Xem mẫu

The Asian International School Họ và tên:........................................................................................Lớp:............ Trọng tâm: Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418­1427) Phần I/2 Phần III/2 Phần III/3 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428­1527) Phần I/2 Phần I/3 Phần III/1 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI­XVIII Phần II/2 Lịch sử địa phương: Bài 3: Quá trình sáp nhập vùng đất Sài Gòn vào lãnh thỗ Đại Việt Phần I/b Phần II 1 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1:Trình bày những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ? Trả lời: ­ Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, quân ta gặp nhiều khó khăn về lực lượng, quân Minh nhiều lần truy đuổi, nhiều lần quân ta phải rút lên núi Chí Linh. ­ Nhiều tấm gương yêu nước đã hy sinh, tiêu biểu là Lê Lai đã liều mình cứu chủ tướng Lê Lợi. ­ Năm 1421, quân Minh lại mở cuộc vây quét, buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh. ­ Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. ­ Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta. Cuộc khởi nghĩa bước sang giai đoạn mới. Câu 2: Trình bày cuộc chiến trận Chi Lăng–Xương Giang (10/1427) ? Trả lời: 2 1. Chuẩn bị: ­ Quân Minh chuẩn bị 15 vạn viện binh từ Trung Quốc tiến vào nước ta. ­ Ta quyết định tiêu diệt cánh quân của Liễu Thăng trước. 2. Diễn biến: ­ 10/1427: Hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia thành 2 đạo tiến vào nước ta. ­ 8/10/1427: Liễu Thăng dẫn binh ào ạt tiến vào biên giới nước ta bị quân ta phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng. ­ Lương Minh lên thay, bị quân ta phục kích và bị giết ở ải Xương Giang. ­ Nghe tin Liễu Thăng, Lương Minh bị giết, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước. 3. Kết quả: ­ Vương Thông xin hòa tổ chức hội thề Đông Quan, rút quân về nước. 3 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang. Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Trả lời: * Nguyên nhân: ­ Do nhân dân đoàn kết, tham gia đánh giặc. ­ Do có bộ chỉ huy tài giỏi, đứng đầu là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa: ­ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. ­ Mở ra thời kì mới của dân tộc. Câu 4: Tổ chức quân đội của nước Đại Việt thời Lê sơ. Trả lời: ­ Chế độ: Ngự binh ư nông. ­ Bộ phận: Quân triều đình, quân địa phương. ­ Binh chủng: Bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh. ­ Vũ khí: Đao, mác, kiếm, giáo, mác, hỏa đồng, hỏa pháo. Câu 5: Luật pháp của nước Đại Việt thời Lê sơ. Trả lời: ­ Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức. ­ Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của Vua, Hoàng tộc, giai cấp thống trị. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp. + Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Câu 6: Tình hình giáo dục­thi cử ở thời Lê sơ. Trả lời: 4 ­ Dựng lại Quốc Tử Giám. Ở các đạo, phủ đều có trường công. Hằng năm mở khoa thi tuyển chọn quan lại,... ­ Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. ­ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. ­ Thi cử: Tổ chức chặt chẽ qua ba kì thi (Hương, Hội, Đình). ­ Giáo dục phát triển. Câu 7: Sự ra đời chữ Quốc ngữ như thế nào ? Ai là người có công trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ ? Trả lời: ­ Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái Latinh ghi âm Tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ ra đời. ­ Là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến. ­ A­lêc­xăng đơ Rôt (Alexandre de Rhôdes) là người có công trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ. Câu 8: Cuộc sống sung túc của những người khai hoang như thế nào ? Trả lời: ­ Kinh tế phát triển. Cuộc sống nhân dân Sài Gòn được cải thiện ở nhà xây tường, ngói; ăn cơm nếp, tẻ, cá, thịt, rau; sinh hoạt hằng ngày được cải thiện. ­ Đời sống tinh thần phong phú: duy trì tục thời cúng tổ tiên, thời những người có công khai hoang lập ấp "thành hoàng"; xây dựng nhiều đền miếu, chùa chiền,... ­ Học tập: học ở các nhà thầy đồ là chủ yếu. ­ Các trò chơi dân gian được ưa chuộng: đá gà, cá lia thia. Thế kỉ XVII Sài Gòn đã mang dáng dấp của một trung tâm kinh tế văn hóa. Câu 9: "Dân làng mở đất trước, nhà nước đến cai trị sau". 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn