: C2H5OH có tên thay thế là etanol, tên gốc chức là ancol etylic ⇒ Chọn đáp án B. Câu 9: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Tristearin. B. Metyl fomat. C. Benzyl axetat. D. Metyl axetat. Giải: A.(C 7H35COO)3C3H5 +3NaOH 3C 7H35COONa +C3H5(OH)3 B. HCOOCH3 + NaOHHCOONa+CH3OH C. CH3COOCH2C6H5 +NaOH CH3COONa +C6H5CH2OH D. CH3COOCH3 + NaOHCH3COONa+CH3OH ⇒ Thủy phân tristearin thu được glixerol. ⇒ Chọn đáp án A. Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba? A. C2H5–NH2. B. CH3–NH–CH3. C. (CH3)3N. D. CH3–NH2 Giải: A. C2H5NH2 là amin bậc 1. B. CH3NHCH3 là amin bậc 2. C. (CH3)3N là amin bậc 3. D. CH3NH2 là amin bậc 1. ⇒ Chọn đáp án C. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 3,15. B. 5,25. C. 3,60. D. 6,20. Giải: Đặt công thức chung cho hỗn hợp là Ca(H2O)b Ca(H2O)b +aO2 aCO2 +bH2O  na2 = n bO  22,4a = 18b  a =1,125b 1 0,1125 hh a O2 a  mhh = (12a +18b).0,1125 = (12.1,125b+18b).0,1125 = 3,15g ⇒ Chọn đáp án A. Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) ⎯⎯→ CuCl2 + 2FeCl2. B. 2Na + 2H2O ⎯⎯→ 2NaOH + H2. C. Fe + ZnSO4 (dung dịch) ⎯⎯→ FeSO4 + Zn. D. H2 + CuO ⎯t ⎯→ Cu + H2O. Giải: Phương trình C sai. Fe đứng sau Zn trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại nên không đẩy được Zn ra khỏi muối. Phương trình đúng là: Zn+FeSO4 ZnSO4 +Fe ⇒ Chọn đáp án C. Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Giải: (a) 2Al+2NaOH+2H2O2NaAlO2 +3H2 (b) Fe+2AgNO3 Fe(NO3)2 +2Ag Nếu dư AgNO3 :Fe(NO3)2 +AgNO3 Fe(NO3)3 +Ag (c) CaO+H2OCa(OH)2 (d) Na2CO3 +CaCl2 CaCO3 +2NaCl Vậy cả 4 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng. ⇒ Chọn đáp án D. Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6. B. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng. C. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam. D. CrO3 là oxit axit. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn