Xem mẫu

A. Soạn bài Bài tập làm văn

1. Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ?

Trả lời : Cô giáo ra cho lớp đề văn : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ".


2. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?

Trả lời : Cô-li-a thấy khó viết bài văn vì khi ở nhà bạn ấy chưa làm gì để giúp mẹ cả.


3. Thấy các bạn viết dài, Cô-li-a làm gì để viết dài ra.

Trả lời: Thấy các bạn viết dài, Cô-li-a cũng cố kéo dài bài mình ra bằng cách viết vài việc mình mới làm qua một, hai lần, bằng cách nhớ lại những việc mà mẹ bạn ấy thường làm. Cô-li-a còn viết ra cả những điều mà có lẽ từ trước đến nay bạn ấy chưa nghĩ tới là: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả"


4. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo :

a) Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên ?

b) Sau đó, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ.

Trả lời:

a) Lúc đầu, nghe mẹ bảo mình đi giặt quần áo, Cô-li-a tròn xoe mắt tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ mẹ bảo Cô-li-a (li giật quần áo và Cô-li-a cũng chưa bao giờ làm việc này.

b) Sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì bạn ấy chợt thở ra mình đã viết điều ấy trong bài tập làm văn mà. Lời nói phái đi đôi với việc làm mà !

Nội dung: Lời nói phải đi đôi với việc làm, học phải gắn với hành.


B. Kể chuyện bài Bài tập làm văn

1. Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn:

Cách sắp xếp như sau :

Tranh 3 - Tranh 4 - Tranh 2 - Tranh 1


2. Kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
- Lời kể: Cô-li-a đã viết được vài câu nhưng rồi bạn ấy lại nghĩ: chẳng lẽ một bài văn ngắn ngủn thế này mà cũng đem nộp cho cô giáo hay sao? Cô-li-a đưa mắt nhìn xung quanh thấy ai cũng đang hí hoáy viết và bài của bạn nào cũng có vẻ dài hơn bài của mình. Cô-li-a cố nhớ lại những chuyện mẹ vẫn làm ở nhà và viết tiếp : "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần". Sau cùng, Cô-li-a còn nghĩ ra được một ý hay mà bạn tự thấy rất thú vị để làm phần kết cho bài văn: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".
(Đây là lời kể lại phần 3 của câu chuyện)


C. Chính tả Bài tập làm văn

1. Nghe - viết : BÀI TẬP LÀM VĂN


2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

a) (kheo, khoeo) : khoeo chân

b) (khỏe, khoẻo) : người lẻo khoẻo

c) (nghéo, ngoéo) : ngoéo tay


3. a) Điền vào chỗ trống s hay x ?

Giàu đôi con mắt, đôi tay Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm Hai con mắt mở, ta nhìn Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời.

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Tôi lại nhìn đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh của những ước mơ ...

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Cuộc họp của chữ viết SGK Tiếng Việt 3 

>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Ngày khai trường SGK Tiếng Việt 3 

nguon tai.lieu . vn