Xem mẫu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2016- 2017

MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Cho đoạn thơ:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
b. Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan
luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.
b. Nêu khái niệm khởi ngữ.
Câu 3. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày phân tích tác hại của học “vẹt” và học “tủ”.
Câu 4: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải)
---------------Hết--------------(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………… …Số báo danh: …………………

Chữ kí giám thị 1: ……………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2016- 2017
CÂU
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

NỘI DUNG
ĐIỂM
a. Đoạn thơ trích bài Viếng lăng Bác
0.5
- Tác giả : Viễn Phương
0.5
b. Biện pháp điệp ngữ: Muốn làm
0.5
a. Phép trái nghĩa: bi quan- lạc quan
0.5
Phép lặp: khó khăn, cơ hội
0.5
b. Nêu đúng khái niệm khởi ngữ
0.5
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng yêu cầu đoạn văn nghị luận.
- Đoạn văn có câu chủ đề.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi
chính tả.
* Yêu cầu về nội dung HS nêu được những ý sau:
- Nêu khái quát luận điểm : Tình trạng học “vẹt”, học “tủ” khá phổ
0.5
biến của học sinh hiện nay, ngược lại với sự tự học, chủ động sáng tạo.
- Giải thích: + Học “vẹt”: học thuộc, trôi chảy nhưng không
0.25
hiểu gì.
0.25
+ Học “tủ” : chỉ tập trung vào một số bài, một số
vấn đề (do đoán đề thì sẽ ra phần đó).
0.25
- Biểu hiện và tác hại của việc học “vẹt”, học “tủ”:
+ Kiến thức không chắc chắn, thiếu toàn diện
+ Học đối phó nên không có kiến thức thực sự. Không thể
0.5
vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Biện pháp: Cần giáo dục ý thức ở mỗi học sinh: chống lại việc
0.25
học “vẹt”, học “tủ” và xác định cách học có hiệu quả: chủ động, sáng
tạo đi đôi với học hành
* Yêu cầu chung:
1. Về hình thức:
a. Đúng đặc trưng văn nghị luận: Phân tích thơ trữ tình.
b. Bố cục 3 phần hợp lý (Mở bài – Thân bài – Kết bài).
c. Lập luận chặt chẽ, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
2. Về nội dung: Phân tích các yếu tố nghệ thuật làm nổi bật các ý sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận khái quát về nội dung
và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5
Thân bài: Phân tích làm nổi bật hai ý sau:
a/ Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng hình ảnh đẹp của thiên
nhiên, của đất trời.
0.5

Lưu ý

+ Phác họa bằng những nét đơn sơ: “Dòng sông xanh”, “Bông
hoa tím biếc”, “Tiếng chim chiền chiện”.
-> Tạo nên cảnh sắc xuân đẹp rộn rã tràn ngập niềm vui.
+ Khổ thơ có nhạc điệu, âm thanh hòa quyện gợi lên một giai
điệu mùa xuân êm ái. Thán từ “ơi” bộc lộ niềm vui ngây ngất khi nghe
tiếng chim hót.
+ Hình ảnh : “Từng giọt long lanh rơi” “Tôi đưa tay tôi hứng”
-> Sự tưởng tượng đầy lãng mạng: tiếng chim hót đọng lại thành
giọt long lanh rơi xuống. Sự chuyển đổi cảm giác: Âm thanh biến
thành vật thể và nhà thơ đưa tay ra hứng thể hiện thái độ nâng niu, trân
trọng -> trạng thái say sưa ngây ngất trước đất trời đang vào xuân.
- Tóm lại khổ thơ thể hiện sự chan hòa của tâm hồn thi nhân với
thiên nhiên.
b/ Khổ 2: Mùa xuân đất nước
- Hình ảnh mùa xuân của đất nước được phác họa bằng hai hình
ảnh đẹp: Người chiến sỹ bảo vệ đất nước và người lao động xây dựng
quê hương.
- Điệp ngữ mùa xuân : Người cầm súng - lộc giắt đầy trên lưng.
Người ra đồng - lộc trải dài nương mạ.
Họ mang lộc cho đời. Lộc là chồi non, là sức sống, là tương lai:
+ Lộc của người nông dân, là kết quả lao động, là sức sống mùa
xuân đầy hứa hẹn.
+ Lộc của người cầm súng để ngụy trang khi ra trận như mang
cả sức xuân vào trận đánh, là kết quả thắng lợi.
- Hai câu thơ khép lại bằng các từ láy: “Hối hả, xôn xao” kết hợp
với điệp từ “Tất cả” gợi nhịp sống hối hả, khẩn trương, âm thanh náo
nức của cuộc đời, của đất nước.
- Phụ từ “Cứ” trong câu thơ cuối: “Cứ đi lên phía trước” khẳng
định sự phát triển tất yếu của đất nước.
Kết bài:
- Đánh giá nhận xét về đoạn thơ. Lời thơ giản dị đầy cảm xúc
chân thành, sâu lắng, biểu hiện niềm khao khát cuộc sống trước
mùa xuân của đất trời, của quê hương đất nước, của con người.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của nhà thơ.
Hýớng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, trong quá trình làm bài HS có
thể trình bày theo nhiều trình tự khác nhau, GV linh động chấm điểm
HS cho phù hợp. Khuyến thích những bài làm có sáng tạo.

0.5

0.5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

nguon tai.lieu . vn