Xem mẫu

  1. Hàm nghi ( 8/1884 – 8/1885) Niên hiệu : Hàm Nghi Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, em ruột Kiến Phúc, sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi và được đưa lên ngôi ngày 1 tháng 8 năm Giáp Thìn ( 1884). Lúc đó , hòa ước Giáp Thân ( 6 – 6 – 1884) đã được ký kết. Lễ đăng quang của Hàm Nghi không được Nam triều thông báo cho Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ, vì thế, Rê – na không thừa nhận vua mới. Chúng yêu cầu mời các đại thần cơ mật sang tòa Khâm sứ để bàn định nghi thức gặp gỡ giữa vua Hàm Nghi và đại diện tối cao của chính phủ Pháp song Tôn thất thuyết từ chối. Tướng Đờ Cuốc
  2. – xy dọa sẽ đem quân sang bắt. Trước tình thế không thể trì hoãn, nửa đêm ngày 7 tháng 7 năm Ất Tị ( 1885) Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công bất ngờ vào đồn Măng Cá và đồn Pháp cạnh tòa Khâm sứ. Quân Nam đánh rất hăng hái, song vũ khí quá thô sơ và giao liên non kém nên chỉ mấy giờ sau, bị thất bại. Kinh thành Huế thất thủ. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tập hợp tàn quân chức sẵn ở cửa Chương Đức vào cung đón vua và tam cung chạy ra khỏi hoàng thành, xa giá ra Quảng Trị, Đạo Ngự có hơn ngàn người, phần đông các đại thần, ông hoàng bà chúa, già có, trẻ có, đi kiệu, đi ngựa và đi bộ. Hoàng tử Chánh Mông cưỡi ngựa vì chạy nhanh, tiền vàng trong người rải khắp các dọc đường. Có bà chúa ôm con khóc sướt mướt trên kiệu. Hàm Nghi ngồi kiệu lâu, kêu mệt, phải chuyển sang nằm võng. Qua hai ngày đi đường, đoàn ngự ra đến Quảng Trị - Tình quan Quảng Trị ra ngoài thành rước nhà Vua và tam cung vào ngự ở hành cung. Chiều 8 tháng 7 năm 1885 theo lệnh của Từ Dụ Hoàng thái hậu, văn võ đại thần họp ở thành cung. Theo ý Từ Dụ Hoàng thái hậu có mang ba tháng và bị sảy thai. Sau hai năm ở đảo Rêuuyniông, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bị đau ốm luôn, mẹ, vợ và em Vua cùng nhau trở về Tổ quốc. Năm 1925, Duy Tân đã gửi thư về cho Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác. Lúc đó, bà mới 27 tuổi, nhưng cương quyết thủ tiết với chồng. Sau khi đã ly dị bà Vàng, Duy Tân đã lấy đi một người phụ nữ địa phương, từ 1929 đến 1939, sinh được 4 con, ba trai, một gái. Rồi không rõ bà vợ này đã chết hay bỏ nhau, cựu hoàng lại lấy một người ở thủ đô Xanh - Bơ – noa và sinh được một gái. Trong chiến tranh chống phát xít 1939 – 1945, Duy Tân tình nguyện
  3. ra nhập quân đội của « nước Pháp tự do » và khi đồng minh chiến thắng, ông cũng được giải ngũ với hàm thiếu ta không quân. Việc làm này của ông bị vua cha Thành Thái phản đối kịch liệt. Tháng 10 thống Pháp Đờ Gôn trở về Việt Nam, nhưng bị tai nạn máy bay và mất trên đường đi thăm vợ con ở đảo Rêuyniông, thọ 48 tuổi. Không có miếu hiệu. đồng khánh ( 10/1885 – 12/1888)
  4. Niên hiệu : Đồng Khánh Sau khi đày Hàm Nghi sang Angieri, thực dân Pháp bàn với đại thần cơ mật Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bình lập Kiến Giang quận công làm vua mới. Kiên Giang quận công tên thật là Ưng Đường, sinh ngày 12 tháng 1 năm Giáp Tý ( 1864) con trưởng của Kiên quốc công Hồng Cai, mẹ là Bùi thị. Năm Ất Sửu ( 1865) lên hai, được đưa vào cung làm con nuôi thứ hai của Tự Đức. Năm Quý Mùi ( 1883) được sắc phong là Kiến Giang quận công. Ngày 19 tháng 9 năm Ất Tị ( 1885) dưới quyền bảo trợ và quyết định của Giám quốc người Pháp, Ưng Đường được lập lên làm vua lấy hiệu là Đồng Khánh. Ngay từ đầu, vua đã trở thành công cụ trong tay người Pháp. Lễ ước vua mới từ Phu Văn Lâu vào điện Càn thành do Đờ - Cuốc – xy và Săm – pô dẫn đầu. Dọc đường rước vua đi qua có lính Pháp canh bồng súng và lính Nam vác gươm giáo đứng bảo vệ. Lên ngôi, Đồng Khánh không quên người đã tạo dựng cho mình nên ban liền ba đạo dụ phong Đờ - Cuốc – xy tước « Bảo hộ quân vương », phong Săm – pô tước « Dực quốc công ». Đồng Khánh còn nhờ Đờ - Cuốc – xy chuyển tới tổng thống Pháp bức thư điện cảm ơn nước Đại Pháp đã hết lòng vun trồng cho mình và cam đoan sẽ mãi mãi giữ trọn tình giao hảo giữa hai nước. Từ đó, ngày nào. Vua cũng tiệc tùng với các quan chức cao cấp Pháp, nhất là sau khi đã cưới con gái Nguyễn Hữ Độ. Đồng Khánh càng thân Pháp thì phong trào Cần Vương chống Pháp càng lan rộng khắp nơi. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận. « Chưa hề ở xứ nào, thời nào có một ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn Đồng Khánh ! » Đồng Khánh cũng tự thú nhận. « Không đời nào
  5. tôi có thể tin rằng Hà Tĩnh, Quảng Bình trung thành với tôi, vì hai tỉnh ấy có nhiều sĩ quan quá ! ». Song đời làm vua của Đồng Khánh không được lâu, ngày 22 tháng 12 năm Quý Mùi ( 1888), Đồng Khánh chết bệnh tại chính điện Càn thành ( Huế), mới 25 tuổi, ở ngôi 3 năm, có 9 người con ( 6 nam, 3 nữ). Được tôn miếu hiệu Cảnh Tôn thuần Hoàng đế.
nguon tai.lieu . vn