Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 1) HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: Ngữ văn Thời gian 120 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, có phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm đến những người khác. (Đó chính là sự ‘cho” và ’nhận” trong cuộc đời này). “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “ Những ai biết sống yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên giữa nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tội của bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất là lúc ta đươc nhận lại nhiều nhất. (Trích Lời khuyên cuộc sống…) Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên ? Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.” Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm
  2. Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng… (Ngữ văn 12, Tập một, trang 120) --- HẾT ---
  3. TRƯỜNG THPT ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM HUỲNH THÚC KHÁNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 1) NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Điểm Câu Nội dung cần đạt 1 Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là: phân tích 0,5 2 Nội dung chính của văn bản: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống 0,5 3 Người viết cho rằng: “hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ 1,0 thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự ’cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không hề có sự vụ lợi hay tính toán thiệt hơn. 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất; Trao yêu thương sẽ nhận được yêu 1,0 thương vì: 0,5 + Sống không chỉ là nhận mà phải biết cho đi tình yêu thương. 0,5 + Khi cho đi nhiều nhất là lúc ta nhận được nhiều nhất II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Điểm Câu Nội dung cần đạt 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị 2,0 về ý kiến sau: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.” 1.1. Yêu cầu về hình thức 0,25 - Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ -Trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1.2. Yêu cầu về nội dung: 1.2.1. Giải thích -Nghĩa đen: Cho đi, nhận lại. thể hiện quan hệ nhân quả, là một cách 0,25 ứng xử trong cuộc sống Nghĩa bóng: + Cho đi cũng là cách yêu thương chia sẻ 0,5 + Nhận lại là thu về một món quà được đáp trả - Câu nói là bài học đầy ý nghĩa trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương 1.2.2. Phân tích: 0,75 Cho đi có nhiều biểu hiện như: trao yêu thương cho người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hay chia sẻ với cộng đồng bằng những việc làm đầy ý nghĩa.
  4. - Làm được điều đó, ta sẽ thu về món quà vô giá. Đó là tình thương yêu, trân trọng của mọi người, hơn thế đó còn là sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Câu nói có ý nghĩa khẳng định: khi ta cho đi, ta sẽ trở nên hạnh phúc 0,25 1.2.3. Bàn luận: - Ca ngợi những người luôn biết sống vị tha, biết chia sẻ. Phê phán những kẻ sống vị kỉ, chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của mình, chỉ muốn nhận về mà không biết cho đi 1.2.4. Bài học nhận thức và hành động: khẳng định câu nói là bài 0,25 học quý về cách ứng xử cho tất cả mọi người. 2 Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm 5,0 2.1. Về kỹ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lối chính tả, dung từ, đặt câu… 2.2. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước được trích, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: 0,5 Hai thành tố Đất và Nước khi thì được tách riêng, khi thì hợp lại nhưng đều tập trung thế hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tư tưởng ấy thấm đượm trong những “định nghĩa” khác nhau về Đất nước. - Cảm nhận đất nước từ phương diện không gian: 1.5 + Đất nước gắn với không gian gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của mỗi người (Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm). + Đất nước gắn với không gian của tình yêu đôi lứa (Đất nước là nơi ta hò hẹn/ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm ) +Đất nước gắn với không gian tráng lệ, rộng lớn, giàu đẹp của lãnh thổ (Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”/Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”/) + Đất nước gắn với không gian sinh tồn thiêng liêng của dân tộc Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ) - Cảm nhận đất nước từ phương diện thời gian: Đất nước gắn với chiều dài (Thời gian đằng đẵng) và chiều sâu lịch sử của dân tộc (Đất 0,75 là nơi Chim về / Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ /Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…) Cảm nhận đất nước từ phương diện bản sắc văn hóa: Đất nước gắn
  5. liền với chiều sâu văn hóa của dân tộc (Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm / Đất là nơi “con chim phượng hoàng 0,75 bay về hòn núi bạc” / Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”; Lạc Long Quân và Âu Cơ /Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”). Nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt, lối tách từ độc đáo, sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo những chất liệu văn hóa dân gian: hình thức biểu đạt giàu chất suy tư, trữ tình- chính 1,0 luận sâu lắng thiết tha… Đánh giá: đoạn thơ thể hiện cách cảm nhận, khám phá mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều phương diện; thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với 0,5 đất nước.- Hết
nguon tai.lieu . vn