Xem mẫu

A. Soạn bài : Tập đọc Bài ca về trái đất

1. CÁCH ĐỌC

Đọc trôi chảy, diễn cảm. Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm.

Chú ý nghỉ hơi đúng nhịp thơ.


2. Gợi ý tìm hiểu bài

Câu 1. Trái đất đẹp như một quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vượt sóng biển.

Câu 2. 2 câu thơ cuối khổ 2 Màu hoa nào cũng quí cũng thơm!

                                      Màu hoa nào cũng quí cũng thơm!

Mỗi loài hoa tuy có vẻ đẹp  riêng nhưng loài hoa nào cũng quí, cũng thơm cả. Ý chỉ trên trái đất này dù khác nhau màu da tiếng nói nhưng cũng đều bình đẳng cũng đều đáng quí, đáng yêu cả.


Câu 3. Để giữ bình yên cho trái đất chúng ta phải chống chiến tranh, chống

nguyên tử, bom hạt nhân. Phải hiểu rằng chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới đem lại sự hòa bình và trẻ mãi không già của trái đất này.

Nội dung: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.


 

B. Luyện tập về Từ trái nghĩa trang 43 SGK tiếng Việt lớp 5

Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa

a) ít – nhiều                         b) chìm  - nổi

c) Nắng - mưa, trưa - tối    d) trẻ già


Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa điền vào ô trống

a) Lớn          b) Già              d) Dưới                       d) Sống


Bài tập 3: Tìm từ trái nghĩa điền vào ô trống

a)     Nhỏ                b) vụng                 c) khuya


Bài tập 4: Tìm từ trái nghĩa điền vào ô trống

Những từ trái nghĩa nhau

a) Tả hình dáng:

-   cao/ thấp; cao/ lùn; cao vống / lùn tịt..

bé; to / nhỏ; to xù/ bé tí; to kềnh / bé tẹo reo / gầy; mập / ốm; béo múp / gầy tong...

b) Tả hành động: khóc / cười; đứng / ngồi; lên / xuống; vào / ra.

c)Tả trạng thái

-   buồn / vui; lạc quan / bi quan; phấn chân / ỉu xìu >sướng / khổ; vui sướng / đau khổ; hạnh phúc / bất hạnh

-   khỏe / yếu; khỏe mạnh / ốm đau; sung sức / mệt mỏi.

d) Tả phẩm chất

tốt / xấu; hiền / dữ; lành / ác; ngoan / hư; khiêm tốn / kiêu căng; hèn dũng cảm; thật thà / dối trá; trung thành / phản bội; cao thượng / hèn hạ; tế nhị / thô lỗ


Bài tập 5: đặt câu để phân biệt từ

Học sinh tự đặt câu

Ví dụ: - Bọn trẻ nghịch đùa, chọc ghẹo nhau, dứa khóc, đứa cười ầm ĩ.

-  Anh nó béo múp còn nó gầy nhom.

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Những con sếu bằng giấy SGK Tiếng Việt 5 

>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Một chuyên gia máy xúc SGK Tiếng Việt 5 

nguon tai.lieu . vn