Xem mẫu

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút , không kể thời gian phát đề Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Một trong những mục tiêu của “cái tôi” là làm nảy sinh lòng ghen tị trong các mối quan hệ. Ghen tị là loại cảm xúc tiêu cực hiện diện một cách vô thức trong tâm lí của mỗi chúng ta khi thấy người khác hơn mình. Sự ghen tị, ganh đua luôn tiềm ẩn trong bất cứ ai và chực chờ cơ hội để trỗi dậy. Hậu quả của thói xấu này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè…mà cả đến những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh… Nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta luôn phải tìm kiếm giá trị bản thân ở bên ngoài qua hình thức so sánh, cạnh tranh với người khác. Khi hơn kẻ khác, ta tự thấy mình giỏi. Nhưng khi người khác hơn ta, ta cảm thấy ghen tị vì thấy mình không có được thứ họ có. Trong thực tế, chúng ta thường chỉ thấy được giá trị của bản thân khi nhận ra có người thua kém mình, hoặc hơn mình. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình hay không.” (Tình yêu là phép nhiệm màu – First News, tr86-87, NXB Tổng hợp TPHCM) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: (0,5 điểm) Theo đoạn trích, hậu quả của thói ghen tị và ganh đua là gì? Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin”? Câu 4: (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm “tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình” hay không? Vì sao? Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tính đố kị trong cuộc sống. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích nỗi nhớ sâu nặng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương. Nhớ từng bản khói cùng sương, Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”… (Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, tr110-111, NXBGD Việt Nam, 2010)
  2. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI MINH HỌA NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Môn thi: Ngữ văn (Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung ̣ Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 Hậu quả của thòi ghen tị và ganh đua: ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè…và những mối quan hệ xã hội khác như với 0,5 đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh… 3 Lí do: trong cuộc sống, nhiều người thường chỉ thấy giá trị bản thân khi so sánh với người khác. Từ đó, họ nảy sinh cảm giác bất mãn với cuộc sống của bản thân, tự ti, ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình nhưng họ lại tự 1,0 cao tự đại. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. 4 Học sinh lí giải theo quan điểm cá nhân. Có thể theo hướng: - Không đồng ý. Vì: Chúng ta không cần thiết phải ganh đua với nhau để khẳng định giá trị của bản thân, vì bản thân mỗi người có một giá trị riêng. 1,0 Trong cuộc sống, nếu cứ phụ thuộc vào hành vi của người khác thì sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bất an. Ngược lại, khi tâm lí ghen tị lắng xuống, chỉ còn lại tình yêu, thì các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tính 2,0 đố kị. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 - Tác hại của tính đố kị trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ hậu quả của tính đố kị và đưa ra bài học nhận thức, hành động trong cuộc sống. Có thể triển khai: - Biểu hiện: Đố kị là một đức tính xấu, là cảm giác ghen ghét khi thấy người khác tốt, giỏi hơn mình và luôn tìm cách làm hại họ. - Nguyên nhân: + Xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, nhưng lại luôn tự cao tự đại. + Xuất phát từ những người luôn cảm thấy không thoả mãn với cuộc sống của bản thân và so sánh, ghen tị với người khác. - Tác hại: 1,0 + Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình; sống không thoải mái, luôn bất an, mệt mỏi + Phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực. - Bài học nhận thức và hành động + Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần biết tự nhận thức giá trị của bản thân, có lòng cao thượng với người khác. + Biết thi đua lành mạnh, cố gắng nỗ lực và coi sự thành công của người khác là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. - Liên hệ thực tế bài học cho bản thân
  3. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có quan điểm riêng; cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo 0,25 2 Phân tích nỗi nhớ thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc trong đoạn 5,0 thơ “Nhớ gì…bẻ từng bắp ngô” (Việt Bắc - Tố Hữu). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái 0,25 quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Nỗi nhớ của người về xuôi đối với Việt Bắc. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu: * Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, khái quát đoạn thơ. 0,5 * Phân tích giá trị nội dung: - Nỗi nhớ những cảnh vật đơn sơ ở Việt Bắc: Nỗi nhớ khó diễn tả, nhưng tha thiết, sâu nặng như nhớ người yêu + Nỗi nhớ gắn liền với từng cảnh “bản khói cùng sương”, “trăng lên đầu núi”, “nắng chiều”, “rừng nứa bờ tre”, “ngòi Thia, sông Đáy”, “suối Lê”:những địa danh quen thuộc, bình dị mà cũng rất nên thơ. + Trong cảnh thấp thoáng bóng dáng con người với sinh hoạt thường nhật lam lũ nặng ân tình: “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” 1,5 - Nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc: + Nhớ nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ, bộ đội trong kháng chiến gian khổ, thiếu thốn; đó là những tình cảm thắm thiết, đồng cam cộng khổ của đồng bào dành cho cán bộ. + Hình ảnh người mẹ Việt Bắc đầy cảm động, thân thương, ân tình - Cảnh và người Việt Bắc trở thành kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí người cán bộ khi trở về xuôi. * Phân tích giá trị nghệ thuật: - Đoạn thơ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát. Âm điệu ngọt ngào, đằm thắm, tâm tình như ca dao. - Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường nhật có tác dụng khắc 1,0 sâu nỗi nhớ đối với người về xuôi. - Từ ngữ giàu sức gợi cảm, nghệ thuật điệp tử, điệp cấu trúc góp phần thể hiện sâu sắc nỗi nhớ da diết của người cán bộ về xuôi. * Đánh giá chung: - Đoạn thơ đã tái hiện lại giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến với nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, thiêng liêng, son sắt nới núi rừng Việt Bắc qua nỗi nhớ của người 0,5 về xuôi, trong đó có nhà thơ Tố Hữu. - Làm nổi bật phong cách thơ Tố Hữu; bồi dưỡng thêm tình cảm đẹp cho người đọc về tình cảm quân dân trong quá khứ và hiện tại. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5 TỔNG ĐIỂM: 10.0
nguon tai.lieu . vn