Xem mẫu

  1. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN PHẦN MỘT: TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì . . . A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. Câu 3: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có A. phương ngang hướng sang trái. B. phương ngang hướng sang phải. C. phương thẳng đứng hướng lên. D. phương thẳng đứng hướng xuống. Câu 4: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó. B. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. C. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? Từ trường đều là từ trường có A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả A và B. Câu 6: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây A. bằng không B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung. D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau? A. Hai cực nam châm cùng tên thì hút nhau. B. Hai dòng điện thẳng đặt gần nhau thì đẩy nhau. C. Dòng điện không tác dụng lên nam châm thử. D. Từ trường tác dụng lực lên các hạt mang điện chuyển động trong nó. Câu 8: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện bằng một nửa khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì: A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. BM = 0,5BN D. BM = 0,25BN Câu 9: Dòng điện I = 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10cm có độ lớn là: A. 2.10–8 T B. 4.10–6 T C. 2.10–6 T D. 4.10–7 T Câu 10: Tại tâm của một dòng điện tròn đặt trong không khí cường độ 5A cảm ứng từ đo được là 31,4.10–6 T. Đường kính của dòng điện đó là: A. 10 cm B. 20 cm C. 22 cm D. 26 cm Câu 11: Một dòng điện có cường độ I = 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10–5T. Điểm M cách dây một khoảng: A. 25 cm. B. 10 cm. C. 5 cm. D. 2,5 cm Câu 12: Hai dòng điện có cường độ I1 = 6A và I2 = 9A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10cm trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 6cm và cách I2 8cm có độ lớn là: A. 2,0.10–5 T B. 2,2.10–5 T C. 3,0.10–5 T D. 3,6.10–5 T Câu 13: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10cm trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5A ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10cm có độ lớn là: A. 10–5 T B. 2.10–5 T C. 2 .10–5 T D. 3 .10–5 T
  2. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN Câu 14: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2T với vận tốc v0 = 2.105m/s r vuông góc với B . Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên electron có độ lớn là: A. 3,2.10–14 N B. 6,4.10–14 N C. 3,2.10–15 N D. 6,4.10–15 N Câu 15: rElectron bay vào không gian có từ trường đều, B = 10 T với vận tốc ban đầu v0 = 3,2.106m/s vuông –4 góc với B , khối lượng của electron là 9,1.10–31kg. Bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường là: A. 16,0 cm B. 18,2 cm C. 20,4 cm D. 27,3 cm Câu 16: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20cm gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2A. Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2T, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là: A. 0 Nm B. 0,016 Nm C. 0,16 Nm D. 1,6 Nm Câu 17: Dây dẫn mang dòng điện không tác dụng lực từ với A. một đoạn dây dẫn kim loại song song, đặt gần nó. B. một nam châm nhỏ, đứng yên đặt gần nó. C. một nam châm nhỏ, chuyển động đặt gần nó. D. một hạt mang điện chuyển động song song với nó. Câu 18: Chọn câu sai trong các câu sau? A. Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường, ta chỉ vẽ được một đường sức từ. B. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức thưa, nơi nào từ trường yếu thì đường sức mau hơn. C. Các đường sức từ của một từ trường đều là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau. D. Các đường mạt sắt của từ phổ cho ta biết hình dạng của đường sức từ. Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau? A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm. B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau. C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường. D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra. Câu 20: Chọn câu đúng trong các câu sau? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây. B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây. C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây. Câu 21: Chọn câu sai trong các câu sau? Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện chạy qua có phương A. vuông góc với đoạn dây dẫn. B. vuông góc với đường sức từ. C. vuông góc với đoạn dây dẫn và đường sức từ. D. tiếp tuyến với đường sức từ. Câu 22: Một đoạn dây dẫn có chiều dài l mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Lực từ F (F = B.I.l.sinα) tác dụng lên dòng điện có giá trị bằng nữa giá trị cực đại khi góc hợp bởi đoạn dây và cảm ứng từ: A. α = 00. B. α = 450. C. α = 300. D. α = 900. Câu 23: Tìm phát biểu sai? Cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây dài có dòng điện chạy qua A. có độ lớn phụ thuộc số vòng dây của ống dây. B. phụ thuộc vào vị trí điểm đó trong ống dây. C. có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. D. bằng cảm ứng từ với mọi điểm khác trong ống dây. Câu 24: Một đoạn dây dẫn có chiều dài l đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường sức từ một góc 300. Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ I = 0,5A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10–2N. Chiều dài của đoạn dây dẫn là: A. l = 32cm. B. l = 32mm. C. l = 16cm. D. l = 16mm. Câu 25: Đặt khung dây ABCD có dòng điện I chạy qua trong một từ trường đều MNPQ như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Từ trường chỉ tác dụng lực lên hai cạnh AB và CD của khung dây. B. Từ trường chỉ tác dụng lực lên hai cạnh DA và BC của khung dây. C. Lực từ có tác dụng tạo ra momen lực làm cho khung dây quay đều. D. Từ trường tác dụng lực lên tất cả các cạnh của khung dây ABCD. Câu 26: Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a = 20cm gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2A. Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), sao cho mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc 600. Momen ngẫu lực từ có độ lớn bằng: A. 0,08 3 N.m B. 0,04 3 N.m C. 0,08 N.m D. 0,04 N.m Câu 27: Có hai điện tích trái dấu (biết q1 = – 2q2), chuyển động cùng chiều vào trong một từ trường đều có phương vuông góc với đường sức từ. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hai điện tích đó sẽ (bỏ qua trọng lực) A. ngược hướng. B. cùng hướng. C. có phương vuông góc nhau. D. có phương hợp nhau một góc 450.
  3. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Câu 1: Một khung dây có 500 vòng, diện tích mỗi vòng 20cm2, đặt khung dây trong từ trường đều có vectơ r cảm ứng từ B hợp với mặt phẳng khung dây một 600. Từ thông xuyên qua khung là 0,45Wb. Cảm ứng từ có độ lớn: A. B = 0,3 3 T. B. B = 0,9 T. C. B = 0,3 T. D. B = 0,09 T. Câu 2: Một khung dây phẳng kín gồm 200 vòng có diện tích S = 100cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ r B = 0,2T. Biết vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông  gởi qua diện tích S có giá trị là: A. Ф = 0,2 Wb. B. Ф = 0,4 Wb. C. Ф = 4 Wb. D. Ф = 40 Wb. 2 Câu 3: Một vòng rdây phẳng kín có diện tích S = 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T. Biết vectơ cảm ứng từ B nghiêng với mặt phẳng vòng dây một góc 300. Từ thông Ф gởi qua diện tích S có giá trị là: A. 2,5.10–5 Wb. B. 2,5 3 .10–5 Wb. C. 5.10–5 Wb. D. 5 3 .10–5 Wb. Câu 4: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2s từ thông giảm từ 1,2Wb xuống còn 0,4Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: A. 6 V. B. 4 V. C. 2 V. D. 1 V. Câu 5: Từ thông Ф qua một khung dây kín biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6Wb đến 1,6Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: A. 6 V. B. 10 V. C. 16 V. D. 22 V. Câu 6: Một hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có B = 5.10–4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là: A. 6.10–7 Wb. B. 3.10–7 Wb. C. 5,2.10–7 Wb. D. 3.10–3 Wb. Câu 7: Trong hình bên, MN là dây dẫn thẳng, dài có dòng điện I đi qua. Khung dây kim loại ABCD không biến dạng được treo bằng sợi dây mảnh nằm đồng phẳng với MN. Khi dòng điện I bắt đầu giảm xuống thì kết luận nào sau đây đúng? A. khung dây ABCD bắt đầu di chuyển ra xa MN. B. khung dây ABCD bắt đầu di chuyển lại gần MN. C. khung dây ABCD vẫn đứng yên. D. khung dây ABCD bắt đầu quay quanh sợi dây treo. Câu 8: Định luật Len-xơ được dùng để: A. xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín. B. xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. C. xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. D. xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. Câu 9: Khung dây kim loại hình vuông ABCD đặt trong từ trường. Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong khung có chiều từ A đến D A. nam châm chuyển động ra xa khung dây. B. khung dây chuyển động ra xa nam châm. C. nam châm di chuyển song song với mặt phẳng khung dây. D. nam châm chuyển động lại gần khung dây. Câu 10: Một khung dây dẫn MNPQ đặt trong từ trường đều có phương chiều như hình vẽ, khung dây sẽ chuyển động thế nào nếu đột nhiên người ta làm cho cảm ứng từ tăng lên? A. Quay xung quanh trục đi qua điểm treo. B. Chuyển động sang bên trái. C. Chuyển động sang bên phải. D. Vẫn đứng yên không chuyển động. Câu 11: Đặc tính chung của dòng điện Fu-cô là A. chỉ chạy theo một chiều nhất định. B. có thể đổi chiều liên tục. C. có tính chất xoáy. D. có cường độ lớn. Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về từ thông? Từ thông A. luôn có giá trị lớn hơn hoặc bằng không. B. luôn có giá trị âm. C. là một đại lượng vô hướng. D. là một đại lượng vectơ. Câu 13: Một thanh nam châm luồn qua một cuộn dây dẫn. Dòng điện cảm ứng lớn nhất khi: A. thanh nam châm chuyển động nhanh qua cuộn dây. B. thanh nam châm chuyển động chậm qua cuộn dây. C. cực Bắc của nam châm luồn vào cuộn dây trước. D. cực Nam của nam châm luồn vào cuộn dây trước.
  4. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Câu 1: Chiếu tia sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3, góc khúc xạ đo được bằng 450. Giữ nguyên tia tới và cho đường vào nước thì góc khúc xạ là 350. Biết sin350 = 0,5735. Chiết suất của nước đường: A. 1,643 B. 1,465 C. 1,330 D. 1,663 Câu 2: Chọn câu trả lời sai? Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn thì: A. khi góc tới i = igh thì tia khúc xạ đi sát mặt phân cách. B. khi tăng góc tới thì cường độ tia phản xạ yếu dần còn tia khúc xạ sáng dần lên. C. khi góc tới i > igh thì không còn tia khúc xạ. n nhoû D. góc tới giới hạn xác định bởi sin igh  n lôùn Câu 3: Tia sáng từ không khí vào chất lỏng với góc tới i = 450 thì góc khúc xạ r = 300. Góc khúc xạ giới hạn giữa hai môi trường này là: A. 300 B. 600 C. 450 D. 48,50 Câu 4: Một tia sáng truyền từ môi trường A đến môi trường B dưới góc tới 300 góc khúc xạ bằng 250. Vận tốc của ánh sáng trong môi trường B: A. nhỏ hơn vận tốc trong môi trường A. B. bằng vận tốc trong môi trường A. C. lớn hơn vận tốc trong môi trường A. D. có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vận tốc trong môi trường A. Câu 5: Khi tia sáng truyền từ mt chiết suất n1 sang mt chiết suất n2, điều kiện đầy đủ để xảy ra phản xạ toàn phần là: A. n1 > n2 và i > igh B. n1 > n2 và i < igh C. n1 < n2 và i > igh D. n1 < n2 và i < igh Câu 6: Ánh sáng truyền từ không khí vào một chất lỏng trong suốt với góc tới i = 600 thì góc khúc xạ r = 300. Cho vận tốc ánh sáng trong không khí là c = 3.108m/s. Vận tốc ánh sáng trong chất lỏng là: A. 1,73.105 m/s. B. 2,12.108 m/s. C. 1,7.108 m/s. D. 3 .108 m/s. Câu 7: Một người thợ lặn dưới nước rọi một chùm sáng lên trên mặt nước dưới góc tới 300, góc khúc xạ bằng 600. Chiết suất của nước bằng: A. 1/ 3 . B. 3 C. 1,53. D. 1,47 Câu 8: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau, nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng xấp xĩ là: A. 420 B. 370 C. 530 D. 350. Câu 9: Tia sáng đi từ không khí (n1 = 1) tới mặt thủy tinh (n2 = 1,5) sao cho góc khúc xạ bằng nữa góc tới. Góc tới có giá trị A. 41,40. B. 82,80. C. 20,70. D. 62.10. * Đề bài sau cho câu 10, 11. Tia sáng truyền từ không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất n, ta thấy hai tia phản xạ và khúc xạ lệch nhau một góc 1050, biết góc tới của tia sáng i = 450. Câu 10: Chiết suất n của chất lỏng là: A. 1,351 B. 1,216 C. 1,732 D. 1,414 Câu 11: Vận tốc ánh sáng truyền trong chất lỏng: A. 1,5.108 m/s B. 1,5 2 .108 m/s C. 2 .108 m/s D. 2 2 .108 m/s Câu 12: Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2, n2 > n1 thì A. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B. luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường n2. C. sẽ có phản xạ toàn phần khi i > igh. D. chỉ có tia khúc xạ khi góc tới i > 0 Câu 13: Tia sáng từ môi trường có chiết suất n1 với góc tới i = 300 vào môi trường có chiết suất n2 thì góc khúc xạ r = 450. So sánh n1 và n2 ta có: A. n1 = 2 .n2 B. n1.n2 = 1 C. n1 < n2 D. n2 = 2 n1 Câu 14: Có ba môi trường trong suốt chiết suất n1 > n2 > n3. Sẽ không có hiện tượng phản xạ toàn phần nếu tia sáng truyền theo chiều từ: A. n1 sang n2 B. n2 sang n1 C. n1 sang n3 D. n2 sang n3. Câu 15: Chọn câu sai khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong mặt phẳng tới. B. Tia khúc xạ và tia tới ở khác phía so với pháp tuyến tại điểm tới. C. Với 2 môi trường trong suốt nhất định thì sin góc khúc xạ luôn tỉ lệ với sin góc tới. D. Tia khúc xạ luôn lệch gần pháp tuyến so với tia tới.
  5. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG (Lăng kính và thấu kính mỏng) Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai? Chiếu một chùm tia sáng vào một mặt bên của lăng kính ở trong không khí: A. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. B. góc tới r’tại mặt bên thứ hai nhỏ hơn góc ló i’. C. luôn có chùm tia ló ra ở mặt bên thứ hai. D. chùm tia sáng bị lệch đi khi qua lăng kính. Câu 2: Chọn câu sai khi nói đến lăng kính? A. Đối với một lăng kính nhất định, góc lệch D phụ thuộc vào góc tới i. B. Cạnh của lăng kính là giao tuyến của mặt đáy và mặt bên. C. Góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là góc hợp bởi phương của tia tới và tia ló. D. Góc ló i’ bằng góc tới i khi xảy ra góc lệch cực tiểu. Câu 3: Trong điều kiện có tia ló và nếu lăng kính chiết quang hơn môi trường ngoài. Chiếu một tia sáng đến mặt bên của lăng kính thì: A. hướng tia ló lệch về đỉnh lăng kính so với hướng của tia tới. B. hướng tia ló lệch về đáy lăng kính so với hướng của tia tới. C. tùy tia tới hướng lên đỉnh hay hướng xuống đáy mà A, B đều có thể đúng. D. tia ló và tia tới đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc chiết quang A. Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau? Cho một chùm tia tới song song, đơn sắc, khi đi qua một lăng kính bằng thủy tinh thì: A. chùm tia ló là chùm tia song song. B. chùm tia ló lệch về phía đáy của lăng kính. C. góc lệch D của chùm tia tùy thuộc vào góc tới i. D. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ. Câu 5: Đối với thấu kính hội tụ, khi vật thật đặt: A. trong khoảng tiêu cự sẽ cho chùm tia ló là một chùm tia hội tụ. B. trên tiêu diện vật sẽ cho chùm tia ló là một chùm tia song song. C. trong khoảng tiêu cự sẽ cho một ảnh lớn hơn vật, hứng được ở trên màn. D. trong khoảng tiêu cự sẽ cho một ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau? Với một TKHT, ảnh ngược chiều với vật A. khi vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự. B. khi vật là vật thật. C. khi ảnh là ảnh ảo. D. chỉ có thể trả lời đúng khi biết vị trí cụ thể của vật. Câu 7: Vật thật đặt ở đâu trước thấu kính hội tụ có ảnh ngược chiều bằng vật. A. cách thấu kính đoạn: 0 < d < f. B. cách thấu kính đoạn: d = f C. cách thấu kính đoạn: f < d < 2f. D. cách thấu kính đoạn: d = 2f. Câu 8: Đối với thấu kính, vật và ảnh nằm cùng phía trục chính thì: A. cùng tính chất, cùng chiều. B. cùng tính chất, cùng độ lớn. C. trái tính chất, cùng chiều. D. không thể xác định được tính chất vật, ảnh. Câu 9: Vật sáng S nằm trên trục chính thấu kính, cho ảnh S’. Nếu S và S’ nằm ở hai bên quang tâm O thì: A. S’ là ảnh ảo. B. S’ là ảnh ảo khi S’ nằm xa O hơn S C. S’ là ảnh thật. D. không đủ dữ kiện để xác định tính chất ảnh. Câu 10: Lăng kính có chiết suất n = 1,5, góc chiết quang A. Chiếu tia sáng đơn sắc vuông góc với mặt bên lăng kính, chùm tia ló là là mặt sau của lăng kính. Tính góc chiết quang A. A. 300 B. 350 C. 420 D. 460 Câu 11: Lăng kính có chiết suất n = 3 được đặt trong không khí và góc lệch Dmin =A thì A. A = 600 B. A = 300 C. A = 150 D. A = 450 Câu 12: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5; tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i = 300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là A. D = 2808’. B. D = 31052’. C. D = 37023’. D. D = 52023’. Câu 13: Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm tia sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng A. i = 510. B. i = 300. C. i = 210. D. i = 180. Câu 14: Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có Dm = 420. Chiết suất của lăng kính là: A. n = 1,55. B. n = 1,50. C. n = 1,41. D. n = 1,33. * Đề bài sau đây dùng cho câu 15, 16. Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính có ảnh ngược chiều vật, lớn gấp 4 lần vật AB và cách AB là 100cm. Câu 15: Vật cách thấu kính: A. d = 20 cm B. d = 80 cm C. d = 40 cm D. d = 60 cm Câu 16: Tiêu cự của thấu kính là: A. 16 cm B. 25 cm C. 20 cm D. 40 cm
  6. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN Câu 17: Vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính có ảnh cùng chiều, cao bằng nữa vật AB và cách AB là 10cm. Độ tụ của thấu kính là: A. D = – 2 dp B. D = – 5 dp C. D = 5 dp D. D = 2 dp Câu 18: Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật Câu 19: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật. D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo. Câu 20: Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25cm. Thấu kính đó là: A. thấu kính hội tụ có f = 25cm. B. thấu kính phân kì có f = 25cm. C. thấu kính hội tụ có f = – 25cm. D. thấu kính phân kì có f = – 25cm. PHẦN HAI: BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG Bài 1: Hai dòng điện thẳng song song, cùng chiều có cường độ I1 = I2 = 12A, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 5cm. a/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm M cách I1 2cm và cách I2 3cm. b/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm N cách I1 8cm và cách I2 3cm. c/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm P cách I1 2,5 2 cm và cách I2 2,5 2 cm. d/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm A cách I1 5cm và cách I2 5cm. Bài 2: Hai dòng điện cường độ I1 = I2 = 24A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10cm. (h.vẽ) a/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm M có MA = MB = AB. b/ Tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của tam giác ABM. Bài 3: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 10cm. Dòng điện trong hai dây có cường độ I1 = I2 = 2,4A. Xét 2 trường hợp 2 dòng điện cùng chiều và ngược chiều, xác định cảm ứng từ tại: a/ Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng vuông góc với hai dây b/ Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách I2 10cm, cách I1 20cm c/ Điểm N cách dòng điện I1 8cm và cách dòng điện I2 6cm d/ Tìm quỹ tích các điểm P có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Bài 4: Hai dây dẫn thẳng, dài đặt song song cách nhau một đoạn 10cm trong không khí tại hai điểm MN vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Biết dòng điện qua dây thứ 1 có cường độ I1 = 10A và có chiều hướng ra phía sau (hình vẽ) và dòng điện qua dây thứ 2 ngược chiều với dòng điện I1, có cường độ I2 = 5A a/ Vẽ hình và tính cảm ứng từ tổng hợp tại O, sao cho ba điểm MON hợp thành tam giác vuông cân tại O. b/ Nếu đặt thêm một dây dẫn thẳng, dài thứ 3 song song và cùng chiều với dòng điện I1, có cường độ I3 = 10A tại A (với A là trung điểm của MN). Tính lực tương tác tổng hợp do hai dòng điện I1 và I2 cùng tác dụng lên một mét của dòng điện I3. c/ Nếu không có dòng điện I3. Tìm vị trí điểm H (nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện I1 và I2) sao cho cảm ứng từ tổng hợp tại H có BH = 2.B2? (B2 là cảm ứng từ do dòng điện I2 gây ra tại H). Bài 5: Ba dòng điện thẳng dài đặt song song trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng cách nhau một khoảng a = 5cm và có chiều như hình vẽ. Dây 1 và dây 3 được giữ cố định và có dòng điện I1 = 2I3 = 4A đi qua. Tìm chiều di chuyển của dây hai và lực tác dụng lên 1 mét của dây hai khi a/ I2 có chiều hướng lên. b/ I2 có chiều hướng xuống. Bài 6: Hai vòng dây dẫn tròn cùng bán kính R = 10cm có tâm trùng nhau và vuông góc nhau. Cường độ dòng điện trong 2 dây là I1 = I2 = 2 A. Tính cảm ứng từ tại tâm O của 2 vòng dây. Bài 7: Một ống dây dẫn hình trụ dài 20cm, đường kính ống dây 2cm, dây dẫn có bọc lớp cách điện dài 300 m quấn đều theo chiều dài ống dây. Cường đô dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Tính cảm ứng từ trong lòng ống dây. CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
  7. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN Bài 1: Ống dây điện hình trụ bên trong là không khí, chiều dài l = 20cm, có N = 1000vòng, diện tích mỗi vòng S = 1000cm2. a/ Tính độ tự cảm L của ống dây. b/ Dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5A trong thời gian 0,1s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây. c/ Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt giá trị là 5A thì năng lượng tích lũy trong ống dây bằng bao nhiêu? Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện (E = 2V, r = 0,5Ω), và R = 1Ω,  thanh kim loại MN = l = 20cm. Phương của cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung dây, B = 0,4T. Bỏ qua điện trở thanh ray và ampe kế. Cho biết điện trở RMN = 0,5Ω a/ Tính suất điện động cảm ứng, tìm số chỉ của ampe kế biết thanh chuyển động đều với tốc độ v = 8m/s. Hãy cho biết chiều dòng điện trong mạch điện? b/ Người ta kéo thanh chuyển động thẳng đều thì thấy ampe kế chỉ độ lớn 0,5A. Tìm chiều chuyển động của thanh và tốc độ chuyển động của thanh MN? Bài 3: Cho hệ thống như hình vẽ: thanh kim loại MN bằng l = 20cm, khối lượng m = 20g. Suất điện động của nguồn E = 1,5V, r = 0,1Ω. Cảm ứng r từ B thẳng đứng hướng xuống, B = 0,4T. Do lực từ cân bằng với lực ma sát nên thanh MN trượt đều với vận tốc v = 5m/s. Điện trở của thanh là R = 0,9Ω. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính độ lớn và chiều dòng điện trong mạch. b/ Tính hệ số ma sát μ giữa MN và 2 thanh ray. c/ Để dòng điện chạy từ N đến M với độ lớn 0,5A thì phải kéo thanh MN về phía nào? Vận tốc và lực kéo bằng bao nhiêu? CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Bài 1: Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của 1 chất lỏng có n = 3 . Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới? Bài 2: Một tia sáng SI truyền từ bán trụ thủy tinh ra không khí như hình vẽ. Biết chiết suất của không khí n2  1, của thủy tinh n1 = 2 , α = 600. a/ Tìm góc khúc xạ của tia sáng khi đi ra không khí. b/ Giữ nguyên góc tới đưa khối thủy tinh vào trong nước tính góc khóc xạ, biết chiết suất của nước là 4/3. c/ Tìm vận tốc truyền ánh sáng trong thủy tinh, biết vận tốc truyền ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s d/ Tìm góc giới hạn phản xạ toàn phần Bài 3: Ở đáy một chậu nước, cách mặt nước 10cm người ta đặt một nguồn sáng điểm S. Cho biết chiết suất của nước là 4/3. a/ Vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ S, nghiêng một góc 600 với phương nằm ngang. b/ Đặt một đĩa gỗ tròn trên mặt nước, tâm của đĩa nằm trên đường thẳng đứng đi qua S. Tìm bán kính tối thiểu của đĩa để toàn bộ ánh sáng phát ra từ nguồn không ra khỏi mặt nước được. Bài 4: Một người quan sát một hòn sỏi xem như điểm sáng A ở đáy của bể nước có chiều sâu h, theo phương gần vuông góc với mặt nước. Người ấy thấy hình như hòn sỏi được nâng lên gần mặt nước, theo phương thẳng đứng đến A’. Biết khoảng cách từ A’ đến mặt nước là 60cm. Tính chiều sâu của bể nước, cho nước có chiết suất là 4/3. Bài 5: Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là: CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG (LĂNG KÍNH. THẤU KÍNH MỎNG) Bài 1: Lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, góc chiết quang A = 600, chiết suất n = 2 . a/ Tìm góc tới i để có góc lệch cực tiểu? b/ Nếu góc tới i = 0 thì đường đi của tia sáng như thế nào? Bài 2: Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có f = 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d thay đổi được. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều, độ lớn của ảnh, khoảng cách từ vật đến ảnh và vẽ ảnh trong mỗi trường hợp sau: a/ d = 30 cm. b/ d = 20 cm. c/ d = 10 cm. Bài 3: Một vật thật AB = 1,5cm được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 20cm. Xác định vị trí của vật, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh.
  8. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN Bài 4: Vật ảo AB được tạo ra sau một thấu kính phân kì (f = – 20cm), vuông góc với trục chính và cách thấu kính một đoạn d. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh trong các trường hợp: a/ d = 10 cm. b/ d = 20 cm. Bài 5: Một thấu kính phẳng-lồi, chiết suất n = 1,5; đặt trong không khí, có bán kính mặt cong bằng 10cm. a/ Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính. b/ Đặt một vật sáng AB cao 2cm, vuông góc với trục chính và cách thấu kính 30cm. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh, vẽ ảnh. c/ Di chuyển vật đến vị trí nào để thấy ảnh cùng chiều và lớn hơn vật 2 lần. Tìm vị trí đặt vật, vẽ ảnh và tính khoảng cách vật – ảnh. Bài 6: Chiếu một chùm sáng hội tụ tới thấu kính L thì thấy chùm tia ló song song với trục chính của L. Biết điểm hội tụ của chùm sáng tới là một điểm ảo (ở sau thấu kính) và cách quang tâm O của thấu kính L là 10cm. a/ Hỏi L là thấu kính gì? Vì sao? Tìm tiêu cự của L. b/ Vật sáng AB = 4cm đặt vuông góc trục chính cho ảnh A’B’ cánh vật 15cm. Tìm A’B’ và vẽ ảnh. Bài 7: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh có chiết suất n, gồm 2 mặt cầu lồi giống nhau có bán kính 40cm, độ tụ D = 2,5dp, đặt trong không khí. a/ Tìm tiêu cự và chiết suất n của thấu kính. b/ Đặt trước thấu kính một vật sáng AB = 2cm vuông góc với trục chính và cách thấu kính 15cm. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh A’B’. Vẽ ảnh. c/ Phải dời vật AB theo chiều nào, bao nhiêu để có ảnh thật cách vật 160cm? Bài 8: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh có chiết suất n = 1,5; gồm một mặt phẳng và một mặt lõm có bán kính R = 20cm, đặt trong không khí. a/ Tìm tiêu cự và độ tụ của thấu kính. b/ Đặt trước thấu kính một vật sáng AB = 4cm vuông góc trục chính và cách thấu kính 60cm. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh A’B’. Vẽ ảnh. c/ Cần phải dịch chuyển vật AB theo chiều nào và đến vị trí nào để có 1 ảnh ảo cách vật 20cm? Bài 9: Một vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, tiêu cự 20cm cho ảnh cách vật 90cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh. Vẽ ảnh. Bài 10: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15 cm cho ảnh cách vật 7,5 cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh. Vẽ ảnh. Bài 11: Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Di chuyển S một khoảng 20cm lại gần thấu kính, người ta thấy ảnh S’ di chuyển một khoảng 40cm. Tìm vị trí của vật và ảnh lúc đầu và lúc sau khi di chuyển. Bài 12: Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm ta thu được ảnh S’. Di chuyển S một khoảng 15cm lại gần thấu kính, người ta thấy ảnh S’ di chuyển một khoảng 1,5cm. Tìm vị trí của vật và ảnh lúc đầu và lúc sau khi di chuyển.
  9. THPT NGUYỄN THÁI HỌC chưpưh HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CHỒN Bài 6: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12cm, cho ảnh cao bằng nữa vật. Tìm vị trí của vật và ảnh. Bài 3: Trong hình vẽ bên : + A’B’ là ảnh thật của vật AB. + XY là trục chính của thấu kính hội tụ (L). + O là quang tâm, F’ là tiêu điểm ảnh chính. a) Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí vật AB. b) Cho A’B’= AB và A’F’ = 15 cm.Tìm tiêu cự thấu kính và vị trí vật . Bài 4: Trong hình vẽ bên : + AB là vật sáng + A’B’ là ảnh ảo của vật AB. + XY là trục chính của thấu kính (L). a) Xác định loại thấu kính. b) Xác định O, F, F’ bằng phép vẽ. Nêu cách vẽ. c) Cho AB = 2A’B’ và AA’= 20 cm. Tìm tiêu cự (L) và vị trí vật .
nguon tai.lieu . vn