Xem mẫu

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BẮC SƠN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 156 /KH-UBND

Bắc Sơn, ngày 03 tháng 10 năm 2016

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi
vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm” xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
Thực hiện Thông báo kết luận của Thường trực Huyện ủy số 95-TB/HU
ngày 28 tháng 9 năm 2016 nhất trí chủ trương cho phép UBND huyện tổ chức
Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ
hội Ná Nhèm”;
Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo
khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ
hội Ná Nhèm” xã Trấn Yên như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG

Năm 2012, sau hơn nửa thế kỷ thất truyền, lễ hội Ná Nhèm thuộc địa phận
khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã
được khôi phục. Kể từ đó đến nay, lễ hội đã được duy trì theo định kỳ hàng năm,
nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu du lịch lễ hội, du lịch tâm linh
của nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
Cùng với sự lan tỏa và thu hút bởi những trò diễn đặc biệt và độc đáo của
lễ hội, những năm qua, lễ hội đã ngày càng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và
tham dự của đông đảo du khách thập phương. Ngày 07 tháng 12 năm 2012, với
những kiến trúc và giá trị nghệ thuật độc đáo của đình Làng Mỏ, Ủy ban Nhân
dân tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số 1841/QĐ-UBND về việc xếp hạng di
tích cấp tỉnh. Theo đó, đình Làng Mỏ được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa
cấp tỉnh.
Sau 4 năm khôi phục, bảo tồn và duy trì, phát huy giá trị của Lễ hội Ná
Nhèm, ngày 08/6/2015 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội Ná
Nhèm là di sản văn hóa Phi vật thể Cấp quốc gia tại quyết định 1877/QĐBVHTT&DL. Năm 2016. Để từng bước nghiên cứu, quảng bá và phát huy giá
trị của Lễ hội Ná Nhèm cùng những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo, riêng có...
việc tổ chức một hội thảo khoa học, căn cứ vào các chứng cứ lịch sử cụ thể để
đưa ra các giải pháp, cách thức tổ chức, tiến hành Lễ hội phù hợp với tâm
nguyện của cộng đồng và xu hướng phát triển chung của toàn xã hội đối với một
di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia mang trong mình dấu ấn cụ thể của cả một
vương triều là việc làm hết sức cần thiết. Thông qua đó, tìm ra sự gắn kết giữa
các dòng họ đồng thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác về
các giá trị đặc sắc của Lễ hội Ná Nhèm.

II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích:
- Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn, quá trình khôi phục, bảo tồn và phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm từ
những thành tựu và hạn chế sau 5 năm khôi phục và duy trì, được công nhận là
Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia; là diễn đàn trao đổi khoa học để các nhà
khoa học, các nhà quản lý, nghệ nhân và đại diện quần chúng nhân dân của địa
phường cùng trao đổi, thống nhất ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm” và cụm di tích đình Làng Mỏ.
Thông qua đó, xây dựng giải pháp cụ thể nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo tinh thần Nghị quyết
TW 5 khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” hiện tại và tương lai.
- Việc tổ chức Hội thảo khoa học là một trong những hoạt động thiết
thực nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa 23/11 hàng năm. Hội thảo đồng thời
cũng là dịp cập nhật và bổ sung các nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu, tổng kết
mới…. làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn lễ hội nói chung. Từ đó, đề
xuất với các cơ quan chức năng về định hướng phát triển trong lĩnh vực di sản
văn hóa giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Bắc
Sơn.
2. Yêu cầu
- Các tham luận, bài viết cần tập trung đánh giá về những giá trị đặc sắc,
riêng có của lễ hội; cách thức tổ chức, duy trì và phát huy các giá trị của lễ hội.
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thành tựu và hạn chế trong công tác
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực
trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức và quản lý lễ hội ở địa phương hiện
tại và tương lai.
- Tổ chức Hội thảo phải đảm bảo tính trang trọng, khoa học, thiết thực,
hiệu quả, đúng thời gian và tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian:
Dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm
ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
2. Địa điểm:
Tại Hội trường Trung tâm hành chính huyện Bắc Sơn.
IV. NỘI DUNG HỘI THẢO
1. Đánh giá về những giá trị đặc sắc của Lễ hội Ná Nhèm.

1.1. Các giá trị về mặt lịch sử

2

Mối quan hệ của Lễ hội Ná Nhèm với Vương triều Mạc trong lịch sử;
Các trường hợp đổi họ của con cháu nhà Mạc; Quan điểm về nhà Mạc trong giai
đoạn lịch sử hiện nay…
1.2. Các giá trị về đời sống văn hóa tộc người
Vấn đề hiện diện của văn hóa Tày ở trong lễ hội Ná Nhèm; Sự giao thoa
văn hóa Kinh - Tày trong đời sống văn hóa tộc người ở Bắc Sơn nói chung và ở
khu vực xã Trấn Yên nói riêng; Vấn đề nguồn gốc họ Bế ở Cao Bằng và trường
hợp phát âm ngôn ngữ ở màn đối đáp, cung tiến lễ vật bằng tiếng Tày của vùng
Hòa An, Hà Quảng, Phục Hòa ở Cao Bằng…
2. Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội Ná Nhèm
và cụm di tích đình Làng Mỏ, miếu Xa Vùn, miếu thờ Đức vua Miêu Tĩnh.
2.1. Một số nội dung khoa học cần trao đổi:
- Tín ngưỡng phồn thực qua biểu đạt của một số lễ hội và tục thờ ở Việt
Nam và trên thế giới. Có hay không một chuẩn mực về kích thước của linh vật
trong tín ngưỡng phồn thực?
- Các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
Cách nhìn nhận và áp dụng tại Lễ hội Ná Nhèm.
- Giá trị của cụm di tích cấp tỉnh đình Làng Mỏ. Các công việc cần làm
trong quá trình thu thập tài liệu, xây dựng hồ sơ khoa học, trình Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia.
- Vai trò của truyền thông đối với Lễ hội Ná Nhèm kể từ khi khôi phục lễ
hội cho đến nay.
- Có hay không mối liên hệ giữa Linh vật trong hệ thống trò diễn, tục
thờ… và chuẩn mực đạo đức xã hội ở Việt Nam xưa và nay?
2.2. Một số nội dung cụ thể của địa phương:
- Vấn đề quy hoạch và triển khai các hoạt động khôi phục, bảo tồn hệ
thống di sản văn hóa vật thể (đình, miếu) để phục vụ cho hoạt động của Lễ hội
Ná Nhèm và hoạt động du lịch tâm linh tại địa phương.
- Xây dựng môi trường, cảnh quan cho khu di tích đình, miếu, gắn hoạt
động tâm linh với hoạt động du lịch khám phá tại địa phương.
- Các yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho việc hình thành hoạt động du lịch
cộng đồng và du lịch sinh thái tại khu vực xã Trấn Yên trong mùa Lễ hội và hoa
Tam giác mạch.
- Vấn đề nguồn gốc và vai trò của các dòng họ cư trú tại cửa đình Làng
Mỏ trong việc xây dựng cụm di tích đình Làng Mỏ, miếu Xa Vùn và miếu thờ
Đức vua Miêu Tĩnh.
- Các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.
Cách nhìn nhận và áp dụng tại Lễ hội Ná Nhèm.

3

- Kế hoạch triển khai, quảng bá cây thuốc dân gian địa phương của đồng
bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao… tại lễ hội Ná Nhèm.
- Kế hoạch triển khai quảng bá các mặt hàng đặc sản của địa phương tại
Lễ hội Ná Nhèm.
- Thành lập Ban quản lý Đình, Miếu và mô hình hoạt động tại địa phương.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng nguồn
nước và bảo vệ cảnh quan tại cụm di tích đình Làng Mỏ.
- Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn những
năm trước khi phục dựng Lễ hội và sau khi phục dựng Lễ hội Ná Nhèm.
3. Chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích đình Làng Mỏ
và Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Ná Nhèm hiện tại và
tương lai.
- Một số đề xuất, kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Vật thể, Phi vật thể trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
- Trách nhiệm cụ thể của các cấp, ngành… trong việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa tại địa phương.
- Vấn đề xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của
dòng họ Mạc ở một số địa phương. Kinh nghiệm và bài học.
- Vấn đề huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho việc phát triển du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại địa bàn xã Trấn Yên.
- Gắn kết dòng họ và sự phát triển nghề nghiệp cho đồng bào các dân tộc
ở địa phương.
V. THÀNH PHẦN MỜI THAM DỰ HỘI THẢO

1. Các cơ quan Trung ương:
- Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Phóng viên Báo Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Tạp chí Văn hóa Các dân tộc;
- Báo dân tộc phát triển - Ban Dân tộc Trung ương.
2. Đội ngũ các nhà khoa học mời tham dự và đặt bài tham luận:
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vương Xuân Tình, Viện Dân tộc học - Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam.
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật
Quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Thạc sĩ Phạm Vũ Dũng, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật;
4

- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam;
- Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Kính, Viện Nghiên cứu Văn hóa Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;
- Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Hoàng Tuấn Cư;
- Nhà văn Cao Duy Sơn;
- Nhà thơ, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Y Phương;
- Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hải;
- Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam;
- Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quang Hoan, Viện Dân tộc học - Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam;
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Quốc Toàn, Viện khoa học Kinh tế Xây
dựng;
- Tiến sĩ Lý Hành Sơn, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam;
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Đình Thành, Viện Phát triển bền vững vùng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;
- Thạc sĩ Phan Đăng Thuận, Viện Sử học - Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam;
- Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật
thành phố Hải Phòng;
- Đạo diễn Vi Hòa - Đài Truyền hình Việt Nam;
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Minh Lường, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền;
- Giáo sư - Tiến sĩ Phan Đăng Nhật, Nguyên viện trưởng Viện nghiên
cứu Văn hóa;
- Một số nhà khoa học quan tâm đến nội dung của hội thảo.
3. Đại biểu tỉnh Lạng Sơn:
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Phòng Di sản Văn hóa; Ban
Quản lý Di tích tỉnh, Bảo Tàng tỉnh;
- Lãnh đạo và phóng viên Báo Lạng Sơn;
- Lãnh đạo và phóng viên Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn;
- Lãnh đạo và phóng viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn;
- Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn;
5

nguon tai.lieu . vn