Xem mẫu

  1. KIỂM THI KỲ 1 Môn Sinh học Lớp 12 Đề 1 Họ, tên thí sinh :....................................................... Lớp : 12 ........... 1: Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là A. Đột biến xôma B. Đột biến tiền phôi C. Đột biến lặn D. Đột biến giao tử 2: Những hiểm hoạ tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen là gì? A. Cả 3 đáp án trên B. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại thuốc kháng sinh C. Gen kháng thuốc diệt cỏ làm biến đổi tương quan trong hệ sinh thái nông nghiệp D. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm có thể không an toàn cho người 3: Thể song nhị bội là có cơ thể có: A. Tế bào mang bộ NST tứ bội B. Tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau C. Tế bào mang bộ NST lưỡng bội 2n D. Tất cả đều sai 4: Hiện tượng lá đốm trắng xanh ở cây vạn niên thanh là kết quả di truyền A. Theo dòng mẹ B. Tương tác gen C. Trội lặn không hoàn toàn D. Phân ly độc lập 5: Quần thể tự phối ban đầu có 50% Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là: A. 25% B. 50% C. 43,75% D. 75% 6: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng? A. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa 7: Trong phương pháp di truyền người, phương pháp di truyền tế bào A. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và tôn gr hợp prôtêin do gen đó qui định B. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen
  2. C. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc NST D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng 8: Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất? A. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc B. Đảo vị trí giữa hai nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc C. Thay một nuclêôtít ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen D. Mất một nuclêôtít ở sau mã mở đầu 9: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen 10: Cơ thể được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng có đặc điểm: A. Có bộ gen giống hoàn toàn cơ thể mẹ B. Có bộ gen đồng hợp tất cả các gen C. Mang tính trạng của hai loài D. Mang bộ gen của hai loài 11: Một loài thực vật gen A qui định cây cao, a qui định cây thấp; B qui định quả đỏ, b qui định quả trắng.Cho cây cao quả đỏ giao phấn với cây thấp quả trắng tỉ lệ kiểu hình ở F1 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20% cây cao, quả trắng: 20% cây thấp quả đỏ. Tính tần số hoán vị gen: A. 30% B. 60% C. 20% D. 40% 12: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng A. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân ly C. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật D. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ 13: Gen phân mảnh có đặc tính là: A. Vùng mã hoá xen đoạn không mã hoá axitamin B. Do các đoạn Okazaki gắn lại C. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi D. Gồm các nuclêôtít không nối liên tục 14: Thường biến là những biến đổi về A. cấu trúc di truyền.
  3. B. kiểu hình của cùng một kiểu gen. C. bộ nhiễm sắc thể. D. một số tính trạng. 15: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab/aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau. A. 8% B. 1% C. 16% D. 24% 16: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là: A. 1/4. B. 1/8. C. 3/4. D. 3/8. 17: Trong kỹ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền A. Có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp B. Có khả năng nhân đôi với tốc độ cao C. Không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh D. Các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo 18: Ở người, bệnh mù màu(đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm ), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm × XMY B. XMXM × XmY C. XMXm × XmY D. XMXM × XMY A 0,8 19: Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần a 0,2 thể ngẫu phối là A. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa B. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa D. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa 20: Đoạn chứa thông tin axitamin ở vùng mã hoá ở vùng mã hoá của gen ở tế bào nhân thực gọi là: A. Intron B. Citron C. Exon D. Codon 21: Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì A. Trong kì đầu I của quá trình giảm phân tạo giao tử, tất cả các NST kép của cặp tương đồng đã xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng B. Đời lai luôn luôn xuất hiện số kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ
  4. C. Trong cơ thể có thể đạt tần số hoán vị gen tới 50% D. Giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành kiểu hình 22: Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau F1 được toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu A. Át chế hoặc cộng gộp B. Bổ trợ C. Cộng gộp D. Át chế hoặc bổ trợ 23: Việc áp dụng kĩ thuật công nghệ tế bào trong sản xuất vật nuôi bao gồm: A. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính B. Cấy truyền phôi và dung hợp tế bào trần C. Chọn dòng tế bào xôma biến dị và dung hợp tế bào trần D. Nhân bản vô tính và nuôi cấy tế bào sinh dưỡng 24: Một phụ nữ có 47 NST trong đó có 3 NST X. Người đó bị hội chứng A. Toóc nơ B. Claiphentơ C. Đao D. Siêu nữ 25: Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là A. Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi C. Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người D. Tất cả đều đúng 26: Cho 1 NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc NST tạo ra NST cá cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến A. Đảo đoạn ngoài tâm động B. Chuyển đoạn không tương hỗ C. Đảo đoạn có tâm động D. Chuyển đoạn tương hỗ 27: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào nhau thai bong ra trong nước ối của phụ nữ mang thai 15 tuần người ta có thể phát hiện điều gì? A. Mẹ mắc hội chứng tam nhiễm B. Mẹ bị mù màu, con bị máu khó đông C. Đứa trẻ mắc hội chứng đao D. Con mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  5. Ab aB 28: Gen A vàcách nhau 12 cM. Một cá thể dị hợp có bố mẹ là x sẽ tạo Ab aB ra các giao tử có tần số A. 6% AB, 44% Ab, 44% aB, 6% ab B. 16% AB, 34% Ab, 34% aB, 16% ab C. 30% AB, 20% Ab, 20% aB, 30% ab D. 20% AB, 30% Ab, 30% aB, 20% ab 29: Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể. C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể. D. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể. 30: Trong kỹ thuật cấy gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn Ecoli vì chúng A. Thích nghi cao với môi trường B. Có tốc độ sinh sản nhanh C. Có cấu tạo đơn giản D. Dễ phát sinh biến dị 31: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 11 cao: 1 thấp. D. 3 cao: 1 thấp. 32: Một trong những đặc điểm của thường biến A. Thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình B. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình C. Thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình D. Không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình 33: Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ A. Phân tử ARN B. Chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin C. Phân tử ADN liên kết với prôtêin D. Phân tử ADN dạng vòng 34: Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do? A. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kì sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và XY B. Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY
  6. C. Cặp NST giới tính XY sau khi tử nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY D. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX 35: Tần số tương đối của gen (Tần số alen) là tỷ lệ phần trăm A. Các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số kiểu gen của quần thể B. Số cá thể chứa alen đó trong tổng số cá thể của quần thể C. Số giao tử mang alen đó trong quần thể D. Alen đó trong các kiểu gen của quần thể 36: Vốn gen của quần thể là gì? A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. 37: Ở cả chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua ở vàng, tỷ lệ phân tính đời lai là A. 9 quả đỏ: 7 quả vàng B. 1 quả đỏ: 1 quả vàng C. Đều quả đỏ D. 3 quả đỏ: 1 quả vàng 38: Khi xử lý plasmits và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzym là A. Ligaza B. Amilaza C. Restrictaza D. Pôlymeraza 39: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là A. 3 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 1 đỏ: 1 vàng. D. 11 đỏ: 1 vàng. 40: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là A. Sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng B. Do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo C. Sự tự nhân đôi, phân ly của NST trong cặp NST tương đồng D. Các gen nằm trên các NST
nguon tai.lieu . vn