Xem mẫu

NGUYÊN TẮC 22: KIÊN TRÌ THỰC HIỆN
Hầu hết mọi người bỏ cuộc khi thành công đã tới rất gần. Họ bỏ cuộc khi chỉ còn cách đích một
mét. Họ bỏ cuộc ngay khi cuộc chơi chỉ còn lại một phút, khi đã chạm được một tay vào chiến thắng.
H.ROSS PEROT
Tỉ phú người Hoa Kỳ và cựu ứng cử viên tranh chức tổng thống
Kiên trì chính là một đức tính mà hầu như những người thành công đều có. Họ không bao giờ chịu bỏ
cuộc. Nếu bạn càng kiên nhẫn, cơ hội dành cho bạn sẽ càng nhiều. Mặc dù kiên trì là công việc rất khó
khăn nhưng khi bạn càng bền bỉ, xác suất thành công đến với bạn càng cao.
KHÔNG PHẢI MỌI VIỆC ĐỀU ĐƠN GIẢN
Đôi lúc, bạn sẽ phải kiên trì đối mặt với những trở ngại, những chướng ngại vật không có dấu hiệu nào
để có thể dự đoán trước. Đôi khi, bạn dường như nhận được những rào cản cực lớn. Hay có những lúc, vũ
trụ khách quan sẽ tìm cách kiểm tra xem có thực sự bạn quyết tâm đạt tới mục tiêu mình theo đuổi. Có
những việc sẽ rất khó khăn, đòi hỏi bạn không được từ bỏ và cần học được những bài học mới, phát triển
bản thân cũng như đưa ra những quyết định khó khăn.
Lịch sử đã chỉ ra rằng hầu hết những người làm điều phi thường đều phải đối mặt với những khó
khăn tột cùng trước khi đạt được thành công. Họ chiến thắng bởi họ không nản lòng mỗi khi thất bại.
B.C. FORBES
Người sáng lập tạp chí Forbes
Hugh Panero, Tổng giám đốc điều hành đài phát thanh truyền hình vệ tinh XM, là một tấm gương về
tính kiên trì đáng kinh ngạc. Sau hai năm thương thảo với các nhà đầu tư từ Genaral Motors, Hughes
Electronics tới DIRECTV hay Channel Communications, Panero mơ ước công ty mình sẽ trở thành đài
phát thanh tư nhân lớn nhất thế giới. Nhưng ước mơ này gần như đã sụy đổ khi mà các nhà đầu tư đe dọa sẽ
rút lui nếu như không có một hợp đồng thỏa đáng được ký trước nửa đêm ngày mùng sáu tháng Sáu năm
2001. Sau khi dồn hết sức để ngoại giao và đàm phán, Pareno và Gary Parsons, Chủ tịch hội đồng quản trị,
đã có được một cam kết trị giá 225 triệu đô la chỉ vài phút trước hạn chót.
Gần một năm sau đó, vệ tinh XM trị giá 200 triệu đô la phải dừng lại không phóng nữa chỉ cách 11
giây trước thời gian đã định. Nguyên nhân là do các kỹ sư đã hiểu lầm một thông tin trên màn hình vi tính.
Điều này buộc công ty phải lùi ngày phóng lại hai tháng sau.
Panero vẫn kiên trì và cuối cùng dự định sẽ khai trương đài phát thanh truyền hình XM với 101 kênh
truyền hình vào ngày 12 tháng Chín năm 2001. Nhưng sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm Thương mại thế
giới vào sáng ngày 11 tháng Chín - chỉ một ngày trước lễ khai mạc dự kiến - đã khiến Panero buộc phải
hủy buổi tiệc khánh thành và chương trình quảng cáo trên TV bởi sự quan tâm đặc biệt của mọi người dành
cho sự kiện sập tòa tháp đôi này.
Mọi người trong nhóm khuyên Panero lùi ngày khai mạc lại vào năm sau. Nhưng cuối cùng, Panero với
mong muốn nhanh chóng thực hiện ước mơ đã quyết định lễ khai trương của công ty sẽ diễn ra hai tuần sau
đó.

Vượt qua tất cả mọi sự trì hoãn mà nếu đem so sánh thì những khó khăn của chúng ta chẳng đáng là gì,
XM đã thống trị ngành kinh doanh truyền hình vệ tinh. Công ty có tới hơn 1,7 triệu thuê bao hàng tháng,
cùng với 68 kênh truyền hình thương mại tự do âm nhạc, cùng với 33 kênh truyền hình trong lĩnh vực thể
thao, thuyết trình, phim hài, trẻ em, các chương trình giải trí, thông tin giao thông và thời tiết. Giá cổ phiếu
của công ty đã tăng từ 12 đô la ban đầu lên 25 đô la.
CHỈ MỘT BỐT ĐIỆN THOẠI NỮA THÔI
Vấp ngã bảy lần, đứng dậy tám lần.
TỤC NGỮ NHẬT BẢN
Năm 1980, khi căn bệnh ung thư cướp mất chân phải, Terry Fox bắt đầu hành trình chạy xuyên suốt
Canada với tên gọi Marathon và Hi vọng nhằm quyên góp tiền hỗ trợ các công trình nghiên cứu căn bệnh
ung thư. Với chiếc chân giả, những bước chạy lò cò đưa anh đi 24 dặm một ngày - khoảng gần 26 dặm
marathon! Anh chạy trong vòng 143 ngày, được 3.339 dặm từ điểm bắt đầu là St. John’s, Newfoundland,
tới vịnh Thunder, Ontario. Tại đây, anh đã phải dừng lại khi bác sĩ phát hiện ra anh bị ung thư phổi. Vài
tháng sau anh qua đời, song tinh thần của anh vẫn tồn tại: các cuộc chạy Terry Fox vẫn được tổ chức hàng
năm ở Canada cũng như trên toàn thế giới và đã quyên góp được 340 triệu đô la cho hoạt động nghiên cứu
bệnh ung thư. Khi hỏi Terry rằng bằng cách nào anh vẫn tiến bước khi người đã mệt lử mà vẫn còn hàng
ngàn dặm ở phía trước, anh đã trả lời rằng: “Tôi chỉ cố chạy tới bốt điện thoại tiếp theo.”
NĂM NĂM
“Không” là một từ trên con đường dẫn tới “có”. Đừng từ bỏ quá sớm. Ngay cả khi cha mẹ, người
thân, bạn bè, hay đồng nghiệp có thiện ý khuyên bạn “tìm một công việc đích thực”, thì những ước mơ
của bạn vẫn luôn là “công việc đích thực” của bạn.
JOYCE SPIZER
Tác giả Rejections of the Written Famous
Khi Debbie Macomber quyết định theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn, cô thuê một chiếc máy chữ, đặt
lên bàn ăn và bắt đầu đánh máy vào mỗi sáng sau khi các con tới trường. Khi lũ trẻ tan học, cô dọn cái
máy đi và chuẩn bị bữa tối cho chúng. Sau khi bọn trẻ đi ngủ, cô trở xuống bếp và tiếp tục viết. Cuộc sống
của cô cứ như vậy trong suốt hai năm rưỡi. Người mẹ này đã trở thành nhà văn sống cuộc đời cùng khổ.
Nhưng cô luôn yêu thích từng giây phút đã qua.
Tuy nhiên, một tối nọ, Wayne, chồng cô ngồi xuống cạnh cô và bảo: “Em yêu, anh xin lỗi, nhưng những
việc em làm không hề mang lại thu nhập. Chúng ta không thể cứ thế này mãi. Chúng ta không thể sống nếu
như chỉ dựa vào số tiền anh kiếm được.”
Đêm hôm đó, cô cảm thấy rất đau khổ. Những ý nghĩ trong đầu khiến cô không tài nào ngủ được. Cô
nhìn chằm chằm lên trần nhà trong căn phòng tối đen. Debbie nghĩ: cộng cả việc nhà, đưa bốn đứa con đi
chơi thể thao, đến nhà thờ và trông nom chúng, nếu cô còn phải làm việc thêm 40 tiếng mỗi tuần, cô sẽ
không có đủ thời gian để viết nữa.
Sáng hôm sau, chồng cô thức giấc, nhìn thấy vẻ thất vọng của cô, anh hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
“Em nghĩ rằng mình có thể trở thành một nhà văn. Em thực sự nghĩ vậy.”

Wayne im lặng một lúc lâu rồi ngồi dậy, bật đèn và nói: “Được rồi, em yêu, hãy tiếp tục ước mơ của
em.”
Debbie lại đặt chiếc máy chữ lên bàn và tiếp tục theo đuổi ước mơ. Cô cứ viết hết trang này tới trang
khác trong suốt hai năm rưỡi tiếp theo. Gia đình cô đã không có một kỳ nghỉ, tiêu từng xu và dùng lại quần
áo cũ.
Nhưng cuối cùng sự hi sinh và lòng kiên trì của Debbie cũng được đền đáp. Sau 5 năm cực khổ,
Debbie đã bán được cuốn sách đầu tiên. Rồi cuốn tiếp theo, cuốn tiếp theo nữa. Cho đến nay, trên 100
cuốn sách của Debbie đã được xuất bản. Rất nhiều trong số sách Debbie viết được New York Times đưa
vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất. Ba trong số chúng được chuyển thể thành phim. Hơn 60
triệu bản đã được in. Và cô đang có hàng triệu fan hâm mộ trung thành.
Về phần Wayne thì sao? Những hi sinh mà anh dành cho vợ mình đã được đền đáp thỏa đáng. Anh nghỉ
hưu vào năm 50 tuổi và đang dành thời gian để lắp ráp một chiếc máy bay trong tầng hầm của căn biệt thự
rộng 650 m2.
Bốn đứa con của Debbie thì nhận được món quà còn quý giá hơn rất nhiều những cuộc cắm trại vào
mùa hè. Khi lớn lên, chúng hiểu được mẹ đã mang lại cho chúng điều gì - đó là cô luôn cho phép và
khuyến khích chúng theo đuổi những ước mơ của mình.
Bây giờ, Debbie vẫn đang theo đuổi một mục tiêu - một loạt chương trình truyền hình dựa trên những
cuốn sách của cô và một cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn.
Để đạt được mục tiêu này, Debbie đang có một thời gian biểu đều đặn: Sáng dậy vào lúc 4h30, đọc
khinh thánh và viết nhật ký. 6h, cô đi bơi. 7h30, tới văn phòng và trả lời thư. Sau đó, cô viết sách từ 10h
sáng tới 4h chiều. Cùng với tính kỉ luật và kiên trì, mỗi năm cô cho ra đời ba tác phẩm.
Vậy, bạn sẽ đạt được điều gì khi lắng nghe những điều con tim mách bảo và thực hiện chúng một cách
có kỉ luật, thường xuyên và không bao giờ chịu từ bỏ?
ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ VÀ HY VỌNG
Kiên trì và quyết tâm đều ẩn chứa sức mạnh vô biên. Khẩu hiệu “hãy tiếp tục tiến theo con đường
đã chọn” đã và sẽ luôn giải quyết được mọi vấn đề của loài người.
CALVIN COOLIDGE
Tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ
Hãy cùng suy ngẫm những điều sau:
Tư lệnh hải quân Robert Peary đã từng bảy lần cố gắng tìm ra Bắc Cực trước khi ông có thể thực sự
làm được điều đó trong lần thứ tám.
Trong 28 lần đầu tiên phóng vệ tinh lên không trung, NASA thất bại tới 20 lần.
Oscar Hammerstein đã có năm chương trình lưu diễn thất bại trong vòng ít nhất sáu tuần trước
Oklahoma!, chương trình kéo dài 269 tuần và thu về bảy triệu đô la.
Sự nghiệp của Tawni O’Dell là một minh chứng cho tính kiên trì. Trong 13 năm, cô đã viết sáu tác
phẩm, gửi đến các nhà xuất bản khác nhau và rồi nhận được tới hơn 300 lời từ chối. Cuối cùng, Back
Roads, tiểu thuyết đầu tiên của cô cũng được xuất bản vào tháng Một năm 2000. Oprah Winfrey đã

chọn cuốn sách này cho Câu lạc bộ Sách Oprah. Tiểu thuyết gần đây của cô đã đứng thứ hai cho danh
sách những cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn. Vị trí này được duy trì trong suốt
tám tuần.
ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ
Trong chiến tranh Việt Nam, tỉ phú máy tính người Texas, H. Ross Perot quyết định sẽ gửi quà giáng
sinh cho những tù binh tại Việt Nam. Theo lời kể của David Frost, Perot đã chuẩn bị đóng gói hàng ngàn
hộp quà để chờ gửi đi. Ông cũng thuê một đội máy bay 707 để chở số quà này tới Hà Nội. Nhưng khi đó,
chiến tranh đang diễn ra khốc liệt nên chính quyền Hà Nội từ chối hợp tác. Các quan chức nói sẽ không
khoan dung khi mà máy bay Mỹ ném bom xuống từng ngôi làng ở Việt Nam. Perot đề nghị sẽ thuê một công
ty xây dựng đến để dựng lại những gì mà quân đội Mỹ đã tàn phá. Nhưng chính quyền vẫn không thay đổi ý
kiến. Giáng sinh tới gần mà những gói quà vẫn chưa gửi đi được. Không chịu từ bỏ, Perot cuối cùng quyết
định sẽ cùng với đội máy bay của mình bay sang Matxcơva. Tại đây, ông gửi số quà của mình bằng đường
bưu điện tại trung tâm bưu chính Matxcơva. Và những gói quà đã đến nơi an toàn.30 Bạn có thể hiểu tại sao
người đàn ông này lại có thể làm được những điều vĩ đại như vậy không? Đơn giản bởi vì ông ấy không
bao giờ chịu từ bỏ.
ĐỪNG LÙI BƯỚC
Sẽ luôn là quá sớm để từ bỏ.
NORMAN VINCENT PEALE
Nhà văn
Nếu bạn đủ kiên trì, thành công cuối cùng cũng sẽ đến với bạn. Hãy nhìn vào sự nghiệp của cầu thủ
bóng chày Pat Tabler. Pat đã thi đấu bảy mùa giải ở giải hạng hai trước khi chuyển sang chơi 10 mùa ở
giải hạng nhất. Anh cũng đã từng chơi một lần trong giải vô địch thế giới cấp câu lạc bộ và một lần chơi
trong trận đấu của các ngôi sao. Khi chúng ta nhìn vào bảng thống kê của anh thì thực sự bảy năm đầu là
thời gian không mấy tốt đẹp dành cho anh. Nhưng hãy xem trong sự nghiệp của mình số tiền anh kiếm được
đã tăng như thế nào. Tất cả là nhờ anh luôn kiên nhẫn theo đuổi ước mơ của mình.
LƯƠNG

ĐIỂM ĐÁNH BÓNG

Giải hạng hai
1976

2500 $

.231

1977

3000 $

.238

1978

3500 $

.273

1979

4750 $

.316

1980

5000 $

.296

1981

15.000 $

.301

1982

25.000 $

.342

1983

51.000 $

.291

1984

102.000 $

.290

1985

275.000 $

.275

1986

470.000 $

.326

1987

605.000 $

.307

Cleveland Indians

Cleveland Indians, Kansas City Royals, và New York Mets

1988

800.000 $

.282

1989

825.000 $

.259

1990

725.000

$ .273

1991

800.000 $

.216

1992

800.000 $

.252

Tổng

5.546.750 $

Toronto Blue Jays

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT
Mỗi thất bại luôn có một lối đi khác. Bạn chỉ phải tìm ra lối đi đó. Hãy vòng qua khi gặp vật cản
đường.
MARY KAY ASH
Người sáng lập ra hãng mỹ phẩm Mary Kay
Bất cứ khi nào phải đối mặt với rào cản hay chướng ngại vật, bạn cần phải dừng lại, suy nghĩ về ba con
đường: đi vòng, nhảy qua hay chui qua chúng. Với mọi rào cản, bạn hãy sẵn sàng tiến đến chúng và cùng
mang theo ba hướng đi này. Sẽ luôn có một hay vài cách thích hợp để giải quyết vấn đề, nhưng bạn sẽ chỉ
có thể nhìn ra chúng khi dành thời gian ra để tìm kiếm. Hãy luôn suy nghĩ về cách giải quyết. Hãy kiên trì
cho tới khi bạn tìm được một con đường đúng đắn.
Khó khăn là cơ hội để ta vươn tới những điều tốt đẹp hơn; chúng cũng như những bước đệm để ta
có được những kinh nghiệm quý giá… Khi một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra; bởi quy
luật tự nhiên luôn là thế, luôn cân bằng.
BRIAN ADAMS

nguon tai.lieu . vn