Xem mẫu

PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG _________________ Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ĐỀ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC : 2015 ­ 2016 Môn: NGỮ VĂN ­ LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm : 01 trang) ________________________ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”… (SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? c. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Câu 2: (3,0 điểm) a. Thế nào là câu chủ động, câu bị động? b. Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành câu bị động: Cô giáo khen em. Câu 3: (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 6­ 8 câu) biểu cảm về một giờ ra chơi ở trường em, trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt. Hãy gạch chân câu đặc biệt đó. ________________________ PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG _____________________ Câu 1: (3,0 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC : 2015 ­ 2016 Môn: NGỮ VĂN ­ LỚP 7 (Hướng dẫn chấm gồm : 03 trang) ________________________ 1. Yêu cầu: a. ­ Đoạn văn trên trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ­ Tác giả Hồ Chí Minh. b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận c. ­ Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta. ­ Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. 2. Biểu điểm: ­ Mức tối đa: (3,0 điểm­ Mỗi ý đúng được 1 điểm). Học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trên. ­ Mức chưa tối đa: (từ 0,25­ 2,75): Căn cứ vào yêu cầu trên và mức độ đạt được của học sinh để giáo viên đánh giá theo thang điểm. ­ Mức không đạt: (0 điểm) Làm sai hoặc không làm được bài. Câu 2: (3,0 điểm) 1. Yêu cầu: a. Học sinh trình bày được khái niệm câu chủ động, câu bị động. ­ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). ­ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). b. Học sinh chuyển câu chủ động thành câu bị động. Chuyển câu chủ động: Cô giáo khen em. Thành câu bị động: Em được cô giáo khen. 2. Biểu điểm: ­ Mức tối đa: (3,0 điểm­ đúng ý a được 2; ý b 1 điểm). Học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trên. ­ Mức chưa tối đa: (từ 0,25­ 2,75): Căn cứ vào yêu cầu trên và mức độ đạt được của học sinh để giáo viên đánh giá theo thang điểm. ­ Mức không đạt: (0điểm) Làm sai hoặc không làm được bài. Câu 3: (4,0 điểm) 1. Tiêu chí về nội dung: (3,0 điểm) a. Mở đoạn: (0,5 điểm) Nêu cảm xúc chung về giờ ra chơi. ­ Mức tối đa (0,5 điểm): HS biết cách giới thiệu và đưa ra đối tượng cần biểu cảm (giờ ra chơi). ­ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Có giới thiệu hoặc đưa ra đối tượng biểu cảm song diễn đạt còn vụng, chưa hay. ­ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai kiến thức hoặc không có mở bài. b. Phát triển đoạn: (2,0 điểm) ­ Mức tối đa (2,0 điểm): HS biết phát triến đoạn văn theo đúng chủ đề, nội dung đoạn văn biểu cảm. Đoạn văn biết lựa chọn hình ảnh gây ấn tượng để miêu tả và bộc lộ cảm xúc. + Cảnh tượng chung của giờ ra chơi trên sân trường (không khí, hoạt động và các trò chơi, tinh thần, ý nghĩa,…của giờ ra chơi). ­ Mức chưa tối đa (từ 0,25­ 1,75 điểm: Đoạn văn đúng chủ đề, nội dung nhưng còn sai sót về diễn đạt, dùng từ,viết câu; hình ảnh chưa chọn lọc. Chưa tạo được cảm xúc, còn nặng về miêu tả hoặc trình bày cẩu thả; viết sai chính tả… ­ Mức không đạt: Nội dung đoạn văn lạc đề, sai kiến thức. c. Kết đoạn: (0,5 điểm) Khái quát cảm xúc về giờ ra chơi. ­ Mức tối đa (0,5 điểm): HS biết cách khái quát về đối tượng biểu cảm một cách ấn tượng. ­ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Có khái quát về đối tượng biểu cảm song diễn đạt còn vụng, chưa hay. ­ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai kiến thức hoặc không có kết bài. 2. Tiêu chí về hình thức: (1,0 điểm) a. Mức tối đa (1,0 điểm): ­ Viết đúng đoạn văn: biểu cảm. ­ Độ dài đảm bảo. Đoạn văn có bố cục đủ 3 phần (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn); các ý trong đoạn văn được sắp xếp các ý hợp lí, mạch lạc; trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả; vận dụng linh hoạt phương pháp viết văn biểu cảm; biết biểu cảm thông qua miêu tả và một số phương thức khác; biết lựa chọn hình ảnh hay để miêu tả và bộc lộ cảm xúc; lời văn trong sáng, giàu hình ảnh và có sự sáng tạo. ­ Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu đặc biệt và chỉ rõ. b. Mức chưa tối đa (từ 0,25­ 0,75 điểm): Hoàn thiện về bố cục nhưng các ý sắp xếp chưa thật hợp lí; diễn đạt còn lủng củng, còn mắc một số lỗi (dùng từ, câu, chính tả…); chưa sử dụng câu đặc biệt hoặc chưa chỉ rõ câu đặc biệt trong đoạn văn. c. Mức không đạt (0điểm): Đoạn văn không đạt yêu cầu về nội dung và hình thức; không rõ chủ đề . Đoạn văn viết lạc đề, sai kiến thức. ____________________________________ Họ và tên: Lớp: Câu 1: (3,0 điểm) BÀI KIỂM TRA (Thi lại) Môn Ngữ văn 7 Năm học: 2015­ 2016 Ngày : 6/ 8/ 2016 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”… (SGK Ngữ văn 7, tập 2) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? c. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Câu 2: (3,0 điểm) a. Thế nào là câu chủ động, câu bị động? b. Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành câu bị động: Cô giáo khen em. Câu 3: (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 6­ 8 câu) biểu cảm về một giờ ra chơi ở trường em, trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt. Hãy gạch chân câu đặc biệt đó. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn