Xem mẫu

A. Soạn bài Tiếng đàn

Câu 1. Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi ?

Trả lời : Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lòng, lên dày và kéo thử vài nốt nhạc để chuẩn bị vào phòng thi.


Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn.

Trả lời : Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là : những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.


Câu 3. Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ thể hiện điều gì ?

Trả lời : Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn : nâng đàn đặt lên vai, vầng trán hơi tái đi nhưng gò má ứng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, đôi mi rậm cong dài khẽ rung động. Tất cả những điều đó nói lên : Thuỷ có phần thấy căng thẳng, nhưng rồi vẫn tự tin, tập trung vào sự thể hiện bản nhạc với sự rung động trong lòng, đã truyền tình cảm vào tiếng đàn của mình.


Câu 4. Tìm các chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòavới tiếng đàn.

Trả lời : Khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà với tiếng đàn : vài cành ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ thả những chiếc thuyền giấy trên các vũng nước mưa, dân chài tung lưới trên Hồ Tây, hoa mười giờ nở đỏ quanh ven hồ, bóng chim bồ câu lượn nhanh trên các mái nhà cao thấp.

Nội dung: Bài văn tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình xung quanh.


B. Chính tả Tiếng đàn

Câu 1. Nghe - Viết : Tiếng đàn (trích)


Câu 2. Thi tìm nhanh :

a)  Các từ gồm hai tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s : sạch sẽ, sáng sủa, sa sẩy, sỗ sàng, sung sướng, sẵn sàng, so sánh, sóng sánh, sục sạo, song song,...

Các từ gồm hai tiếng đều bắt đầu bằng âm X : xôn xao, xao xác, xầm xì, xoèn xoẹt, xây xẩm, xinh xịch, xa xả, xì xụp, xó xỉnh, xa xa, xa xăm, xông xáo, xa xỉ, xiềng xích, xốn xang, xào xạc, xinh xắn, xúng xính, xanh xao, xoàng xỉnh,...

b)  Các tiếng gồm hai tiếng đều mang thanh hỏi : tỉ mỉ, thỉnh thoảng, lải nhải, đủng đỉnh, bải hoải, huỷ bỏ, lủng củng, lỉnh kỉnh, tủm tỉm, chỉ bảo, rỉ rả, bẩn thỉu, bảng lảng, chểnh mảng, cẩu thả,...

Các từ gồm hai tiếng đều mang thanh ngã : lã chã, rỗi rãi, cãi vã, lỗ lã, lẽo đẽo, dễ dãi, kì lưỡng, lễ mễ, lãng đãng, lẫm chẫm, lỗ chỗ, võ vẽ, vững chãi,...


C. Tập làm văn trang 56 SGK Tiếng Việt 3

Nghe và kể lại chuyện Người bán quạt may mắn.

Bài làm

Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà cụ bán quạt cũng vừa đến để ngồi nghỉ chân. Gặp ông, bà than thở:

-  Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ãn. Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ viết chữ đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có viết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt luôn nghĩ ông Vương là một vị thần tiên đã giúp bà bán hết gánh quạt.

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Mặt trời mọc ở đằng Tây SGK Tiếng Việt 3 

>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Hội vật SGK Tiếng Việt 3 

nguon tai.lieu . vn