Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VĂN KHỐI 10 I- VĂN HỌC 1. Nêu nét chú ý về cuộc đời, sự nghiệp của Trương Hán Siêu. Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”. 2. Tóm tắt những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Trãi và trình bày những nội dung lớn xuyên xuốt thơ văn Nguyễn Trãi. 3. Học thuộc văn bản “Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Trình bày hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục của tác phẩm. Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4. Anh/chị hiểu thế nào về quan điểm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung? 5. Tóm tắt tác phẩm chuyện chức phán sự đền Tản Viên (không quá 20 dòng). Chân dung Ngô Tử Văn được tác giả khắc họa thông qua tính cách và hành động như thế nào? 6. Trình bày những hiểu biết về tác giả La Quán Trung và bộ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Nêu vị trí và tóm tắt nội dung đoạn trích “Hồi trống cổ thành”. Cảm nhận về nhân vật Trương Phi và Quan công trong đoạn trích. 7. Học thuộc đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Lập sơ đồ mạch tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong đoạn trích? Nêu khái quát những nét đặc sắc nghệ về thuật của đoạn trích. 8. Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. 9. Học thuộc đoạn trích “Trao duyên”. Hãy khái quát tâm trạng của Kiều trong đoạn trích? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. 10. Học thuộc đoạn trích “Chí khí anh hùng”. Hãy khái quát con người của Từ Hải thể hiện trong đoạn trích? Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. II. TIẾNG VIỆT 1. Hãy lập bảng khảo sát các thời kì phát triển của Tiếng Việt và nêu đặc điểm của các giai đoạn đó. 2. Việc sử dụng tiếng Việt có những yêu cầu như thế nào? Cho ví dụ? 3. Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Nêu khái quát đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, cho ví dụ. 4. Làm các bài luyện tập trong SGK trang 68,101-102. III. LÀM VĂN 1. Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những loại nào? Hãy nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh? 2. Dàn ý một bài văn thuyết minh gồm có những phần nào? Yêu cầu từng phần? 3. Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Hãy nêu một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác và tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Đề cương học kỳ II-Năm học 2020-2021 Trang 1
  2. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 4. Thế nào là phương pháp thuyết minh? Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? Hãy nêu yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh? 5. Một đoạn văn thuyết minh cần có cấu trúc thế nào? Hãy nêu yêu cầu để viết tốt một đoạn văn thuyết minh. 6. Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì? Và có những yêu cầu như thế nào? Hãy nêu cách thức tóm tắt một văn bản thuyết minh? 7. Việc lập dàn ý bài văn nghị luận có tác dụng gì? Dàn ý một bài văn nghị luận gồm có những phần nào? Yêu cầu cụ thể của từng phần? 8. Thế nào là lập luận? Hãy nêu cách lập luận trong văn nghị luận 9. Ôn tập lại kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học IV KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU Ôn tập lại kiến thức và kĩ năng làm bài tập đọc hiểu. 1. Các phương thức biểu đạt 2. Các thao tác lập luận 3. Các biện pháp tu từ 4. Các phong cách ngôn ngữ 5. Các phương thức liên kết 6. Chi tiết tiêu biểu 7. Nội dung, đề tài, chủ đề 8. Đặt nhan đề cho văn bản V. MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO Đề 1: Hãy thuyết minh về một kinh nghiệm học Văn hoặc làm Văn Đề 2: Hãy giới thiệu về anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn lớn Nguyễn Trãi. Đề 3: Hãy giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du Đề 4: Hãy thuyết minh về một bài thơ mà anh chị yêu thích. Đề 5: Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong « Chuyện chức phán sự đền Tản Viên » của Nguyễn Dữ. Đề 6: Trong một lần nói chuyện với học sinh Hồ Chí Minh chỉ rõ « Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ». Cảm nhận của em về lời dạy đó của Hồ Chí Minh. Đề 7: Bàn về vai trò của người thầy trong công việc dạy học, có bạn học sinh cho rằng : « Không thầy đố mày làm nên », nhưng có bạn khác lại cho rằng : « Học thầy không tầy học bạn ». Anh chị hiểu hai ý kiến trên như thế nào ? Đề 8: Cảm nhận của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích « Hồi trống cổ thành » Đề 9: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích « Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ » Đề 10: Giá trị nhân đạo của « Truyện Kiều » biểu hiện như thế nào trong các đoạn trích đã học ? Đề 11: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích « Trao duyên » Đề 12: Phân tích bi kịch tình yêu của Thúy Kiều qua đoạn trích « Trao duyên » Đề 13: Qua các đoạn trích đã học về « Truyện Kiều », anh chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện những cảm nhận của mình về điều đó. Đề 14 : Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích « Chí khí anh hùng ». Đề cương học kỳ II-Năm học 2020-2021 Trang 2
nguon tai.lieu . vn