Xem mẫu

  1. Giáo dục nhân cách qua lịch sử Từ nhân chứng sống Mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn hay cùng đồng nghiệp trao đổi chuyện nghề, cô Hoa không phủ nhận vai trò của bộ môn đối với việc truyền thụ những kiến thức lịch sử của đất nước, vai trò dựng nước và giữ nước của cha ông. Tuy nhiên, theo cô Hoa, bài học của lịch sử còn lớn hơn nhiều. So với văn chương, con đường giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở môn lịch sử tuy không “lộ diện” rõ nét nhưng cũng không quá xa vời. Cô Hoa đưa ra dẫn chứng, đó là bài học sử về cuộc kháng chiến chống Pháp trong 9 năm trường kỳ và gian khổ đã đi qua trong học kỳ 1 nhưng nhiều HS vẫn khắc ghi trong tâm trí câu chuyện về người anh hùng quân đội La Văn Cầu. Sớm có lòng căm thù giặc và yêu Tổ quốc, mới 16 tuổi anh đã tình nguyện đi bộ đội. Chỉ hai năm sau người thanh niên dân tộc Tày đã được kết nạp Đảng với những thành tích lẫy lừng trong chiến đấu. Từ đó trở đi trận đánh nào anh cũng có mặt ở tuyến đầu. Nhưng dấu ấn lịch sử mà người anh hùng trẻ tuổi in đậm nhất là trận đánh Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, anh bị thương gãy nát cánh tay. Thay vì trở về phía sau để cứu chữa như nhiều thương binh khác thì anh lại ra lệnh cho đồng đội chặt đứt cho khỏi vướng rồi dùng tay trái ôm bộc phá đánh mở
  2. đường tạo thời cơ thuận lợi cho đơn vị xung phong chiếm đồn địch và đem lại chiến thắng. Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, anh Cầu còn là anh hùng trong cuộc sống khi từ chối mọi ưu tiên của Đảng và Chính phủ dành cho anh bởi vì anh chỉ có một suy nghĩ thật đơn giản: “Đó là trách nhiệm của người Việt Nam yêu Tổ quốc, một thanh niên có lý tưởng”, và so với những người bạn đã hy sinh thì anh chỉ “mới đóng góp một cánh tay mà thôi”. Lời tâm sự của anh trong buổi nói chuyện với thanh niên năm 1999 đã làm cho nhiều bạn trẻ cảm động và ngưỡng mộ vì đó là nhân chứng sống bằng xương bằng thịt của lịch sử chứ không phải là chuyện lấy từ trong sách vở. Cũng trong lần đối thoại đó, anh Cầu đã cho các bạn trẻ thấy được đâu là sự hy sinh cao cả và đâu là cái chết vô nghĩa. “Thật không có gì đáng xấu hổ và nhục nhã hơn khi một số bạn suy nghĩ nông cạn đã tìm đến cái chết vô ích lao đầu vào cái chết mà không đáng chết thì thật đau lòng”. Anh Cầu chia sẻ. Đến làm giàu tư liệu Sâu sắc hơn là những bài học về tinh thần và nghị lực của anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh đen tối của nước nhà đầu thế kỷ XX. Nhờ biết chọn con đường làm thuê bằng công việc bồi bàn, quét tuyết, chụp ảnh mà Bác Hồ của chúng ta thấu hiểu hơn tình cảnh của những người nô lệ bị áp bức trên thế giới, những bất công trong lòng chủ nghĩa tư bản và thực dân đế quốc. Gương của các anh hùng liệt sĩ trong từng trang sách lịch sử đã soi rọi vào tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay qua sự kết nối của thời
  3. gian và người thầy đứng trên bục giảng. Cách học ngoại ngữ của Bác cũng thể hiện đức tính kiên trì và nhẫn nại mà cô Hoa thường uốn nắn cho HS của mình. Tự chép từng từ vào sổ tay, không có sổ thì chép vào tay để học. Chính vì thế mà Bác thông thạo đến bảy thứ tiếng. Không chỉ nói theo tiếng phổ thông mà Bác còn nói được giọng của từng vùng miền. Điều đó làm cho nhiều chính khách khi tiếp xúc với Người đều rất kính phục và nể trọng.
nguon tai.lieu . vn