Xem mẫu

Dưới đây là đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 60,61,62,63,64,65 trang 125,126 SGK Toán 6 tập 1: trung điểm của đoạn thẳng, mời các em học sinh cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 53,54,55,56,57,58,59 trang 124 SGK Toán 6 tập 1"

B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa trang 125, 126: Trung điểm của đoạn thẳn – Toán 6 tập 1.
Bài 60 trang 125 SGK 6 tập 1
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A,B sao cho OA = 2 cm, OB = 4cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có phải là trung điểm của đoạn OB không? Vì sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 60:
a) Điểm A nằm giữa O và B vì A và B đều nằm trên tia Ox và OA < OB.
b) Điểm A nằm giữa O và B nên: OA + AB = OB ⇒ AB = OB – OA = 4 – 2 = 2 (cm)
Vậy OA = AB (= 2cm)
c) Điểm A là trung điểm của OB vì A nằm giữa 2 điểm O và B; và OA = AB.

Bài 61 trang 126 SGK 6 tập 1

Cho hai tia đối nhau Ox, Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA= 2 cm. Trên tia Ox’ vẽ điểm B sao cho OB = 2cm . Hỏi O có là trung điểm của đoạn AB không ? vì sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 61:
Vì O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Ox’ (A nằm trên tia Ox, B nằm trên tia Ox’) nên O nằm giữa hai điểm A và B
Mà OA = OB ( =2cm) nên O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 62 trang 126 SGK 6 tập 1

Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx’, yy’. Trên xx’ vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm. Trên yy’ vẽ đoạn thẳng EF dài 5cm sao cho O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 62:
Trên tia Ox vẽ điểm C sao cho: OC = 3 : 2 = 1,5 (cm).
Trên tia Ox’ vẽ điểm C sao cho: OD = 3 : 2 = 1,5 (cm).
Trên tia Oy vẽ điểm E sao cho: OE = 5 : 2 = 2,5 (cm).
Trên tia Oy’ vẽ điểm F sao cho: OE = 5 : 2 = 2,5 (cm).

Bài 63 trang 126 SGK 6 tập 1

Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:
Điểm I là trung điểm của AB khi:
a) IA = IB.
b) AI + IB=AB.
c) AI + IB = AB và IA = IB.
d) IA = IB = AB/2.
Đáp án bài 63:
Câu trả lời đúng là: c), d)

Bài 64 trang 126 SGK 6 tập 1

Cho hai đoạn thẳng AB dài 6cm. Gọi C là trung điểm của AB lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD=BE=2cm. Vì sao C là trung điểm của DE?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 64:
Vì C là trung điểm của AB nên C nằm giữa A và B và CA = CB = 6:2 = 3(cm).
Trên tia AB có: AD < AC (2cm <3cm) nên điểm D nằm giữa A và C, do đó CD= AC – AD= 3 – 2 = 1 (cm).
Lập luận tương tự ta được điểm E nằm giữa B và C và CE = 1cm.
Ta thấy điểm C nằm giữa D và E.
Mặt khác có CD = CE (=1cm) nên C là trung điểm của D và E.

Bài 65 trang 126 SGK 6 tập 1

Đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm C là trung điểm của … vì…
b) Điểm C không là trung điểm của … vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì …
Đáp án và hướng dẫn giải bài 65:
a) Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa D, D và CB= CD (2,5cm).
b) Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn thẳng BC
 
Để tham khảo toàn bộ nội dung của “Hướng dẫn giải bài 60,61,62,63,64,65 trang 125,126 SGK Toán 6 tập1: trung điểm của đoạn thẳng”, các em có thể đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo "Hướng dẫn giải bài ôn tập chương 1 hình học lớp 6"

nguon tai.lieu . vn