Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN – TPHCM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015– Lần 1

TRUNG TÂM BDVH & LTĐH
(Đề thi gồm 50 câu, 5 trang)

MÔN HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 314
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al= 27; P = 31; S = 32;
Cl= 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, KHCO3, ZnCl2, K2Cr2O7, FeCl2, KAlO2, CrCl2, Ca(H2PO4)2. Số chất
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 8.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 2: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y,
chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 42,9.
B. 57,0.
C. 45,6.
D. 48,3.
Câu 3: Nếu tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và bị khử.
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol đa chức X thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. X không có
khả năng tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Cho m gam X tác dụng với Na (dư) thu được
V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36.
C. 1,12.
D. 2,24.
Câu 5: Cho 3 chất: CH3NH2 (A); NH3 (B) và C6H5NH2 (anilin; C). Thứ tự tăng dần lực bazơ của 3 chất trên
theo chiều từ trái sang phải là
A. (A); (B); (C).
B. (B); (A); (C).
C. (C); (B); (A).
D. (C); (A); (B).
Câu 6: Cho các chất sau: HO-C6H4-CH2-OH; H2N-CH2-COOCH3; H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH;
CH3COOCH3NH3; HO-C6H4-CH2-NH2 (-C6H4- gốc hóa trị 2 của benzen). Số chất lưỡng tính là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 7: Đun nóng hỗn hợp gồm Glyxin và Alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc của Glyxin
và Alanin là 21. Số tripeptit phù hợp được tạo ra là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 8: Để phân biệt 3 chất hữu cơ mất nhãn là: CH3COOH; NH2CH2COOH và C2H5NH2 ta chỉ cần dùng
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch HNO3.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch quỳ tím.
Câu 9: Cho 5,12 gam Cu vào 200 ml dung dịch X gồm HNO3 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được V lít NO (sản
phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá tri của
V và m lần lượt là
A. 0,896 và 10,88.
B. 0,224 và 4,16.
C. 0,224 và 2,88.
D. 0,896 và 9,6.
Câu 10: Hỗn hợp Y gồm metan, etilen và propin có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Đốt cháy hoàn toàn 0,15
mol hỗn hợp Y rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị
của m là
A. 16,88.
B. 17,56.
C. 17,72.
D. 18,64.
Câu 11: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm etyl axetat và phenyl axetat (có tỉ lệ mol 11) tác dụng với 800 ml
dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 4,88 gam.
B. 6,40 gam.
C. 3,28 gam.
D. 5,60 gam.
Câu 12: Chia m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho vào lượng nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.
- Phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140 ml dung dịch HCl.
Giá trị cùa m là
A. 2,66 gam.
B. 7,0 gam.
C. 3,5 gam.
D. 5,32 gam.
Trung tâm BDVH&LTĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715

www.bdvh.hcmus.edu.vn 1

Câu 13: Dụng cụ dưới đây được dùng để điều chế và nghiên cứu phản ứng của SO2 với dung dịch bazơ:

Các chất A, B, C và D lần lượt là:
A. Na2SO3, H2SO4, SO2, Ca(OH)2.
C. HCl, Na2SO3, SO2, Ca(OH)2.

B. HCl, Na2CO3, CO2, Ca(OH)2.
D. HCl, FeS, SO2, Ca(OH)2.

Câu 14: Kim loại tạo được cả oxit bazơ; oxit axit và oxit lưỡng tính là
A. Crôm.
B. Kẽm.
C. Đồng.

D. Nhôm.

Câu 15: Chất hữu cơ Y chứa C, H, O có khả năng tác dụng với Na giải phóng H2, tham gia phản ứng tráng
gương và hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. Khi đốt cháy 0,1 mol Y thu được không quá 0,2 mol sản
phẩm. Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O2.
B. CH2O3.
C. CH2O2.
D. CH2O.
Câu 16: Cu(OH)2 không tan được trong
A. lòng trắng trứng.
B. ancol etylic.

C. axit axetic.

D. glixerol.

Câu 17: Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn
trên đồ thị sau:

Số mol CaCO3

0,3

1,0

Số mol
CO2
Dựa vào đồ thị trên, khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện tương ứng là
A. 0,85 mol.
B. 0,45 mol.
C. 0,50 mol.
D. 0,35 mol.
Câu 18: Nguyên tố X có Z = 26, cấu hình electron của ion X2+ là
A. [Ar] 3d6.
B. [Ar] 3d5 4s1.
C. [Ar] 3d8 4s2.

D. [Ar] 3d4 4s2.

Câu 19: Thủy phân este E (môi trường axit) được hỗn hợp chỉ gồm axit cacboxylic đa chức, mạch hở X và
anđehit đơn chức no mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO2  nH2O  n X . Este E có công thức chung là
A. CnH2n - 4O4.

B. CnH2n - 6O4.

C. CnH2n - 2O4.

D. CnH2n - 4O6.

Câu 20: Cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch A chứa FeCl 3 0,2M và CuSO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 3,68 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,96.
B. 3,84.
C. 1,98.
D. 1,92.
Câu 21: Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường,
phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là
A. saccarozơ.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. glucozơ.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử
duy nhất). Mối quan hệ giữa x và y là
A. x = 17y.
B. y =15x.
C. x = 15y.
D. y =17x.

Trung tâm BDVH&LTĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715

www.bdvh.hcmus.edu.vn 2

Câu 23: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm
Ala; Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 6,3 mol O2 . Giá trị m gần với giá trị
nào nhất dưới đây?
A. 143,70.
B. 130,88
C. 160,82.
D. 138,20.
Câu 24: Hòa tan m gam kim loại M trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,46 gam muối. Mặt khác, khi cho m
gam kim loại M tác dụng với Cl2 (dư) thu được 3,17 gam muối. Kim loại M là
A. Al.
B. Cu.
C. Cr.
D. Fe.
Câu 25: Cho các chất: etylamin, phenylamin, amoniac, alanin, lysin, p-crezol. Số chất làm đổi màu quỳ ẩm là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 26: Cho các chất:
(1) CH2=CH−CH=CH2;
(2) CH3-CH2-CH=C(CH3)2;
(4) CH3-CH=CH2;
(5) CH3-CH=CH-CH3;
Số chất có đồng phân hình học là
A. 2.
B. 4.
C. 1.

(3) CH3-CH=CH-CH=CH2;
(6) CH3-CH=CH-COOH.

Câu 27: Trong dung dịch, cặp chất nào không phản ứng với nhau?
A. NaHSO4 và KHCO3. B. Fe(NO3)2 và NaHSO4. C. NaHCO3 và CaCl2.

D. 3.
D. MgCl2 và K2CO3.

Câu 28: Để làm khô khí X bị ẩm, người ta dẫn khí X bị ẩm qua bình đựng H2SO4 đặc, nóng. Khí X là
A. Cl2.
B. NH3.
C. HI.
D. H2S.
Câu 29: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:


Fe2O3 (rắn) + 3CO (khí)  2Fe (rắn) + 3CO2 (khí) H > 0

Để tăng hiệu suất quá trình chuyển hóa Fe2O3 thành Fe, có thể dùng biện pháp
A. tăng áp suất chung của hệ.
B. nghiền nhỏ quặng Fe2O3.
C. tăng nhiệt độ phản ứng. D. nén khí CO2 vào lò.
Câu 30: Trong phân tử amilozơ các mắc xích glucozơ liên kết với nhau bằng các liên kết nào sau đây?
A. -1,4-glicozit.
B. -1,6-glicozit.
C. -1,4-glicozit.
D. -1,6-glicozit.
Câu 31: Thủy phân 5,13 gam mantozơ với hiệu suất H% thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4,374 gam Ag. Giá trị của H là
A. 65,7.
B. 30.
C. 67,5.
D. 35.
Câu 32: Nhúng một lá kim loại M vào dung dịch Fe(NO3)3. Sau một thời gian lấy lá kim loại M ra cân thấy khối
lượng không đổi. Kim loại M là
A. Mg.
B. Fe.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 33: Khi cho dung dịch chứa a mol NaOH hoặc dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol
AlCl3 đều thu được c mol kết tủa. Mối quan hệ giữa a, b, c là
A. a = 0,2b + 2,5c.
B. a = 1,25b + c.
C. a = b + c.
D. a = 0,75b – c.
Câu 34: Hai nguyên tố X và Y thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng phân loại tuần hoàn (Z X < ZY). Tổng số hạt
mang điện của cả hai nguyên tử X và Y là 66. Trong các phát biểu sau đây:
(1) Hai nguyên tố X và Y đều là phi kim và đều nằm ở các nhóm A trong bảng phân loại tuần hoàn.
(2) X và Y đều tạo được oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro.
(3) Tính phi kim, độ âm điện và năng lượng ion hóa (I1) của Y đều lớn hơn X.
(4) Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của Y có tính axit mạnh hơn so với X.
(5) Ở điều kiện thường, trạng thái đơn chất đều có công thức phân tử là X2, Y2.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO
(dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với hiđro là 14,5). Cho toàn
bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị
của m là
A. 14,0.
B. 10,1.
C. 18,9.
D. 14,7.
Câu 36: X có công thức phân tử C5H10. Từ X có sơ đồ sau: X  rượu A bậc 2  Y  rượu B bậc 3. Với A, Y,
B là các sản phẩm chính. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH=CH-CH2-CH3.
B. CH3-CH(CH3)-CH=CH2.
C. CH3-CH2-CH2-CH=CH2.
D. CH3-C(CH3)=CH-CH3.
Trung tâm BDVH&LTĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715

www.bdvh.hcmus.edu.vn 3

Câu 37: Dung dịch làm phenolphtalein hóa hồng là
A. Na2CO3.
B. HCl.

C. BaCl2.

D. ZnSO4.

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước thu được 500 ml dung dịch
chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Ba.
B. Ca.
C. K.
D. Na.
Câu 39: Hòa tan hết 11,6 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí (CO2, NO) và dung
dịch X. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Hãy cho biết dung dịch Y có thể hòa tan
5

tối đa bao nhiêu gam bột Cu? Biết rằng sản phẩm khử duy nhất của N là khí NO.
A. 16,0 gam.
B. 32,0 gam.
C. 48,0 gam.

D. 28,8 gam.

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M.
Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch KOH dư rồi lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,0.
B. 16,0.
C. 5,0.
D. 10,1.
Câu 41: Khi thủy phân hoàn toàn một este X (chỉ chứa một loại nhóm chức) thu được 0,92 gam glixerol; 3,02
gam natri linoleat và m gam natri oleat. Giá trị của m là
A. 6,08.
B. 4,56.
C. 9,12.
D. 3,04.
Câu 42: Peptit A có phân tử khối là 245 và chứa 17,14% nitơ về khối lượng. Khi thủy phân không hoàn toàn A,
trong hỗn hợp sản phẩm thu được có hai đipeptit B và C. Phân tử khối tương ứng của B và C là 174 và 188. Peptit
A là
A. Ala-Gly-Val-Gly.
B. Ala-Val-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Ala.
D. Val-Gly-Ala.
Câu 43: Một hiđrocacbon A khối lượng phân tử bằng 92 đvC. Cho 1,84 gam A tác dụng hết với lượng dư dung
dịch AgNO3/NH3 thu được 6,12 gam kết tủa. Số công thức cấu tạo của A là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 44:
A.
B.
C.
D.

Hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?
Nhỏ vài giọt anilin vào dung dịch HCl thấy dung dịch bị đục.
Cho khí etylamin tiếp xúc giấy quỳ tím ẩm, thấy giấy quì hóa xanh.
Khi cho dòng khí metylamin tiếp xúc với khí hiđro clorua thấy xuất hiện khói trắng.
Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.

Câu 45: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(2) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(3) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit.
(4) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.
(5) Khi đun nóng hoặc cho dung dịch axit, dung dịch bazơ vào dung dịch protein thì protein sẽ đông tụ lại.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 46: Để nhận biết các khí: CO2, SO2, H2S, N2 cần dùng các dung dịch
A. brom và NaOH.
B. brom và Ba(OH)2.
C. KMnO4 và NaOH.

D. NaOH và Ca(OH)2.

Câu 47: Hợp chất A có công thức tổng quát (CxH4Ox)n thuộc loại axit no đa chức, mạch hở. Giá trị của x và n
tương ứng là
A. 3 và 2.
B. 2 và 3.
C. 4 và 1.
D. 2 và 2.
Câu 48: A là hỗn hợp các muối: Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho
dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam A. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 25.
B. 31.
C. 34.
D. 27.
Câu 49: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung
dịch X. Lấy 300 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được
dung dịch Z có pH = 2. Giá trị của V là
A. 0,424.
B. 0,134.
C. 0,414.
D. 0,214.
Câu 50: Chất không cho được phản ứng trùng hợp là
A. etilen.
B. toluen.

C. caprolactam.

D. stiren.

----- HẾT ----Trung tâm BDVH&LTĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715

www.bdvh.hcmus.edu.vn 4

ÐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA NĂM 2015 – MÃ ĐỀ 314
1. C

2. D

3. C

4. D

5. C

6. C

7. C

8. D

9. D

10. C

11. B

12. D

13. C

14. A

15. C

16. B

17. B

18. A

19. B

20. D

21. B

22. D

23. D

24. C

25. B

26. D

27. C

28. A

29. C

30. C

31. D

32. A

33. A

34. B

35. D

36. B

37. A

38. A

39. B

40. A

41. A

42. B

43. D

44. A

45. D

46. B

47. A

48. A

49. B

50. B

Trung tâm BDVH&LTĐH Trường ĐHKHTN 227, Nguyễn Văn Cừ - Quận 5 - ĐT: 38 323 715

www.bdvh.hcmus.edu.vn 5

nguon tai.lieu . vn