Xem mẫu

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 LIÊN TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 HOÀNG DIỆU - NGUYỄN HIỀN - Bài thi: NGỮ VĂN NGUYỄN DUY HIỆU - NGUYỄN KHUYẾN Thời gian làm bài: 120 phút, - PHẠM PHÚ THỨ - LƯƠNG THẾ VINH không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề này có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích : Gửi mẹ của con. Mẹ ơi, con gái năm cuối cấp rồi, sắp phải bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. Nhưng đến giờ con gái vẫn không biết mình nên chọn, phải chọn, sẽ chọn con đường nào để đi. Mẹ biết không, con gái đã có gần ba năm học chuyên toán với bao kỷ niệm vui buồn, bao lần vấp ngã và trải nghiệm, để đến giờ đây con mới hiểu, giá như con từng chăm chỉ học văn hơn. Ngày còn nhỏ con gái thích đọc văn, con gái thích lịch sử, con gái thích sự thơ mộng của văn, nét hào hùng từ trang sử. Còn ba mẹ thích những gì thuộc về tự nhiên, ba mẹ muốn con thật giỏi toán, lý, hóa... (…) Rồi con gái chọn chuyên toán. Con lạc lõng và bơ vơ giữa môi trường mà tất cả mọi người đều bất công với văn, với sử, với địa. Không chỉ là bạn bè mà cả thầy cô đều không có sự công bằng. Tất cả nói với con gái thứ chúng ta cần là giỏi, thật giỏi các môn tự nhiên vì sẽ quyết định tương lai ta. Thỉnh thoảng con gái cãi nhau với bạn bè, mọi đứa bạn của con gái đều nói: “Thế tụi tao thi y dược, thi kinh tế; học văn, sử có mà chết đói à?”. Con gái không nghĩ vậy. Con gái nghĩ không phải cứ học giỏi là sẽ thành công. Khi bạn phát minh, chế tạo một sản phẩm mới, bạn không biết cách thuyết trình, giảng giải cho mọi người hiểu, tất cả bạn có chỉ là mớ giấy vụn mà thôi. Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người mặc kệ bạn học giỏi bao nhiêu, sự tôn trọng họ dành cho bạn là con số không. Có thể con gái không thông minh, không giỏi tự nhiên như mọi người, nhưng chỉ cần có tâm hồn rộng mở, con gái sẽ được đón nhận thôi, phải không mẹ? Môn văn không dạy con gái những công thức mà sau này lên đại học sẽ không ngó tới, ra trường không biết sử dụng được bao nhiêu. Môn văn dạy con làm sao để sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng đồng xã hội... (…) Đôi khi con không hiểu môn văn ngấm vào máu ta ngay từ thời tấm bé, theo những lời ru của bà, của mẹ. Đó là tiếng mẹ đẻ thân thương, là xương là thịt, mà sao mọi người luôn chối bỏ? (…) Con viết cho mẹ trong một ngày buồn... (Nguyễn Ngọc Kim An, Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng, Theo Tuổi trẻ online, ngày 20/09/2014) Thực hiện các yêu cầu sau : Câu 1. (0,75 điểm) “Con gái” tâm sự với mẹ, ngày còn nhỏ, mình thích những gì ? Câu 2. (0,75 điểm) Trong đoạn trích, vì sao “con gái” cảm thấy lạc lõng và bơ vơ ? Câu 3. (1,0 điểm) Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về ý nghĩa của việc học văn ? Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người mặc kệ bạn học giỏi bao nhiêu, sự tôn trọng họ dành cho bạn là con số không. Có thể con gái không thông minh, không giỏi tự nhiên như mọi người, nhưng chỉ cần có tâm hồn rộng mở, con gái sẽ được đón nhận thôi, phải không mẹ?
  2. Môn văn không dạy con gái những công thức mà sau này lên đại học sẽ không ngó tới, ra trường không biết sử dụng được bao nhiêu. Môn văn dạy con làm sao để sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng đồng xã hội... Câu 4. (0,5 điểm) Qua lời tâm sự của con gái với mẹ trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì cho mình ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải học cách ăn nói, cách cư xử. Câu 2. (5,0 điểm) Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190-191) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. --------------------------------HẾT--------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : …………………………………………Số báo danh : …………………. Chữ ký của cán bộ coi thi 1 : ………………Chữ ký của cán bộ coi thi 2 : ………………….
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 LIÊN TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 HOÀNG DIỆU - NGUYỄN HIỀN - NGUYỄN Bài thi: NGỮ VĂN DUY HIỆU - NGUYỄN KHUYẾN - PHẠM Thời gian làm bài: 120 phút, PHÚ THỨ - LƯƠNG THẾ VINH không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn cụ thể phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Câu 1. Con gái tâm sự với mẹ, ngày còn nhỏ, mình thích đọc văn ; thích 0,75 lịch sử ; thích sự thơ mộng của văn ; thích nét hào hùng từ trang sử. Hoặc chép nguyên câu : Ngày còn nhỏ con gái thích đọc văn, con gái thích lịch sử, con gái thích sự thơ mộng của văn, nét hào hùng từ trang sử. (Học sinh trả lời 3 trong 4 ý vẫn cho điểm tối đa; 2 ý cho 0,5 điểm ; 1 ý cho 0,25 điểm) 2 Câu 2. Trong đoạn trích, “con gái” cảm thấy lạc lõng và bơ vơ vì : 0,75 - Con thích văn, sử nhưng con sống giữa môi trường mà tất cả mọi người đều bất công với văn, với sử, với địa. - Không chỉ là bạn bè mà cả thầy cô đều không có sự công bằng. Tất cả nói với con gái thứ chúng ta cần là giỏi, thật giỏi các môn tự nhiên vì sẽ quyết định tương lai ta. (Học sinh trả lời 1 trong 2 ý thì cho 0,5 điểm) 3 Câu 3. Ý nghĩa của việc học văn qua những câu văn trên : 1,0 - Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người sẽ không tôn trọng bạn, cho dù bạn học giỏi. Học văn cũng là cách rèn luyện cách ăn nói, cư xử. - Học văn giúp tâm hồn rộng mở, được mọi người đón nhận, yêu mến. - Môn văn dạy cách để con người sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng đồng xã hội... → Những câu văn trên cho thấy việc học văn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách con người. 4 Học sinh có thể nêu hai trong những bài học sau : 0,5 - Cần tích cực học môn văn, học cách ăn nói, cư xử có văn hoá, đúng chuẩn mực. - Học các môn tự nhiên nhưng không nên từ bỏ hẳn các môn xã hội : văn, sử, địa, công dân. - Cần có cái nhìn tích cực, đúng đắn về ý nghĩa của việc học văn. - Cần thường xuyên bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện đạo đức. … Học sinh có thể nêu các bài học khác, miễn là phù hợp với nội dung đoạn
  4. trích. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải học cách ăn nói, cách cư xử. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn : Học sinh có thể trình bày 0,25 đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : sự cần thiết phải học cách ăn nói, 0,25 cách cư xử. c. Triển khai vấn đề nghị luận : Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập 1,0 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải học cách ăn nói, cách cư xử. Có thể triển khai theo hướng : - Giải thích : học cách ăn nói, cư xử là quá trình tìm hiểu, tiếp thu cách sử dụng lời nói trong giao tiếp, cách đối xử với mọi người trong quan hệ đời sống hằng ngày thể hiện qua thái độ, hành vi, lời nói. - Bàn luận vấn đề : + Sự cần thiết phải học cách ăn nói, cư xử : • Cách ăn nói, cư xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Thông qua cách ăn nói, cư xử mà tình cảm và các mối quan hệ được hình thành. • Người biết cư xử đúng mực sẽ được nhiều người yêu mến và tôn trọng, xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. • Mọi người đều biết cách ăn nói, cư xử sẽ góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn. + Phê phán những người không tích cực học tập cách ăn nói, cư xử ; ăn nói, cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển. - Bài học : + Phải cố gắng và nỗ lực học tập, học cách ăn nói, cách cư xử thật thà, đúng mực. + Cư xử đúng mực, tránh làm tổn thương người khác. d. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo : Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách diễn đạt 0,25 mới mẻ. (Khuyến khích những bài viết sáng tạo, biết mở rộng vấn đề : học cách ăn nói, cư xử không phải là nói văn hoa, xu nịnh, không thật thà…) 2 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích “Tôi có bay tạt ngang…bản đồ lai 5,0 chữ.”. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề của đề bài: 0,5 - Cảm nhận nội dung và nghệ thuật đoạn trích : “Tôi có bay tạt ngang…bản đồ lai chữ.” - Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
  5. c1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, hoàn cảnh ra đời, xuất 0,5 xứ tác phẩm Người lái đò sông Đà, vấn đề nghị luận : đoạn trích nói về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà “Tôi có bay tạt ngang…bản đồ lai chữ.” c2. Cảm nhận đoạn trích : Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau : * Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Sông Đà 2,0 - Góc nhìn từ trên cao, Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. + Dòng chảy uốn lượn của con sông giống như “cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình”. + Hình ảnh lung linh, thơ mộng : từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây. + Đặc biệt Sông Đà giống như mái tóc của người thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng : “con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. • Dòng Sông Đà như mái tóc dài của người thiếu nữ kiều diễm, trẻ trung, duyên dáng. Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều. • Hoa ban mang màu sắc tinh khiết, hoa gạo màu đỏ rực rỡ chói lọi bung nở điểm xuyết trên mái tóc trữ tình người thiếu nữ. Mái tóc tuôn dài cho thấy một sức sống mãnh liệt. • Khói núi Mèo đốt nương xuân cuồn cuộn tạo nên một tấm voan huyền ảo bao phủ lên cảnh vật ẩn giấu đi khuôn mặt xinh đẹp của dòng sông. - Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra màu nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng bằng cách so sánh rất cụ thể: + Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh. Tác giả so sánh màu nước sông Đà khác với màu nước xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. + Mùa thu, nước Sông Đà có màu đỏ. Nhà văn có cách so sánh độc đáo : “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. + Đặc biệt, nhà văn khẳng định với niềm tự hào rằng : chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”. * Cảm nhận nghệ thuật : - Đoạn văn đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất 0,5 ngờ thú vị. Câu văn dài, nhịp điệu nhẹ nhàng. - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. - Vận dụng kiến thức nhiều ngành như hội hoạ, thơ ca để miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà. (Lưu ý : Học sinh có thể phân tích nội dung đi kèm nghệ thuật, giám khảo cần linh hoạt khi chấm) * Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 0,5
  6. - Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo, riêng biệt của nhà văn trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tác phẩm. - Biểu hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong đoạn trích : + Cái nhìn tài hoa nghệ sĩ: Nguyễn Tuân khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật, nhìn Sông Đà như một người thiếu nữ với áng tóc trữ tình tuôn dài + Góc nhìn đa chiều, nhìn Sông Đà từ nhiều không gian, thời gian khác nhau: nhìn làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. + Vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn: kết hợp kiến thức hội hoạ và thơ ca để miêu tả Sông Đà. + Cách sử dụng ngôn từ độc đáo của tác giả: nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngờ thú vị. - Tất cả làm nên một nhà văn Nguyễn Tuân với phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác, thể hiện cá tính sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn. * Đánh giá : Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà. Con Sông 0,25 Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tính cách. Qua đó thể hiện tình yêu, niềm mê đắm, tự hào của nhà văn trước vẻ đẹp dòng sông của đất nước. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. -------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
nguon tai.lieu . vn