Xem mẫu

8. “Tôn sùng lý trí” và “học tập cổ đại” – nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa cổ điển. 2.1. Tôn sùng lý tính “Phải yêu lí tính, hãy để cho hết thảy văn chương của anh mãi mãi có được giá trị và hảo quang của lí tính…Lí tính trong hành trình của nó chỉ có một con đường” (Boalô) * Nguyên tắc này chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo đặc biệt là trong việc xây dựng nhân vật: ­ Nhân vật chỉ mang một tính cách thấu triệt, cố định, không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Đặc biệt ca ngợi những con người có lý trí sáng suốt. VD: Giời thiệu tác phẩm “le cid”(P.Corneille) với các nhân vật luôn hành động theo lý trí, gạt bỏ mọi tình cảm riêng tư để bảo vệ danh dự gia đình, gạt bỏ thù oán cá nhân để bảo vệ tổ quốc. + Chi tiết: Rôdrigơ giết cha người yêu để bảo vệ danh dự gia đình. Trong thâm tâm chàng có ngập ngừng nhưng phần thắng cuối cùng cũng thuộc về lý trí: “Trời xanh sét bỗng nửa chừng Vết thương đâu bỗng xé lòng chia đôi Thù kí phải trả rạch ròi Mà tình kia lại sụt sùi xót xa Lặng im, tâm sự thẫn thờ … Công sinh thành phải đặt trước tình yêu… Đã trót để lòng hoang mang vơ vẩn Nhanh chân lên! Đi lấy máu rửa thù Không đắn đo, thắc mắc, lo âu Bởi trước mắt cha ta vừa bị nhục Dù kẻ thù là cha của chính Simen + Chi tiết Simen đòi nhà vua giết Rodrigo để báo thù cho cha “Để chấm dứt đau thương, bảo toàn danh dự. ta phải kiện chàng, giết chàng và sau đó chết theo”. Có thể nói, các nhân vật luôn dùg lý trí để trấn áp tình cảm cá nhân, gạt bỏ những say mê cá nhân vì lợi ích, danh dự gia đình hay tổ quốc. con người cao đẹp là con người sáng ngời lý trí, gạt bỏ được những say đắm tầm thường. “Đẹp như le cid” là thành ngữ tôn vinh những con người như vậy. ­ Phê phán những kẻ vì dục vọng, đam mê đánh mất lý trí. Đam mê chỉ được phép phù hợp với lý trí VD: Lão hà tiện, Táctuýp, Đông giăng... “Tactuyp: Chao ôi! Lạy chúa, tôi xin chị hãy cầm cái khăn tay này rồi hãy nói. Đôrin: Làm sao kia? Tactuyp: Chị che cái ngực đi, tôi không bao giờ nhìn kỹ được, những thứ ấy làm thương tổn linh hồn và nảy ra những ý nghĩ tội lỗi.” Bản chất đê tiện sau bộ mặt đạo đức giả của Tactuyp. Sự tuyệt đối hóa cái chung, cái bản chất dẫn đến tính cách không những thiếu cá tính mà còn trở nên một chiều, đơn thuần. ­ Quan niệm bản chất con người là vĩnh hằng, bất biến, không phụ thuộc vào thời gian, không gian dến đến tính cách nhân vật không những thiếu màu sắc thời đại mà còn thiếu cả bản sắc dân tộc. ­ Có mô tả tự nhiên nhưng đã đi qua lăng kính ly trí. Đặc biệt không đi vào thế giới nội tâm. Coi nhẹ việc xây dựng hoàn cảnh có chăng chỉ là khung trang trí, diện mạo hiện thực thường được tái hiện một cách hạn chế. 2.2. Mô phỏng, học tập cổ đại Văn học của chủ nghĩa cổ điển yêu cầu phải lấy đề tài trong văn chương cổ đại hoặc những đề tài đã có từ trước. Yêu cầu nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển không chấp nhận những đề tài tồn tại ngay trong xã hội đương thời. Bởi theo quan niệm của các nhà văn cổ điển chủ nghĩa, có học tập cổ đại thì tác phẩm mới hay và có tính nghệ thuật. Vi phạm nguyên tắc này chứng tỏ người nghệ sĩ kém tài năng. VD1: Lơ Xít (Cornây) Đề tài của vở kịch có nguồn gốc Tây Ban Nha. Xít (tiếng Ảrập nghĩa là “Đức ông”) là một nhân vật có thực ở thế kỉ XI: Rôđrigơ Điat xứ Bivar, là người anh hùng của dân tộc, được mệnh danh là “người chiến binh vĩ đại”. Xít đã đi vào trong các truyền thuyết dân gian và các truyện thơ dân gian như: Bài ca về Đức ông (thế kỉ XII), Thơ biên niên (thế kỉ XV), Tình ca (1600 – 1605), Tình ca về Đức ông (1612), và vở kịch Những chiến công thời trẻ của Đức ông (1618) của Ghilen Đơ Caxtơrô. Cornây đã mượn của Ghilen nhiều câu thơ, nhiều cảnh lớn, những tính cách và những yếu tố cơ bản như: tình yêu giữa Rôđrigơ và Simen, sự kình địch giữa công chúa – người thầm yêu Rôđrigơ – và Simen, sự sỉ nhục Đông Điegơ, thái độ kiên quyết báo thù của Simen, chiến thắng của Rôđrigơ trước quân Môrơ và Đông Xăngsơ. Cornây cũng tái hiện một đôi nét của phong cách hiệp sĩ thời xưa, như chi tiết Đông Xăngsơ bại trận, phải đem gươm của kẻ thắng tới trình Simen. Học tập người đi trước không có nghĩa là không thể hiện sự sáng tạo của mình, Cornây đã giảm bớt tinh thần tôn giáo của Tây Ban Nha thời cổ đại trong các tác phẩm trước đó; ông cũng thay đổi thời gian và địa điểm (từ 18 tháng ở Buyêcgox sang 2 ngày ở Xêvin) cho phù hợp với nguyên tắc “tam duy nhất” của kịch cổ điển; ông đưa vào trong kịch nhiều yếu tố thời sự (quan hệ trong hoàng tộc và trong triều đình quân chủ chuyên chế Pháp, cuộc xâm lược của Tây Ban Nha, sự đề cao tột đỉnh lợi ích quốc gia,…) VD2: Ăngđrômac (Raxin). Trong lời tựa vở kịch, Raxin nói rõ rằng ông lấy đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm Ênêit của nhà thơ Cổ La Mã Viêcgin, và vở Ăngđrômac của Ơripit đã cung cấp cho ông một số nét tính cách của Ecmion. Ngoài ra, người ta cho rằng ông còn lấy cảm hứng trong anh hùng ca Iliat của Hôme và Những người phụ nữ thành Tơroa của Xenec. VD3: Lão hà tiện (Môlie) Nguồn gốc của vở hài kịch này là tác phẩm Cái nồi của nhà viết kịch La Mã cổ đại Plôt (250 – 184 TCN). Tác phẩm của Plôt như sau: một người nghèo bỗng đào được một cái nồi đầy vàng, nhưng ông ta không dám tiêu dù chỉ một chút mà đem giấu đi và đêm ngày lo sợ ai đó biết được sẽ lấy mất. Quá lo lắng, lão sinh bệnh. Cuối cùng, lão cho con gái cái nồi vàng làm của hồi môn. Liền sau đó, lão khỏi bệnh. Ý nghĩa của tác phẩm này là thì ra giàu có chưa chắc đã mang lại sự sung sướng, thanh thản. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn