Xem mẫu

  1. Khi sếp không phải... đàn ông Sếp tôi là một phụ nữ Đặt câu hỏi: “Bạn đã được nghe hoặc gặp một vị sếp là nữ nào chưa?” thì có đến 95% trong số 4336 người được phỏng vấn đều trả lời: “Đã biết” hoặc “Đã gặp”. Tuy nhiên, cùng với điều tra này, số lượng 1/3 nhân viên nữ trong công ty làm lãnh đạo hoặc giữ các chức vụ như quản lý, điều hành chỉ chiếm có 2,2%. Điều này cho thấy, số lượng nữ giới làm lãnh đạo thật quá ít ỏi. Kết quả điều tra trên còn cho thấy, những câu phê bình hoặc đánh giá không tốt về sếp nữ cũng chỉ xoay quanh nhận định : “Không quyết đoán, thường lấy tình cảm để giải quyết công việc hơn là lý trí” hoặc “Trình độ quản lý kém”... Cũng giống như Việt Anh, thường thì đàn ông không ai muốn mình phải chịu sự quản lý và dưới quyền của một phụ nữ. Nhiều người với quan điểm được “gìn giữ” từ thời phong kiến cho rằng: Phụ nữ có thể làm bạn hàng, làm đối tác nhưng không nên làm sếp của họ, vì phụ nữ sinh ra không phải là để quản lý và làm cấp trên của… đàn ông. Qua điều tra này có thể thấy, quan điểm về phụ nữ làm sếp dường như còn quá mới mẻ và khó chấp nhận được với nhiều người, đặc biệt là với nhân viên nam. Những nhân viên này đều cho rằng phụ nữ còn nhiều việc phải làm hơn là quản lý và giám sát công việc của họ. Nhưng thực tế đã chứng minh, sức làm việc của phụ nữ có thể ngang bằng thậm chí cao hơn nam giới rất nhiều. Điều này được thể hiện ở con số 88,3% số người tham gia vào cuộc điều tra trên đều trả lời là “Đúng” cho câu hỏi: “Có phải lãnh đạo là nữ làm việc chăm chỉ hơn rất nhiều so với lãnh đạo là nam giới?”. Khi được hỏi: “Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi sếp của mình là nữ?”, 12, 4%
  2. trong số 4336 người trả lời “không đồng tình, không muốn”, 3,6% tỏ ra hào hứng và vui vẻ, 84% số người còn lại thì cảm thấy bình thường, không có phản ứng gì. Như vậy số người đồng tình với việc phụ nữ trở thành sếp không phải là con số nhỏ. Nhưng có vẻ khi sếp là nữ giới thì sẽ phải chịu nhiều... “búa rìu dư luận” hơn. Một câu chuyện khác... “Làm việc tại công ty đã 9 năm, để lên được vị trí giám đốc hiện nay tôi cũng đã trải qua 3 đời sếp nữ. Lúc đầu, khi phải làm việc dưới quyền một người phụ nữ, tôi cảm thấy không thoải mái chút nào. Nhưng rồi, vì nghĩ rằng một phụ nữ mà lên được chức vụ cao như thế này thì đó cũng không phải là một con người đơn giản. Và đúng như suy nghĩ của tôi, 3 vị sếp này đều có đặc điểm chung là hết mình với công việc. Mỗi ngày, khi tôi đến công ty thì đã thấy họ có mặt và làm việc rồi. Chiều khi tôi dắt xe ra cổng thì họ vẫn bận rộn giải quyết nốt những công việc trong ngày hoặc lên kế hoạch công việc cho ngày mai. Tôi không hiểu họ đã sắp xếp thời gian làm việc như thế nào mà vừa có thể hoàn thành tốt công việc của mình vừa thực hiện thiên chức người phụ nữ trong gia đình. Làm việc với những vị sếp nữ này nhiều lúc tôi cảm thấy hụt hơi vì sức làm việc dẻo dai, bển bỉ của họ. Và điều đầu tiên tôi học được ở họ là việc sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành tốt mọi công việc. Giờ khi đã là giám đốc với tinh thần làm việc quyết đoán, giọng nói uy lực, mục tiêu rõ ràng nhưng tôi vẫn thấy mình cần phải học hỏi nhiều ở những vị sếp nữ tiền bối. Tôi vẫn chưa tận tình, quan tâm, hỏi han hay động viên đến nhân viên khi sức khỏe họ không tốt, gia đình họ có chuyện buồn hoặc khi họ làm ca vất vả. Tôi vẫn chưa học được sự khéo léo, khả năng thuyết phục
  3. người nghe như những vị sếp nữ trước đây của tôi. Và bây giờ tôi đang cố gắng học hỏi để có được những kỹ năng tuyệt vời đó”. Đây là lời tâm sự của vị sếp là nam giới tại một công ty khá nổi tiếng. Câu chuyện trên cho thấy, không phải nhân viên nam nào cũng đánh giá thấp khả năng của sếp nữ. Và cũng từ câu chuyện trên, ưu điểm của những người lãnh đạo là nữ giới cũng được chứng minh một cách rõ ràng. Những ưu điểm đó là: sự khéo léo, tinh thần làm việc hết mình và quan tâm đến người khác. Đây là những đặc điểm mà không phải lãnh đạo là nam giới nào cũng có thể làm được. Nếu bạn là một “sếp bà” Thực ra tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn dai dẳng trong tiềm thức của khá nhiều người tại một số quốc gia Châu Á, đặc biệt đối với nam giới. Chính vì thế, cách tốt nhất để thuyết phục mọi người nên tin tưởng vào bạn- một sếp nữ chính là năng lực cũng như khả năng lãnh đạo của bạn. Vậy, nếu như là một nhà lãnh đạo, bạn nên làm thế nào để chứng tỏ khả năng của mình ? - Nếu là sếp, bạn đừng bao giờ lộ rõ ghét bỏ hay có cảm tình với nhân viên nào dưới quyền, điều này sẽ tránh cho bạn bị mang tiếng là “người thiên vị” - Luôn duy trì tính độc lập trong công việc, nhưng cũng phải phát huy cao tinh thần làm việc tập thể cho nhân viên. Dựa vào năng lực cũng như làm việc một cách “thực sự cầu thị” để làm gương cho nhân viên của mình. - Mặc dù là cấp trên nhưng bạn cũng phải biết tôn trọng cấp dưới, khi phê phán hoặc phê bình cấp dưới cũng nên nhẹ nhàng, tránh trường hợp làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. - Luôn quan tâm, động viên và cổ vũ tinh thần làm việc cho nhân viên. Một
  4. lời thăm hỏi đúng lúc, một món quà đúng dịp sẽ ghi điểm cho bạn trong mắt nhân viên của mình. - Khi làm việc, để tránh bị mang tiếng là” tình cảm cao hơn lý trí”, bạn nên giải quyết công việc theo đúng nguyên tắc, không nên thiên vị, không đưa tình cảm cá nhân vào giải quyết công việc chung. Nếu làm được như vậy thì không một nhân viên nào có phản ứng xấu với bạn. Nói chung, khi đã trở thành nhà lãnh đạo, bạn cần phải cố gắng suy nghĩ và làm việc nhiều hơn những lãnh đạo là nam giới. Bạn nên suy nghĩ bản thân mình phải và nên làm những gì để nhân viên có cách nhìn đúng hơn về vị trí chứ không phải là giới tính của mình. Làm được điều này cũng không phải là một điều đơn giản nhưng cũng không phải là không thể thực hiện được. Làm một sếp nữ đôi khi sẽ có nhiều thứ thiệt thòi hơn so với các sếp nam nhưng cũng có những ưu điểm nổi trội khác. Điều quan trọng là hãy làm cho sự thiệt thòi đó trở thành những điểm mạnh trong công việc. Đó mới chính là mấu chốt của vấn đề!
nguon tai.lieu . vn