Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 11 BỘ MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC: 2019-2020 I. LÍ THUYẾT 1. Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế. 2.Trình bày được các đặc điểm cơ bản của dân cư, lao động Nhật Bản và tác động của chúng đối với nền kinh tế - xã hội Nhật Bản. 3.Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao. 4. Trình bày được các đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm. 5. Trình bày được đặc trưng nổi bật của 4 vùng kinh tế của Nhật Bản. * Nắm được các đặc trưng cơ bản về vị trí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm dân cư xã hội và kinh tế của Liên Bang Nga. 6. So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc. 7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. 8. Các đặc điểm của dân cư và xã hội trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này? 9. Trình bày và giải thích được các đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc. 10. so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. 11. Phân tích tác động của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á. 12. Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực. 13. Hãy làm rõ những trở ngại từ đặc điểm dân cư – xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực. 14. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á. 15. Nêu các mục tiêu của ASEAN và các thách thức đối với ASEAN hiện nay. * Lưu ý: Chương trình học đến đâu, thi đến đó  Nội dung thi giữa kì gồm 2 bài: Liên Bang Nga và Nhật Bản
  2. II. KĨ NĂNG 1. Vẽ biểu đồ 2. Tính toán, xử lí số liệu: - Tính cán cân thương mại - Tính tỉ lệ xuất khẩu, tỉ lệ nhập khẩu - Tính tỉ trọng GDP - Tính bình quân chi tiêu của khách du lịch 3. Nhận xét, giải thích biểu đồ, bảng số liệu. III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Cho BSL sau: Giá trị xuất – nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 a. Tính cán cân thương mại của Nhật Bản giai đoạn: 1990 – 2004 b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm c. Nhận xét về hoạt động ngoại thương của Nhật Bản giai đoạn trên. 2. Cho BSL sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (đơn vị:%) Năm 1990 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Tăng 5,1 1,5 1,9 0,8 0,4 2,7 2,5 GDP a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. b. Rút ra nhận xét và giải thích cần thiết. 3. Cho BSL sau: GDP của Trung Quốc và thế giới (đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3 Toàn thế giới 1236,0 29357,4 40887,8 a.Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
  3. b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc so với thế giới năm 1995 và 2004. 4. Cho BSL sau: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của Châu Á – năm 2003 STT Khu vực Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du (nghìn lượt người) lịch (triệu USD) 1 Đông Á 67230 70594 2 Đông Nam Á 38468 18356 3 Tây Nam Á 41394 18419 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện Số khách du lịch đến và Chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực Châu Á, năm 2003. b.Tính bình quân chi tiêu của khách du lịch (USD) ở từng khu vực. c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế oqr khu vực Đông Nam Á với 2 khu vực còn lại.
nguon tai.lieu . vn