Xem mẫu

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II- Năm học: 2010-2011 Môn Hoá học – Lớp 12 – Chương trình chuẩn Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Thời gian làm bài phần :Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 45 phút) ĐỀ ĐỀ NGHỊ PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Học sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Dẫn dòng khí CO (dư ) qua hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn gồm: A. Al, Cu, Fe. B. FeO, Al2O3, Cu. C. Al2O3, CuO, Fe. D. Al2O3, Cu, Fe. Câu 2: Cho 5,4 gam bột nhôm vào 150ml dung dịch HCl 2M thu được V1 lít khí (đktc). Cho 8,0 gam canxi vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được V2 lít khí (đktc). Tỉ lệ giữa V1 và V2 là: A. V1 = 0,75V2 B. V1 = 2V2 C. V1 = V2 D. V1 = 0,5V2 Câu 3: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thì thu được 84,5 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp ban đầu bằng: A. 15,5% B. 30,0% C. 31,0% D. 42,0% Câu 4: Cho các dung dịch : Ba(OH)2, AlCl3, HCl, Na2CO3, NaHCO3. Số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là: A. 6 B. 7 C. 8 D.9 Câu 5: Hiện tượng xảy ra khi cho bột nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2 là: A. Nhôm tan trên bề mặt rồi dừng lại, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. Nhôm tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần đồng thời thu đ ược chất rắn màu đỏ C. Nhôm tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần đồng thời thu đ ược chất rắn màu xanh. D. Nhôm tan dần đồng thời thu được kết tủa keo màu trắng. Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được một chất rắn và dung dịch Y. Thành phần của dung dịch Y gồm: A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 B.Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 C.Fe(NO3)3 và HNO3 D.Cu(NO3)2 , HNO3 và Fe(NO3)2 Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Hợp chât Cr(II) có tính khử đặc trưng, Cr(III) vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá, Cr(VI) có tính oxi hoá. B. Ion Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; ion Cr(OH)4- có tính bazơ. C. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính. D.Các hợp chất: Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân. Câu 8: Đun nóng hỗn hợp X gồm bột Fe và S. Sau một thời gian phản ứng thu đ ược hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl có dư thu được chất rắn không tan Z và hỗn hợp khí T. Hỗn hợp Y thu đ ược ở trên bao gồm các chất: A. Fe, FeS, S B. FeS2, FeS. C. FeS2, FeS, S D. FeS2, Fe, S Câu 9: Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là: B. HCl đặc A. HNO3 loãng. C. HCl loãng D. H2SO4 loãng Câu 10: Có 5 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: FeCl2, NH4Cl, MgCl2, AlCl3, CuCl2, . Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể nhận biết được tối đa: A. 2 dung dịch B. 5 dung dịch C. 4 dung dịch D. 3 dung dịch PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 đ): Viết các PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): FeSO4 (5) Fe(OH)2 (6 ) (4) Fe (1) Fe2(SO4)3 (2) Fe(OH)3 (3) Fe(NO3)3 (7 ) Fe3O4 Fe O (8) Câu 2 (1,0đ): Viết PTHH ( dạng phân tử và ion rút gọn) chứng minh hợp chất Cr(III) vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử? Câu 3 (1,0đ):Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3.
  2. Câu 4(2,0đ): Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch HCl (vừa đủ) thì thu được dung dịch A và 8,96 lít khí (đktc). Nếu hoà tan cũng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). a) Tính a. b) Rót từ từ dung dịch X chứa đồng thời NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch A đến khi thu được kêt tủa có khối lượng không đổi thì dùng hết bao nhiêu lít dung dịch X? ---------------------------------------------Hết-------------------------------- ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm ( mỗi câu đúng được 0,3 đ) Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: B Câu 6: A Câu 7: B Câu 8: A Câu 9: A Câu 10: B Phần II: Tự luận Câu Đáp án Điểm 1. 2Fe + 6H2SO4 đ, nóng  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 0,25đ/pt 1 2. Fe2(SO4)3 + 6NaOH  2 Fe(OH)3 + 3Na2SO4 3. Fe(OH)3 + 3HNO3  Fe(NO3)3 + 3H2O 4. Fe2(SO4)3 + Fe  3FeSO4 5. FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2 + Na2SO4 6. 3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng  3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O t0 < 5700C 7. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2 0 t 8. Fe3O4 + CO 3FeO + CO2 - Tính oxi hoá của hợp chất Cr(III): 2.
  3. 2CrCl3 + Zn  2CrCl2 + ZnCl2 0,25 2Cr3+ + Zn  2Cr2+ + Zn2+ 0,25 - Tính khử của hợp chất Cr(III): 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O 0,25 2CrO2- + 3Br2 + 8OH-  2CrO42- + 6Br- + 4H2O 0,25 - Dùng dung dịch NaOH: Nhận biết được Al2O3 (Tan: 3. Al2O3 +2NaOH  2NaAlO2 + H2O 0,25 -Hoà tan 3 chất rắn còn lại trong dung dịch HCl, sau đó thêm vào 1 ít dung dịch NaOH: Nhận biết được FeO (tan tạo dung dịch màu lục nhat, sau khi thêm NaOH vào thì xuất hiện kết tủa trắng xanh chuyển dần sang màu nâu đỏ) FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl 0,25 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  3Fe(OH)3 -Dùng dung dịch HNO3 loãng, nhận biết được Fe3O4 ( giải phóng khí không màu hoá nâu trong không khí), còn lại là Fe2O3 (không giải phóng khí) 0,25 3Fe3O4 + 28HNO3  9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O 0,25 4. a) PTHH: Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (1) 0,25 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 (2) 0,25 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2 (3) 0,25 -Số mol H2 thoát ra ở pt (3) : nH2 = 0,3 (mol) -Số mol H2 thoát ra ở pt (1) và (2): nH2 = 0,4 (mol) 0,25 => nAl = 0,2 (mol), nMg =0,1 (mol) 0,25 Vậy: a = 0,2.27 + 0,1.24 = 7,8 (g) 0,25 b) - Gọi V là thể tích dung dịch X cần dùng, thì : nOH- = 0,5V Khi cho dung dịch X vào dung dịch A thì: Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2 Al3+ + 4OH-  AlO2- + 2H2O => Số mol OH- phải dùng bằng: nOH- = 1,0 (mol) 0,25 0,5V= 1,0 => V = 2,0 (l) 0,25
nguon tai.lieu . vn