Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ KỲ THI NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ BÀI THI LOGIC Hình thức làm bài: Trắc nghiệm Số câu hỏi: 30 câu Thời gian làm bài: 60 phút
  2. International University fb.com/tuvantuyensinh.dhqt.dhqgtphcm MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỀ THI ........................................2 1. Quy cách đề thi ...............................................................................................................................2 2. Nội dung thi 3. Phân bố số câu hỏi của đề thi theo độ khó .............................................................................2 4. Các lưu ý chung ..............................................................................................................................3 CHƯƠNG II. ĐỀ THI MẪU............................................................................................4 1
  3. International University fb.com/tuvantuyensinh.dhqt.dhqgtphcm CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỀ THI 1. Quy cách đề thi • Mỗi đề thi bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi được kèm theo 4 lựa chọn trả lời cho sẵn A, B, C, D và thí sinh phải chọn một trong các câu trả lời này. • Thời gian làm bài là 60 phút. 2. Nội dung thi Nội dung các câu hỏi bài thi Logic nhằm kiểm tra các phương pháp suy luận, các lập luận dựa trên suy luận Logic cùng với việc áp dụng các suy luận này vào các vấn đề của đời sống hằng ngày, vào các lập luận, chứng minh toán học, giải quyết các vấn đề thực tế, v.v. Bài thi cũng kiểm tra các quy tắc Logic mệnh đề cơ bản được sử dụng trong các chương trình toán phổ thông trung học. Cụ thể, nội dung các câu hỏi trong một đề thi thuộc các chủ đề sau đây (với tỷ lệ kèm theo): a. Các suy luận, lập luận Logic áp dụng vào các vấn đề thực tế. Phần này chiếm tỷ lệ 30% nội dung đề thi (9 câu). b. Các kiểu tư duy theo Logic mệnh đề. Phần này chiếm tỷ lệ 30% nội dung đề thi (9 câu). c. Suy luận Logic có sử dụng các cơ sở (kiến thức) thuộc môn Toán trong chương trình trung học phổ thông. Phần này chiếm tỷ lệ 40% nội dung đề thi (12 câu). 2
  4. International University fb.com/tuvantuyensinh.dhqt.dhqgtphcm 3. Phân bố số câu hỏi của đề thi theo độ khó Các câu hỏi có phân bố theo độ khó như sau: a. Mức độ dễ (áp dụng kiến thức trực tiếp): 50% tổng số câu hỏi (15 câu). b. Mức độ dễ có suy luận, tổng hợp (áp dụng kiến thức có suy luận, tổng hợp): 20% tổng số câu hỏi (6 câu). c. Mức độ tương đối khó: 15% tổng số câu hỏi (từ 4-5 câu). d. Mức độ khó: 10% tổng số câu hỏi (3 câu). e. Mức độ rất khó, đòi hỏi suy luận cao: 5% tổng số câu hỏi (từ 1-2 câu). 4. Các lưu ý chung a. Trong một đề thi thật, các câu hỏi không nhất thiết được sắp theo thứ tự mức độ khó dễ. b. Nhiều câu hỏi học sinh cần phải sử dụng máy tính cầm tay (pocket calculator) để giải. Do vậy, khi đi thi, học sinh nên mang theo một máy tính cầm tay (thuộc danh sách các máy tính cầm tay được cho phép mang vào phòng thi do Bộ GD&ĐT quy định). c. Nhiều câu hỏi mới nhìn qua học sinh có thể thấy khó, nhưng nếu giữ được bình tĩnh thì hoàn toàn có thể làm được tốt. Do vậy, học sinh phải hết sức bình tĩnh khi làm bài. Tuy nhiên, học sinh cũng phải lưu ý: thời gian trung bình để giải một câu là hai phút. Do vậy, không nên bỏ quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. d. Cách đánh dấu câu trả lời, bỏ một lựa chọn và chọn câu trả lời khác: Theo quy định chung của Trường Đại học Quốc tế. 3
  5. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic Bài thi Logic Câu 1. Có bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số có thể được tạo ra từ các chữ số 1,4,5,8,0 nếu mỗi chữ số chỉ được sử dụng 1 lần? A. 36 B. 60 C. 72 D. 120 Câu 2. "Không phải mọi sinh viên nói tiếng Anh tốt đều là sinh viên của ĐH Quốc tế" có nghĩa là: A. Nhiều sinh viên của ĐH Quốc tế nói tốt tiếng Anh. B. Có vài sinh viên của ĐH Quốc tế nói tiếng Anh không tốt. C. Hầu hết sinh viên của ĐH Quốc tế nói tốt tiếng Anh. D. Một số sinh viên nói tiếng Anh tốt nhưng không phải là sinh viên của ĐH Quốc tế. Câu 3. Hãy cho biết số tiếp theo của dãy số dưới đây là số nào? 2, 6, 14, 30, ... A. 62 B. 55 C. 72 D. 50 Câu 4. Phủ định của mệnh đề "An cao 1m75 và cân nặng ít nhất 70kg" là mệnh đề: A. An cao dưới 1m75 và cân nặng ít nhất 70kg B. An cao dưới 1m75 và cân nặng dưới 70kg C. An cao dưới 1m75 hoặc cân nặng dưới 70kg D. An không cao 1m75 hoặc cân nặng dưới 70kg Câu 5. Phủ định của mệnh đề "Nếu trời mưa thì tôi ở nhà" là mệnh đề nào dưới đây? A. Nếu trời không mưa thì tôi không ở nhà B. Trời mưa và tôi không ở nhà C. Trời mưa hoặc tôi ở nhà D. Trời không mưa và tôi ở nhà Câu 6. Giả sử f, g là các hàm số xác định trên R và hệ bất phương trình f (x) > 0 và g(x) > 0 vô nghiệm. Mệnh đề nào sau đây là luôn đúng: A. Nếu f (x0 ) > 0 thì g(x0 ) ≤ 0. B. Nếu f (x0 ) < 0 thì g(x0 ) ≤ 0. 1
  6. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic C. Nếu f (x0 ) > 0 thì g(x0 ) ≥ 0. D. Nếu f (x0 ) < 0 thì g(x0 ) ≥ 0. Câu 7. Có 5 khánh du lịch được chia làm hai nhóm xuống hai thuyền, trong đó thuyền nhỏ chở hai người và thuyền lớn chở ba người. Hỏi có bao nhiêu cách chia? A. 5 cách B. 12 cách C. 6 cách D. 10 cách Câu 8. Cho m và n là hai số tự nhiên và m.n ≥ 59. Khẳng định nào dưới đây đúng? A. Trong hai số m và n có ít nhất một số nguyên tố B. Tổng m + n là số chẵn C. Trong hai số m và n có ít nhất một số lớn hơn hoặc bằng 8 D. Cả hai số m và n đều lớn hơn 6 Câu 9. Cho m và n là hai số nguyên dương sao cho m2 + n2 ≥ 25. Khẳng định nào dưới đây luôn đúng? A. Trong hai số m và n có ít nhất một số chẵn B. Trong hai số m và n có ít nhất một số lẻ C. m ≥ 3 hoặc n ≥ 5 D. Nếu m chẵn thì n ≤ 4 Câu 10. Số sinh viên biết chơi các môn thể thao trong một lớp được phân thành 3 nhóm như sau: nhóm bóng chuyền (C), nhóm bóng bàn (B) và nhóm bóng đá (A). Biết rằng: Không bạn nào trong nhóm (C) có thể thuộc nhóm (B), vài bạn thuộc nhóm (C) và cũng thuộc nhóm (A). Khi đó có thể kết luận rằng: A. Mọi bạn thuộc nhóm (A) đều không thuộc nhóm (B). B. Có ít nhất vài bạn thuộc nhóm (A) mà không thuộc nhóm (B). C. Có nhiều bạn thuộc nhóm (B) và cũng thuộc nhóm (A). D. Tất cả các bạn thuộc nhóm (A) đều không thuộc nhóm (B). Câu 11. Có ba bạn An, Ba và Lan. Giả sử chỉ có một trong hai bạn An hoặc Ba được mời đi dự tiệc và nếu bạn An được mời thì bạn Lan cũng sẽ được mời. Nhưng bạn Lan không được mời dự tiệc. Người được mời dự tiệc là: A. An B. Ba C. Lan D. Lan và Ba 2
  7. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic Câu 12. Một gia đình có người con út là gái. Cô gái út này có số chị gái bằng số anh trai. Người con trai lớn nhất có số chị em gái bằng hai lần số em trai. Hỏi gia đình đó có mấy người con? A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 13. Xét các mệnh đề H1 , H2 , O1 và O2 . Giả sử rằng: 1) H1 hoặc H2 là đúng; 2) Nếu H1 đúng thì O1 là đúng 3) Nếu H2 đúng thì O2 đúng 4) Nếu O1 đúng thì O2 sai Khi đó, nếu O1 là đúng thì A. H1 đúng B. H2 đúng C. Cả H1 và H2 đều đúng. D. Cả H1 và H2 đều sai. Câu 14. Trong tủ kín có 75 cà vạt chỉ khác nhau về màu, gồm 25 đỏ, 20 xanh, 20 vàng, còn lại là màu nâu và đen. Hỏi cần lấy ngẫu nhiên ít nhất bao nhiêu cà vạt để trong đó có 10 cà vạt cùng màu? A. 37 B. 38 C. 39 D. 40 Câu 15. Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia và hai bạn bất kỳ trong bốn bạn này không sống cùng một thành phố. Khi được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau: - Phương: Dương ở Huế, còn tôi ở Sài gòn. - Dương: Tôi cũng ở Sài gòn còn Hiếu ở Huế. - Hiếu: Không, tôi ở Đà nẵng còn Hằng ở Vinh. - Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có một vế đúng một vế sai. Biết rằng Hằng nói đúng. Hỏi chính xác quê Dương ở đâu? A. Huế B. Sài gòn 3
  8. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic C. Vinh D. Đà nẵng Câu 16. An, Linh và Tú cùng chạy đua 100 m, bắt đầu từ vạch xuất phát. Khi An về đích thì Tú còn cách đích 5 m và Linh cách đích 10 m. Trong lần chạy thứ hai, An lùi sau vạch xuất phát 10 m, Tú lùi 5 mét còn Linh vẫn ở vạch xuất phát (và do đó khi bắt đầu chạy thì Linh ở trước, Tú chạy phía sau và An chạy sau cùng). Hỏi lần thứ hai này ai về đích trước, giả thiết rằng tốc độ chạy của mỗi người trong hai lần là không thay đổi? A. An B. Tú C. Linh D. Cả ba về đích cùng lúc Câu 17. Giả sử mệnh đề sau đây là đúng: "Nếu trời không mưa, Huy sẽ đi xem phim". Mệnh đề này có nghĩa là: A. Huy không đi xem phim vì trời mưa B. Huy đi xem phim mặc cho trời mưa C. Huy không đi xem phim vì trời không mưa D. Cả ba mệnh đề kia đều sai. Câu 18. Ở một lớp học, mỗi học sinh đều có thể chơi được ít nhất 1 trong 3 môn thể thao: bóng bàn, bóng đá và bóng chuyền. Có 11 em chơi được bóng đá, 10 em chơi được bóng bàn và 8 em chơi được bóng chuyền. Trong đó: có 3 em chơi được cả 3 môn; có 5 em chơi được bóng đá và bóng chuyền; có 4 em chơi được bóng đá và bóng bàn và 4 em chơi được bóng chuyền và bóng bàn. Hỏi lớp học có tất cả bao nhiều em học sinh? A. 45 B. 19 C. 25 D. 20 Câu 19. Một người lái xe đi từ A đến B với vận tốc 30 km/h và ngay lập tức quay trở về A. Hỏi khi trở về người đó đi với vận tốc bao nhiêu để vận tốc trung bình cho cả cuộc hành trình (đi từ A đến B rồi từ B trở về A) là 60 km/h? A. 90 km/h B. 100 km/h C. 120 km/h D. Không thể nào đạt được vấn tốc trung bình như yêu cầu. 4
  9. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic Câu 20. Một thùng (khi đầy) có thể chứa được 14 kg kẹo loại A hoặc 21 kg kẹo loại B. Nếu bỏ đầy thùng bằng cả hai loại kẹo A và B, với tổng giá tiền bằng nhau cho mỗi loại, thì thùng sẽ cân nặng 18 kg kẹo và có giá tổng cộng một triệu hai trăm nghìn (1, 200, 000) đồng. Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Kẹo loại A giá 90, 000 đồng/kg và loại B giá 40, 000 đồng/kg. B. Kẹo loại A giá ít hơn 80, 000 đồng/kg và loại B giá đúng bằng 60, 000 đồng/kg. C. Kẹo loại A giá cao hơn 90, 000 đồng/kg và loại B giá ít hơn 40, 000 đồng/kg. D. Kẹo loại A giá cao hơn 90, 000 đồng/kg và loại B giá ít hơn 60, 000 đồng/kg. Câu 21. Khi bác Minh bằng tuổi bé Mi thì bà Hạnh bằng tuổi bác Minh và bé Mi bây giờ cộng lại. Mệnh đề nào sau đây là đúng? A. Bây giờ tuổi bà Hạnh gấp đôi tuổi bác Minh B. Bây giờ tuổi bà Hạnh gấp ba tuổi bác Minh C. Bây giờ tuổi bà Hạnh gấp rưỡi tuổi bác Minh D. Các đáp án kia đều sai Câu 22. Có 10 viên bi được đánh số từ 1 đến 10. Xếp ngẫu nhiên 10 viên bi này thành một vòng tròn. Xét các mệnh đề sau: (I) Tồn tại hai viên bi liền nhau có tổng các số viết trên đó lớn hơn hoặc bằng 11. (II) Tồn tại ba viên bi liền nhau có tổng các số viết trên đó lớn hơn hoặc bằng 17. (III) Tổng các số viết trên hai viên bi liên tiếp luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 5. Trong các khẳng định dưới đây khẳng định nào là đúng? A. Chỉ có mệnh đề (I) là đúng, còn lại đều sai B. Chỉ có mệnh đề (II) là đúng, còn lại đều sai C. Cả hai mệnh đề (I) và (II) đều đúng D. Cả hai mệnh đề (I) và (III) đều đúng Câu 23. Có 5 quân bài là 7 cơ, 7 rô, 2 cơ, 8 bích và 4 chuồn được xếp thành 1 hàng ngang trên bàn theo thứ tự nói trên từ trái sang phải. Quân được yêu cầu chọn 1 trong các lá bài trên nhưng không chạm vào nó mà phải đưa ra các mô tả về lá bài để người khác đoán. Quân mô tả như sau: • Số trên lá bài của tôi là một số nguyên tố • Tổng của số trên 2 lá bài ở kế 2 bên lá bài của tôi là bội số của 3 • Lá bài của tôi ở cạnh lá bài ở cạnh lá 2 cơ. Hỏi lá bài của Quân là lá bài nào? A. 7 cơ B. 7 rô C. 2 cơ D. Không có lá bài nào thoả mãn tất cả các mô tả 5
  10. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic Câu 24. Có 1 dãy ghế bày theo hàng ngang gồm 8 ghế. Có bao nhiêu cách chọn 4 chiếc ghế trong dãy ghế sao cho không có 2 ghế được chọn nào liền kề nhau? (không tính các hoán vị của 4 chiếc ghế được chọn) A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25. Chỉ những người có bằng lái mới có thể lái xe và chỉ có những người thi đỗ kỳ thi mới có bằng lái. Kỳ thi gồm có 2 phần: Phần lý thuyết và phần thực hành. Do vậy: A. Chỉ có những ai thi đỗ kỳ thi mới có thể lái xe. B. Những ai lái xe trên đường đều đã thi đỗ phần thực hành. C. Vài trường hợp không thi đỗ vẫn có thể chấp nhận cho lái xe. D. Cả 2 câu A và B đều đúng. Câu 26. Tôi không có anh chị em và cha của người này là con của cha tôi. Vậy người này là gì đối với tôi? A. Ông B. Bác C. Cha D. Con Câu 27. Ta có những viên gạch hình hộp chữ nhật dài 20cm, rộng 10cm và cao 5cm. Ta xếp những viên gạch này vào một cái hộp hình lập phương cạnh 20cm sao cho không có viên nào ở bên ngoài hình lập phương. Số gạch nhiều nhất ta có thể xếp là: A. 8 viên B. 10 viên C. 6 viên D. 12 viên Câu 28. Một trường phổ thông tổ chức cho học sinh đi tham quan bằng xe ô tô.Khởi đầu chuyến đi số học sinh trên tất cả các xe là bằng nhau. Đi được nửa đường thì có 10 xe bị hỏng không đi tiếp được, nên mỗi xe còn lại phải chở thêm 1 học sinh từ các xe hỏng. Tới lúc khởi hành đi về thì có thêm 15 xe nữa bị hỏng, nên mỗi xe còn lại phải chở thêm 3 học sinh so với lúc khởi hành đi. Hỏi tổng số học sinh tham gia chuyến đi là bao nhiêu? A. 200 B. 900 C. 1000 D. Cả 3 đáp án trên đều sai 6
  11. Trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG-HCM KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC 2021, Đề thi mẫu. Bài thi Logic Câu 29. Một người đi xe đạp xuôi chiều gió 1 km hết 3 phút, sau đó quay lại đạp ngược gió 1 km hết 4 phút. Giả sử rằng sức đạp xe của người đó không đổi trong suốt hành trình, hỏi nếu không có gió thì người đó đạp xe 1 km hết bao nhiêu phút? A. 3.5 phút B. 3.7 phút C. 24/7 phút D. 3 phút 25 giây Câu 30. Biết rằng: (1) Nếu An không học tập chăm chỉ, An sẽ thi rớt môn Toán. (2) Nếu An thi rớt môn Toán, An không thể tốt nghiệp năm nay. (3) Nếu An không thể tốt nghiệp năm nay, sang năm học tới An sẽ phải học lại. Kết luận nào sau đây là đúng: A. Nếu An học tập chăm chỉ, An sẽ tốt nghiệp. B. Nếu cuối năm nay An tốt nghiệp được thì An đã học tập chăm chỉ. C. Nếu An thi đậu môn Toán thì An sẽ tốt nghiệp trong năm nay. D. Nếu sang năm học tới An phải học lại thì An đã thi rớt môn Toán trong năm nay. 7
nguon tai.lieu . vn