Xem mẫu

  1. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 6: Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC MỤC TIÊU: I. - Kiến thức: Học sinh bước đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc (TĐN) Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - Kĩ năng: Đọc đúng giai điệu và ghép lời bài TĐN số 1 – Son La Son Thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. - Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích các nhạc cụ dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản nhạc bài TĐN số 1 – Son La Son phóng to. - Tập đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1 – Son La Son - Tranh ảnh 4 loại nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - Băng âm thanh các trích đoạn nhạc. - Máy hát, băng đĩa các trích đoạn nhạc. 2. Học sinh: - Thanh phách, sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Phần mở đầu (7’): - Yêu cầu học sinh thể hiện lại bài tập tiết tấu ở tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu nội dung tiết học: Tập đọc nhạc số 1, giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. B. Phần hoạt động (25’): 1. Nội dung1: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 (15’): - Mục tiêu: Học sinh bước đầu làm quen với phân môn tập đọc nhạc (TĐN) Đọc đúng giai điệu và ghép lời bài TĐN số 1 – Son La Son Thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. - Phương pháp: Làm mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
  2. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, thanh phách gõ đệm. Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh gian a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài TĐN: Lắng nghe. Ở lớp 1, 2, 3 các em chỉ học 2 nội dung là Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc, đến lớp 4 mới học tập đọc nhạc (TĐN). Nội dung phân môn TĐN này sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể hiện cao độ và trường độ. TĐN còn nhằm phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và hỗ trợ cho việc học hát của các em. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bài TĐN đầu tiên 1-2 học sinh trả lời. trong chương trình lớp 4, bài TĐN số 1 có tên Son La Son. Giáo viên treo bài TĐN số 1 lên bảng. Nốt cao nhất: Son, nốt thấp Giới thiệu bài TĐN: bài nhất: Đồ TĐN được viết theo nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có 2 phách. b) Hoạt động 2: Luyện tập Thực hiện theo hướng dẫn cao độ bài TĐN: của giáo viên. Yêu cầu học sinh quan sát và nói tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 1 – Son La Son? Kết luận: Bài TĐN này có
  3. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 5 nốt: Đồ – Rê – Mi – Son – La. Nêu nốt cao nhất và thấp nhất trong bài? Treo khuông nhạc với 5 nốt: Đồ – Rê – Mi – Son – La. 1-2 học sinh đọc. Hướng dẫn học sinh luyện đọc cao độ theo 3 bước sau : Trả lời: khuông nhạc thứ nhất - Bước 1: Học sinh nói và thứ 2 có tiết tấu giống nhau. tên trên khuông theo tay chỉ của giáo viên. - Bước 2: Giáo viên đọc mẫu 5 âm. - Bước 3: Giáo viên chỉ 1-2 học sinh trả lời: nốt đen, nốt trên khuông cho học nốt trắng. sinh đọc đúng cao độ. Đọc theo tay chỉ của giáo Ví dụ: Cho học sinh đọc viên: Đen đen trắng, đen đen cao độ đi từ cao xuống thấp trắng. và ngược lại, sau đó đọc cao Học sinh vừa đọc tên nốt vừa độ theo cặp 2 âm Đô Rê, Rê gõ theo tiết tấu được nghe. Mi, Mi Son, Son La. Lắng nghe và nhắc học sinh đọc cho đúng cao độ. Yêu cầu học sinh nhìn vào bài TĐN và đọc tên hình nốt 1-4 học sinh lên thể hiện. nhạc có trong bài TĐN. Khuông nhạc thứ nhất và Thực hiện theo hướng dẫn khuông nhạc thứ 2 có gì đặc của giáo viên. biệt? c) Hoạt động 3: Tập tiết tấu bài TĐN: Treo bảng tiết tấu viết sẳn lên bảng. 1-2 học sinh đọc.
  4. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 Tiết tấu này có những nốt nào? Giáo viên chỉ bảng, yêu cầu học sinh đọc theo. 1-2 học sinh hát lời. Giáo viên gõ tiết tấu trên, Cả lớp hát lời. yêu cầu học sinh lắng nghe và thực hiện lại. Dùng tiếng “Tùng” để luyện tập tiết tấu: Tùng tùng tùng… Gọi vài học sinh lên thể hiện tiết tấu bằng trống nhỏ. Hướng dẫn học sinh làm quen với bài TĐN số 1 theo 4 bước sau: - Bước 1: Học sinh nói tên nốt. - Bước 2: Vỗ tay hoặc gõ tiết tấu của bài. - Bước 3: Đọc kết hợp cả cao độ và hình tiết tấu. - Bước 4: Học sinh tự ghép lời ca. Chú ý: Thực hiện các bước trên theo từng khuông nhạc, sau đó mới tập đọc cả bài. Gọi vài học sinh đọc lại cả bài, các học sinh khác nhẩm theo. Chia lớp thành 2 nhóm và
  5. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 quy định: - Lần 1: Nhóm A đọc nhạc đồng thời nhóm B ghép lời. - Lần 2: Nhóm B đọc nhạc đồng thời nhóm A ghép lời. Chỉ định 1-2 học sinh hát lời bài TĐN. Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài. Lắng nghe để phát hiện chỗ sai, kịp thời sửa chữa cho học sinh. 2. Nội dung 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà (10’): - Mục tiêu: Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - Phương pháp: Đàm thoại và trực quan. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. Tranh ảnh 4 loại nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. Băng âm thanh các trích đoạn nhạc. Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh gian a) Hoạt đông 1: Giới thiệu từng loại nhạc cụ: Quan sát và lắng nghe. Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh 4 loại nhạc cụ: Đàn nhị, Trả lời: Đàn nhị có 2 dây. đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. Lắng nghe Nhìn tranh và cho biết đàn nhị có mấy dây? * Đàn nhị (miền Nam gọi là đàn cò): Gồm có 2 dây dùng
  6. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 cung kéo, là loại nhạc cụ phổ biến của nhiều dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, H’Mông,…Người biểu diễn đàn nhị thường ngồi ghế, thân đàn đặt trên đùi, cần Đàn tam có 3 dây đàn hướng thẳng lên phía trên. Lắng nghe Đàn nhị có âm thanh rất đẹp, gần gũi với giọng người. Đây là một loại nhạc cụ dùng nhiều trong các dàn nhạc dân tộc xưa và nay, trong ca kịch dân tộc như: Chèo, Tuồng, Cải Đàn tứ có 4 dây, đàn tì bà lương,… có 4 dây. Còn đàn tam có mấy dây? Lắng nghe * Đàn tam thuộc loại đàn gảy, có nhiều cỡ: cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Hầu hết các dàn nhạc dân tộc xưa và nay đều dùng đàn tam. Khi đàn, người ta dùng miếng gảy bật vào dây, hất lên hất xuống nhanh, đều đặn tạo thành âm thanh tươi sáng và giòn giã. Đàn tứ và đàn tì ba có mấy dây? * Đàn tứ là loại đàn gảy có 4 dây, nên gọi là đàn tứ. Bầu đàn tròn giống đàn nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt. Đàn tứ được dùng rộng rãi trong các dàn nhạc của dân tộc Lắng nghe Kinh. Tiếng đàn tứ sáng sủa, trong trẻo, nghe hơi đanh. Một Chơi theo hướng đãn của số dân tộc miền núi cũng có giáo viên. đàn tứ nhưng cấu tạo đơn giãn
  7. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 hơn. * Đàn tì bà được xếp vào nhóm nhạc cụ gảy, trông hơi giống hình chiếc lá bàng có cuống ngả về phía sau và cong lên, chảm trổ rất đẹp. Âm thanh của đàn tì bà trong trẻo, tươi sáng, trữ tình. Có thể dùng đàn này để độc tấu hoặc sử dụng trong dàn nhạc dân tộc. Ngoài ra còn có các loại nhạc cụ dân tộc phổ biến như: đàn bầu (độc huyền cầm), đàn tranh, đàn tam thập lục, sáo trúc,… b) Hoạt động 2: Học sinh nghe băng trích đoạn: Giáo viên mở băng, đĩa cho học sinh nghe tiếng của các nhạc cụ trên. Tổ chức trò chơi đoán tên nhạc cụ: - Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc từng nhạc cụ qua băng, đĩa nhạc. - Học sinh từng tổ cho biết tên nhạc cụ, nói đúng tên mỗi nhạc cụ được 10 điểm. - Tổng kết điểm theo tổ, khen đội thắng. C. Phần kết thúc: (3’) - Chia thành 2 nhóm, yêu cầu 1 nhóm đọc lại bài TĐN số 1, đồng thời nhóm còn lại gõ đệm. - Dặn học sinh ôn lại bài TĐN số 1.
  8. Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 6 NHẬN XÉT TIẾT DẠY: ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ RÚT KINH NGHIỆM: ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày………tháng………Năm…………. Ngày………tháng………Năm…………. Khối trưởng Ban giám hiệu
nguon tai.lieu . vn