Xem mẫu

  1. CƠ SỞ BỒI DƯỠNG VÀ LUYỆN THI VẬT LÍ – CÔ LY DẠY LÍ – THẦY TÂN DẠY LÍ - BMT ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 CHƯƠNG 1 LẦN 1 Câu 1: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electrôn. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11m3/kg.s2 A. 1,62.10-8 kg. B. 1,86.10-9 kg. C. 2,65.10-9 kg. D. 5,81.10-8 kg. Câu 2: Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang tích điện trái dấu có U=1000 V, khoảng cách giữa hai bản là d= 1cm. Chính giữa hai bản có một giọt thủy ngân lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống còn 995V. Tìm thời gian để giọt thủy ngân rơi xuống bản dưới? A. 0,67 s. B. 0,54 s. C. 0,45 s. D. 1,25 s. Câu 3: Phát biểu nào sai về đường sức điện trường? A. Nhìn vào sự phân bố đường sức ta biết được điện trường mạnh, yếu khác nhau. B. Đường sức điện là những đường cong kín C. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức. D. Các đường sức điện không cắt nhau. Câu 4: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là: A. E = 1800 (V/m). B. E = 0 (V/m). C. E = 18000 (V/m). D. E = 36000 (V/m). Câu 5: Cho hai điện tích q1, q2 cùng dấu đặt tại A và B cách nhau một khoảng d trong không khí. O là trung điểm của AB. Điểm M di chuyển trên đường trung trực của AB kể từ O ra xa dần thì cường độ điện trường gây bởi hai điện tích trên có độ lớn A. giảm rồi tăng. B. tăng. C. tăng rồi giảm. D. giảm. Câu 6: Quả cầu khối lượng 4,5.10-3 kg treo vào sợi dây dài 1m. Quả cầu treo giữa hai tấm kim loại song song, thẳng đứng cách nhau 4cm. Đặt một hiệu điện thế 750 V vào hai tấm kim loại đó thì quả cầu lệch khỏi vị trí ban đầu 1cm. Tính điện tích của quả cầu? A. 24.10-10 C. B. 1,2.10-8 C. C. 3,2.10-8 C. D. 2,4.10-8 C. Câu 7: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 4 μF, C2 = C3 = 4 μF mắc (C2 nt C3)// C1 rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V. Điện tích trên tụ C2 là: A. 5.10-5 C. B. 2.10-5 C. C. 10-5 C. D. 3.10-5 C. Câu 8: Hai tụ không khí phẳng có C1= 2C2, mắc nối tiếp vào nguồn U không đổi. Cường độ điện trường trong C1 thay đổi bao nhiêu lần nếu nhúng C2 vào môi trường có ε=2? A. giảm bốn lần. B. tăng gấp đôi. C. tăng 1,5 lần. D. giảm một nửa. Câu 9: Đại lượng nào sau đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm? A. Khoảng cách r từ Q đến điểm ta xét. B. Điện tích thử q. Lớp Thầy Tân: 58 Trương Công Định (0985335791) Lớp Cô Ly : 102/38 Nguyễn Tất Thành ( 0946485356) Fb: Thầy Tân Dạy Lí Fb: Cô Ly Dạy Lí Page 1
  2. CƠ SỞ BỒI DƯỠNG VÀ LUYỆN THI VẬT LÍ – CÔ LY DẠY LÍ – THẦY TÂN DẠY LÍ - BMT C. Hằng số điện môi của môi trường. D. Điện tích Q. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bên trong vật dẫn, điện thế bằng không. B. Ứng dụng sự phân bố điện tích trên bề mặt vật dẫn để làm cột chống sét. C. Điện tích tập trung nhiều ở những chỗ lồi của vật dẫn. D. Khi một vật dẫn nhiễm điện, thì điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài vật. Câu 11: Một tụ điện không khí phẳng mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 100 (V). Hai bản tụ điện cách nhau 4mm. Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện là A. w = 2,76 (mJ/m3). B. w = 4,21.10-8 (J/m3). C. w = 1,105.10-8 (J/m3). D. w = 88,42 (mJ/m3). Câu 12: Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. giảm 2 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi bị nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện B. Khi bị nhiễm điện do tiếp xúc, electron dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. C. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. D. Khi bị nhiễm điện do tiếp xúc, electron dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. Câu 14: Cho hai điện tích dương q1= 0,018 µC và q2= 2nC đặt cố định trong không khí cách nhau một khoảng xác định a. Hỏi phải đặt điện tích q3 trên đoạn nối q1, q2 cách q1, q2 theo tỉ lệ nào để q3 đứng cân bằng. A. 9. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 15: Một electrôn chuyển động với vận tốc ban đầu v0 = 106 m/s dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều được một quãng đường s =1cm thì dừng lại. Xác định cường độ điện trường. A. 284,4V/m. B. 375,6 V/m. C. 105,6 V/m. D. 59,7 V/m Câu 16: Một điện tích điểm Q đặt cô lập trong không khí. Gọi ⃗⃗⃗⃗ 𝐸𝐵 là cường độ điện trường tại A và B do Q 𝐸𝐴 , ⃗⃗⃗⃗ gây ra, r là khoảng cách từ A đến Q. Để ⃗⃗⃗⃗ 𝐸𝐵 có độ lớn bằng nhau nhưng hợp với nhau 60o thì khoảng cách 𝐸𝐴 và ⃗⃗⃗⃗ giữa A và B là: A. r. B. 2r. C. r√3. D. r√2 Câu 17: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5g, được treo vào cùng điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu một điện tích q thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Lấy g=10m/s2. Tính điện tích mà ta đã truyền cho các quả cầu? A. q = 3,58.10-7 C. B. q = 1,79.10-7 C. C. q = 4,52.10-7 C. D. q = 7,16.10-7 C. Lớp Thầy Tân: 58 Trương Công Định (0985335791) Lớp Cô Ly : 102/38 Nguyễn Tất Thành ( 0946485356) Fb: Thầy Tân Dạy Lí Fb: Cô Ly Dạy Lí Page 2
  3. CƠ SỞ BỒI DƯỠNG VÀ LUYỆN THI VẬT LÍ – CÔ LY DẠY LÍ – THẦY TÂN DẠY LÍ - BMT Câu 18: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do? A. Nước mưa. B. Nước cất. C. Nước biển. D. Nước sông. Câu 19: Công thức nào sau đây chưa đúng? F Q U kQ A. E= . B. C= . C. E= . D. E= q U d r2 Câu 20: Một tụ phẳng không khí, có bản tụ hình tròn đường kính 1m đặt cách nhau 4cm. Tụ được nối với hiệu điện thế U=100V. Tìm điện tích trên tụ khi đó? A. 72 pC. B. 17 nC. C. 68 nC. D. 17 pC. Câu 21: Có ba tụ điện C1=4µF; C2=6 µF; C3=8 µF mắc nối tiếp, mỗi tụ có hiệu điện thế giới hạn là U=1800 V/m. Tìm hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ. A. 5400 V. B. 3600 V. C. 5850 V. D. 3900 V. Câu 22: Chọn phương án đúng? Khi ngắt tụ khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng tăng lên hai lần thì năng lượng điện trường giữa hai bản tụ A. giảm đi bốn lần. B. giảm đi hai lần. C. tăng lên hai lần. D. tăng gấp bốn lần. Câu 23: Điện dung của tụ không phụ thuộc vào A. bản chất của hai bản tụ. B. môi trường giữa hai bản tụ. C. khoảng cách giữa hai bản tụ. D. hình dạng, kích thước hai bản tụ. Câu 24: Cho hai bản kim loại phẳng có độ dài l=5cm đặt nằm ngang, song song, cách nhau một khoảng d =2cm. Giữa hai bản kim loại có một hiệu điện thế U=910V. Một electron bay theo phương nằm ngang vào giữa hai bản với vận tốc ban đầu v0= 5.104km/s. Tính độ lệch của electron khỏi phương ban đầu khi nó vừa ra khỏi hai bản kim loại. Coi điện trường giữa hai bản kim loại là đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực. A. 0,4 cm. B. 1 cm. C. 0,5 cm. D. 0,8 cm. Câu 25: Hai quả cầu nhỏ kim loại giống nhau được treo bởi hai dây cùng chiều dài l vào cùng một điểm, được tích điện như nhau và cách nhau một đoạn a (a rất nhỏ so với l). Chạm nhẹ tay vào một quả cầu. Tính khoảng cách giữa chúng sau đó. 𝑎 𝑎 𝑎 𝑎 A. 2. B. 3 √4 . C. √2. D. 3√2 Câu 26: Một Electron bay trong điện trường. Khi qua M có điện thế VM=150V thì có vận tốc vM=107(m/s)., khi qua điểm N nó có vận tốc vN=6.106(m/s). Tính điện thế ở điểm N?. A. 300 V. B. 32 V. C. 350 V. D. 332 V. Câu 27: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì A. hai quả cầu hút nhau. B. không hút mà cũng không đẩy nhau. C. hai quả cầu đẩy nhau. D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau. Lớp Thầy Tân: 58 Trương Công Định (0985335791) Lớp Cô Ly : 102/38 Nguyễn Tất Thành ( 0946485356) Fb: Thầy Tân Dạy Lí Fb: Cô Ly Dạy Lí Page 3
  4. CƠ SỞ BỒI DƯỠNG VÀ LUYỆN THI VẬT LÍ – CÔ LY DẠY LÍ – THẦY TÂN DẠY LÍ - BMT Câu 28: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích đặt cách nhau 1m, đẩy nhau một lực bằng 1,8 N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 3.10-5 N. Điện tích của mỗi vật là A. 1,25.10-5 C và 1,75.10-5 C. B. 2.10-5 C và 10-5 C. C. 1,5.10-5 C và 1,5.10-5 C. D. 2,5.10-5 C và 0,5.10-5 C. Câu 29: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây đúng? A. q1< 0 q2 >0. B. q1.q2 > 0. C. q1.q2 < 0. D. q1> 0 q2 < 0. Câu 30: Hai điện tích điểm dương có cùng độ lớn đặt tại A, B. Đặt một điện tích điểm Q0 tại trung điểm của AB thì Q0 cân bằng. Có thể kết luận A. Q0 là điện tích dương. B. Q0 là điện tích có dấu bất kì. C. Q0 phải bằng không. D. Q0 là điện tích âm. Câu 31: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu. B. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường. C. Sét giữa các đám mây. D. Chim thường xù lông về mùa rét. Câu 32: Hai quả cầu bằng kim loại cùng bản chất có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu có độ lớn khác nhau. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì A. điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng. B. hai quả không thay đổi điện tich vì cùng dấu. C. điện tích của hai quả cầu bằng nhau. D. điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc. Câu 33: Hai điện tích điểm đặt trong chân không, cách nhau một đoạn r = 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F' = 2,5.10-6N. A. 10 cm. B. 5 cm. C. 8 cm. D. 6 cm. Câu 34: Có ba tụ điện giống hệt nhau, mỗi tụ có điện dung 60μF. Hỏi ba tụ này ghép như thế nào để điện dung của bộ tụ là 90μF? A. Ba tụ ghép nối tiếp. B. Hai tụ ghép song song rồi nối tiếp với tụ thứ ba. C. Hai tụ ghép nối tiếp rồi song song với tụ thứ ba. D. Ba tụ ghép song song. Câu 35: Điều kiện để 1 vật dẫn điện là vật A. phải mang điện tích. B. phải ở nhiệt độ phòng. C. nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. có chứa các điện tích tự do. Lớp Thầy Tân: 58 Trương Công Định (0985335791) Lớp Cô Ly : 102/38 Nguyễn Tất Thành ( 0946485356) Fb: Thầy Tân Dạy Lí Fb: Cô Ly Dạy Lí Page 4
  5. CƠ SỞ BỒI DƯỠNG VÀ LUYỆN THI VẬT LÍ – CÔ LY DẠY LÍ – THẦY TÂN DẠY LÍ - BMT Câu 36: Một bộ tụ gồm 10 tụ giống nhau có điện dụng 8µF ghép nối tiếp vào một nguồn có hiệu điện thế U= 150V. Nếu một tụ bị đánh thủng, tìm năng lượng bị tiêu hao do sự phóng điện? A. 1 J. B. 15 mJ. C. 5 mJ. D. 1mJ. Câu 37: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật A và C cùng dấu. D. Điện tích của vật B và D cùng dấu Câu 38: Hai bản kim loại phẳng có chiều dài l =16cm, đặt song song cách nhau một khoảng d=10cm, được tích điện cho đến khi hiệu điện thế giữa chúng là U=9kV. Một electron bay vào điểm cách đều hai tấm kim loại và theo phương vuông góc với đường sức điện trường với động năng là W0đ = 18keV. Khối lượng của êlectron là m = 9.1.10-31kg. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Khi ra khỏi hai tấm kim loại quỹ đạo của vật bị lệch khỏi phương ban đầu một góc là A. α = 23014’ B. α = 21046’ C. α = 18035’ D. α = 13027’ Câu 39: Hai điện tích điểm q1=36.10-6C và q2=4.10-6C đặt tương ứng tại hai điểm A và B trong không khí, cho AB=100cm. Điểm C trên đoạn AB có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B A. 45cm. B. 75cm. C. 25cm. D. 55cm. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết electron A. một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron. B. một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron. C. một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron. D. một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. Lớp Thầy Tân: 58 Trương Công Định (0985335791) Lớp Cô Ly : 102/38 Nguyễn Tất Thành ( 0946485356) Fb: Thầy Tân Dạy Lí Fb: Cô Ly Dạy Lí Page 5
nguon tai.lieu . vn