Xem mẫu

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC 10 I. MỤC TIÊU   1. Kiến thức: ­ Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học ở chương I, chương II. ­ Định hướng và giúp mỗi học sinh tự vận dụng kiến thức bằng phương   pháp làm trắc nghiệm và bài tập.   2. Kỹ năng ­ Xác định được các dạng thông tin, đơn vị đo lượng thông tin, các hệ cơ  số và nguyên lí hoạt động của máy tính ­ Xác định được các thành phần và vai trò của các thành phần máy tính ­ Xác định được vai trò, những  ứng dụng của tin học trong xã hội và văn  hóa trong xã hội tin học hóa ­ Viết được thuật toán để giải một số bài toán. ­ Thực hành giao tiếp với Hệ điều hành   3. Thái độ: ­ Xác định thái độ  nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui   định nghiêm ngặt trong lập trình. II. PHƯƠNG PHÁP ­ Diễn giải, đàm thoại, giải quyết tình huống có vấn đề. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC IV. NỘI DUNG ÔN TẬP: A. Lí thuyết: 1. Tin học là một ngành khoa học: + Biết được tin học là một ngành khoa học + Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội + Biết được đặc trưng ưu việt của máy tính điện tử + Biết được một số   ứng dụng của tin học và máy tính điện tử  trong các  hoạt động đời sống 2. Thông tin và dữ liệu: + Biết được khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã  hóa thông tin cho máy tính + Biết được các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính + Hiểu đơn vị đo lượng thông tin là Bit và các đơn vị là bội của Bit + Biết được các hệ cơ số và cách chuyển đổi qua lại giữa các hệ cơ số 3. Giới thiệu về máy tính + Biết được kiến trúc máy tính + Biết được chức năng các thiết bị chính của máy tính + Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neumann. 4. Bài toán và thuật toán: + Xác định được bài toán + Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối hoặc theo kiểu liệt kê
  2. + Hiểu một số thuật toán thông dụng + Biết cách xây dựng thuật toán cho một số bài toán đơn giản. 5. Ngôn ngữ lập trình: + Biết ngôn ngữ lập trình là gì + Biết các loại ngôn ngữ lập trình 6. Giải bài toán trên máy tính  + Biết được các bước cơ bản khi giải bài toán trên máy tính. 7. Phần mềm máy tính. + Biết được khái niệm phần mềm máy tính + Phân biệt được các loại phần mềm, đặc biệt là phần mềm hệ thống và  phần mềm ứng dụng. 8. Những ứng dụng của tin học: + Biết được những ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực của  đời sống xã hội. + Biết có thể  sử  dụng một số  chương trình  ứng dụng để  nâng cao hiệu   quả học tập, làm việc và giải trí. 9. Tin học và xã hội + Biết được tin học có vai trò như thế nào trong xã hội + Biết được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học   hóa. 10. Khái niệm về Hệ điều hành + Biết được khái niệm hệ  điều hành, phân biệt bai trò và chức năng của  hệ điều hành 12. Giao tiếp với Hệ điều hành + Biết được các cách giao tiếp với Hệ điều hành B. Bài tập: Vận dụng để viết thuật toán cho một số bài toán cụ thể. ÔN TẬP HỌC KỲ 1 ­ MÔN: TIN HỌC 10         1/ Vì sao Tin học là một ngành khoa học trẻ nhưng lại có tốc độ phát  triển nhanh như hiện nay? a Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người trong mọi  lĩnh vực. b Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người trong lĩnh  vực Toán học. c Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người trong lĩnh  vực Tin học. d Tất cả đều đúng.
  3.   2/ Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin? a Mạng Internet. b Máy điện thoại di động. c Máy tính điện tử. d Máy thu hình.   3/ Phát biểu nào sau đây là sai? a Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng  dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. b Giá thành của máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của  máy tính ngày càng cao. c Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lý và giao tiếp trong  xã hội. d Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.   4/ Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất? a Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử. b Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử. c Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử. d Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.   5/ Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành: a Chế tạo máy tính. b Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài  người. c Có nội dung,  mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập.  d Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin.   6/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a 65536 Byte = 65,536 KB b 65535 Byte = 64 KB c 65536 Byte = 64 KB d 65535 Byte = 65,535 KB   7/ Các đơn vị đo thông tin là: a Bit, Byte, KB, GB, MB, PB, TB b Bit, Byte, KB, MB, GB, PB, TB c Bit, Byte, KB, GB, MB, TB, PB
  4. d Bit, Byte, KB, MB, GB, TB, PB   8/ Thông tin là: a Văn bản, hình ảnh và âm thanh. b Hiểu biết về một thực thể nào đó. c Hình ảnh, âm thanh. d Văn bản và số liệu.   9/ Trong tin học, dữ liệu là a Thông tin dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh. b Dãy Bit biểu diễn thông tin trong máy tính. c Biểu diễn thông tin dạng văn bản. d Các số liệu.  10/ Mã nhị phân của thông tin là: a Số trong hệ hexa. b Số trong hệ thập phân. c Số trong hệ nhị phân. d Dãy Bit biểu diễn thông tin đó trong máy tính.  11/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a 102 + 102 = 1002 b 102 + 102 = 202 c 2 MB = 2000 KB d 65535 KB = 65,535 MB  12/ Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của máy tính  điện tử? a Lưu trữ thông tin. b Nhận thông tin. c Nhận biết được mọi thông tin. d Xử lý thông tin.  13/ Dùng một byte ta có thể biển diễn được a Số nguyên có dấu trong phạm vi từ ­128 đến 128. b Số nguyên không dấu trong phạm vi từ 0 đến 255. c Số nguyên không dấu trong phạm vi từ ­127 đến 127.
  5. d Số nguyên có dấu trong phạm vi từ 1 đến 256.  14/ Phát biểu nào dưới đây là đúng a Bảng mã Unicode dùng 16 bit để mã hoá nên mã hoá được 65535 ký  tự. b Bảng mã ASCII dùng 8 bit để mã hoá nên mã hoá được 256 ký tự. c Bảng mã Unicode dùng 8 bit để mã hoá nên mã hoá được 256 ký tự. d Bảng mã ASCII dùng 16 bit để mã hoá nên mã hoá được 65535 ký tự.  15/ Hệ đếm La Mã là hệ đếm sử dụng tập ký hiệu sau a I, V, X, C, D, L, M b I, V, X, L, C, D, M c I, V, X, C, L, D, M d I, V, X, L, D, C, M  16/ Hệ đếm là a Tập hợp các kì hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để tính toán. b Tập hợp các kì hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn  các số và tính toán trong hệ đếm. c Tập hợp các kì hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để tính giá trị  các số. d Tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn  và xác định giá trị các số.  17/ Phát biểu nào sau đây về RAM là đúng? a RAM là bộ nhớ ngoài. b RAM có dung lượng nhỏ hơn ROM. c Thông tin trong RAM sẽ bị mất đi khi tắt máy. d RAM có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm.  18/ Phát biểu nào dưới đây về ROM là đúng? a ROM là bộ nhớ ngoài. b ROM là bộ nhớ trong có thể cho phép đọc và ghi dữ liệu. c Thông tin trong ROM sẽ bị mất đi khi tắt máy. d ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu.  19/ Bộ xử lý trung tâm CPU là viết tắt của: a Centrel Prosessing Unit.
  6. b Central Processing Unit. c Centrel Processing Unit. d Central Prosessing Unit.  20/ Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? a Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là  thông tin về thực thể đó. b Thuật ngữ “thông tin” đồng nghĩa với “dữ liệu”. c Thông tin được lưu trữ trên máy tính là các số ở hệ thập phân và hệ  nhị phân. d Mọi thông tin trong đời sống xã hội máy tính  nhận biết và xữ lý  được.  21/ Thanh ghi là: a Là nơi điều khiển mọi hoạt động của máy tính. b Một thiết bị dùng để  lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được  xử lí. c Là nơi xử lý các phép tính toán (lôgic, số học,...) trong máy tính. d Một nơi lưu trữ lâu dài dữ liệu.  22/ Cấu trúc chung của một MTĐT bao gồm: a Các thiết bị ngoại vi, bộ nhớ. b Bộ nhớ ngoài, CPU, Thiết bị vào . c Thiết bị vào, CPU, thiết bị ra. d Bộ nhớ trong, CPU, màn hình.  23/ Các thành phần của hệ thống tin học bao gồm: a Phần cứng, phần mềm, sự điều khiển và quản lí của con người. b Thiết bị vào, CPU, phần mềm. c Phần cứng, phần mềm. d Chương trình, ổ đĩa, sự quản lí của con người.  24/ Máy tính hoạt động theo nguyên lí nào? a Lưu trữ chương trình. b  Điều khiển bằng chương trình. c Truy cập theo địa chỉ. d Tất cả các phương án trên.
  7.  25/ Thông tin của một lệnh trên máy tính bao gồm: a Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ. b Mã của thao tác cần thực hiện. c Địa chỉ các ô nhớ liên quan. d Tất cả các phương án trên.  26/ Bài toán: Tìm bội số chung nhỏ nhất của hai số nguyên dương có  Input của bài toán là: a Hai số a, b (nguyên). b Hai số bất kỳ a, b. c Hai số thực a, b. d Hai số a, b (nguyên dương).  27/ Chọn câu sai trong các phát biểu sau? a Input của bài toán là kết quả biến đổi từ các thông tin đã có. b Những thông tin đã có trong bài toán được gọi là Input. c Output bài toán là thông tin cần tìm của bài toán. d Hai thành phần cơ bản của bài toán là: Input và Output  28/ Thuật toán của bài toán Tìm kiếm nhị phân dừng lại khi: (A là  dãy có n số và k là số cần tìm) a A[giua]=k b dau > cuoi c dau  cuoi b dau = cuoi c dau 
  8. a 2 phép so sánh. b 3 phép so sánh. c 4 phép so sánh. d 1 phép so sánh.  31/ Cho dãy 5 phần tử là (4,8,12,25,56), tìm vị trí của k=25 trong dãy  bên bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân thì sau bao nhiêu phép so sánh thuật toán cho ra kết quả. a 4 phép so sánh. b 3 phép so sánh. c 2 phép so sánh. d 1 phép so sánh.  32/ Một thuật toán, theo định nghĩa mà các em đã học, phải đảm bảo  các tính chất nào sau đây? a Tính dừng, tính chính xác, tính cụ thể. b Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn. c Tính dừng, tính cụ thể, tính chính xác. d Tính dừng, tính chính xác, tính đúng đắn.  33/ Ngôn ngữ dùng để viết chương trình để máy tính trực tiếp hiểu  và thực hiện là: a Ngôn ngữ máy. b Hợp ngữ. c Ngôn ngữ bậc cao.                                       d Chương trình dịch.  34/ Ngôn ngữ lập trình được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên gọi là: a Hợp ngữ. b Ngôn ngữ lập trình bậc cao. c Ngôn ngữ  máy. d Cả 3 phương án trên.  35/ Chương trình dịch có chức năng gì? a Tạo ra môi trường cho máy tính thực hiện. b Dịch ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ máy. c Dịch ngôn ngữ máy sang các ngôn ngữ bậc cao.
  9. d Dịch ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ hợp ngữ.  36/ Để giải được một bài toán trong tin học ta thực thiện tuần tự các  công việc như sau: A. Viết tài liệu. B. Viết chương trình. C. Hiệu chỉnh chương trình. D. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. E. Xác định bài toán. a E ­ B ­ D ­ C ­ A  b E ­ D ­ C ­ B ­ A c E ­ D ­ B ­ C ­ A  d E ­ B ­ C ­ D ­ A  37/ Xác định bài toán là xác định: a Input, Output và cách giải bài toán. b Input, Output và mối quan hệ giữa Input và Output. c Input và Output. d Input, Output và giải thuật.  38/ Trong các bước để giải một bài toán, theo em bước nào là khó và  quan trọng nhất? a Viết tài liệu. b Viết chương trình. c Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. d Hiệu chỉnh chương trình.  39/ Phần mềm hỗ trợ cho việc làm ra các phần mềm khác, gọi là: a Phần mềm tiện ích. b Phần mềm hệ thống. c Phần mềm công cụ. d Phần mềm ứng dụng.  40/ Phần mềm máy tính là: a Các đáp án trên đều sai. b Bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM. c Các chương trình được cài đặt trong máy.
  10. d Bộ xử lý trung tâm CPU.  41/ Máy tính là 1 thiết bị có thể thay thế con người thực hiện được  tất cả các công việc trong cuộc sống? a Đúng. b  Sai  42/ Người máy ASIMO là ứng dụng của Tin học trong lĩnh vực: a Truyền thông. b Giải trí. c Trí tuệ nhân tạo. d Tự động hoá và điều khiển.  43/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ngôn ngữ máy? a Ngôn ngữ máy không thể dùng để viết những chương trình phức tạp. b Ngôn ngữ máy thích hợp với từng loại máy. c Dùng ngôn ngữ máy để viết chương trình, ta có thể khai thác triệt để  các đặc điểm phần cứng của máy tính. d Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính hiểu và xử lý được.  44/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ngôn ngữ lập trình bậc  cao? a Là ngôn ngữ mà máy tính trực tiếp hiểu và xử lý được. b Luôn được chú trọng để xây dựng, phát triển để phù hợp với tình  hình thực tế. c Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào từng loại máy cụ thể. d Gần với ngôn ngữ tự nhiên, chương trình phải được dịch sang ngôn  ngữ máy để máy tính hiểu và thực hiện.  45/ Cách làm việc nào dưới đây cần phải lên án và phê phán mạnh  mẽ ? a Phát tán các hình ảnh đồi truỵ lên mạng và truy cập vào những trang  web xấu. b Sử dụng mã nguồn chương trình của người khác đưa vào chương  trình của mình mà không xin phép. c Tất cả các việc làm trên. d Sao chép phần mềm khi không có bản quyền.
  11.  46/ Việc nào dưới đây là không bị phê phán: a Đặt mất khẩu cá nhân vào máy tính dùng chung khi không có sự đồng  ý của người phụ trách. b Quá ham mê các trò chơi điện tử. c Cố ý làm nhiễm virus vào phòng máy của nhà trường. d Tham gia một lớp học trên mạng về công nghệ thông tin.  47/ Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? a Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử. b Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử. c Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử. d Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực của con người.  48/ Phát biểu nào dưới đây là sai?  a Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp  trong  xã hội.  b Máy tính tốt là nhỏ gọn và đẹp. c Giá thành của máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ và độ chính xác  của máy tính ngày càng cao. d Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng  dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.   49/  Đơn vị cơ bản đo thông tin là gì?  a Bits b Byte c Bit d Bytes  50/ Nhân dịp sinh nhật em, một bạn tặng cho em một đĩa nhạc  AudioCD gồm các bài hát mà em yêu thích.  Dạng thông tin mà em nhận được là gì?  a Dạng văn bản và âm thanh. b Dạng âm thanh. c Dạng hình ảnh và âm thanh. d Dạng văn bản và hình ảnh.  51/ Trong tin học, dữ liệu là: a Biểu diễn thông tin dạng hình ảnh.
  12. b Biểu diễn thông tin dạng âm thanh. c Biểu diễn thông tin dạng văn bản. d Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính.  52/ Mã nhị phân của thông tin là: a Dãy bit biểu diễn thông tin đó trong máy tính. b Số trong hệ nhị phân. c Số trong hệ Hexa. d Thứ tự trong bảng mã ASCII.  53/ Một bánh sinh nhật có mùi vị Chocola là thông tin dạng: a Dạng số. b Máy tính chưa xử lý được dạng thông tin này. c Dạng phi số. d Dạng tổng hợp giữa số và phi số.  54/ Nhóm các thiết bị nào sau đây là thiết bị vào?  a Bàn phím, Máy in, Máy quét, Loa. b Chuột, Máy quét, Bàn Phím, Modem, Webcam. c Chuột, Máy in, Bàn phím, Ổ đĩa. d Chuột, Màn hình, Máy quét, Máy chiếu.  55/ Nhóm các thiết bị nào sau đây là thiết bị ra?  a Chuột, Máy in, Bàn phím, Ổ đĩa. b Chuột, Màn hình, Máy quét, Máy chiếu. c Màn hình, Máy chiếu, Máy in, Loa và tai nghe, Modem. d Bàn phím, Máy in, Máy quét, Loa.  56/ Hãy điền từ thích hợp trong câu sau: Nguyên lí điều khiển bằng chương trình: "Máy tính hoạt động  theo ..."  a Địa chỉ. b Mã nhị phân. c Dãy bit. d Chương trình.  57/ Hãy điền từ thích hợp trong câu sau:
  13. Nguyên lí điều truy cập theo địa chỉ: "Việc truy cập dữ liệu trong  máy tính được thực hiện thông qua ..."  a Dãy bit. b Chương trình. c Mã nhị phân. d Địa chỉ.  58/ Hãy điền từ thích hợp trong câu sau: Nguyên lí mã hóa nhị phân: "Thông tin trong cuộc sống, khi đưa vào  máy tính đều được chuyển thành dạng chung là ..."  a Dạng hình ảnh. b Tổng hợp của 3 dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh. c Dạng âm thanh. d Dãy bít. e Dạng văn bản.  59/ Hãy điền từ thích hợp trong câu sau: Trong tin học "Dãy bit là ..." a Thông tin biểu diễn dạng văn bản. b Thông tin biểu diễn dạng âm thanh. c Thông tin biểu diễn dạng hình ảnh. d Mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.  60/ Phát biểu nào dưới đây là sai, khi nói về chức năng của hệ điều  hành? a Cung cấp các phương tiện để thực hiện các chương trình khác. b Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet. c Tổ chức quản lý và sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên trên máy  tính. d Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính.  61/ Hệ điều hành là? a Phần mềm công cụ. b Phần mềm tiện ích. c Phần mềm ứng dụng. d Phần mềm hệ thống.
  14.  62/ Các hệ điều hành sau khi được cài đặt vào máy thì thường được  lưu trữ ở đâu? a Trong bộ nhớ RAM. b Trong CPU. c Trong bộ nhớ ROM. d Trên bộ nhớ ngoài.  63/ Hệ điều hành không đảm nhiệm việc nào trong các việc sau đây? a Giao tiếp với người sử dụng. b Quản lý bộ nhớ trong. c Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy. d Giao tiếp với ổ đĩa cứng.  64/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a Hệ điều hành có các chương trình để quản lý bộ nhớ. b Hiện nay trên thế giớii chỉ có một hệ hệ điều hành duy nhất đó là  Windows c Các chương trình của hệ điều hành luôn luôn được nạp hết vào bộ  nhớ trong khi máy được bật lên. d Hệ điều hành thường được cài sẵn khi máy được sản xuất.  65/ Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng là hệ điều hành thực  hiện: a Điều hành việc phân phối tài nguyên cho các chương trình được thực  hiện đồng thời. b Giúp người sử dụng biết thời gian cần thiết để thực hiện hoàn tất  một công việc. c Đảm bảo sao cho tại một thời điểm bất kỳ thì chỉ có duy nhất một  chương trình được thực hiên  66/ Phát biểu nào dưới đây là sai? a Hệ điều hành tổ chức việc khai thác tài nguyên trên máy một cách tối  ưu. b Hệ điều hành là một tập hợp các chương trình được tổ chức lại thành  một hệ thống. c Hệ điều hành cung cấp các phương tiện dịch vụ để các chương trình  các thực hiện.
  15. d Học sử dụng máy tính nghĩa là học sử dụng hệ điều hành.  67/ Phần mở rộng của tên thường thể hiện: a Ngày giờ tạo ra tệp. b Kiểu tệp. c Tên thư mục chứa tệp. d Kích thước của tệp.  68/ Các tên tệp sau, tên nào là hợp lệ trong hệ điều hành Windows? a Hoa&/\&hoc.chemical b Tin hoc nha truong*com c Ha?noi.text d Tin#hoc@lop10  69/ Các tên tệp sau, tên nào là không hợp lệ trong hệ điều hành MS  DOS? a Kiemtra.test b Bai­tap.pas c Thu@muc.dir d Van#ban.doc  70/ Để tạo một thư mục trong hệ điều hành Windows XP ta thực  hiện: a Click trái chuột chọn New chọn tiếp New folder. b Click phải chuột chọn New chọn tiếp New folder. c Click phải chuột chọn New chọn tiếp Folder. d Click trái chuột chọn New chọn tiếp Folder.  71/ Để đổi tên một thư mục (tập tin) trong hệ điều hành Windows  XP ta thực hiện: a Click trái chuột lên thư mục (tập tin) cần đổi tên chọn Rename, gõ tên  mới rồi nhấn Enter để xác nhận tên mới. b Click đúp chuột lên thư mục (tập tin) cần đổi tên chọn Rename, gõ  tên mới rồi nhấn Enter để xác nhận tên mới. c Click phải chuột lên thư mục (tập tin) cần đổi tên chọn Rename, gõ  tên mới rồi nhấn Enter để xác nhận tên mới. d Click đúp chuột lên thư mục (tập tin) cần đổi tên, nhấn F2, gõ tên  mới rồi nhấn Enter để xác nhận tên mới.
  16.  72/ Để xóa một thư mục (tập tin) trong hệ điều hành Windows XP ta  thực hiện: a Click trái chuột lên thư mục (tập tin) cần xóa chọn tiếp Delete rồi  click Yes để đồng ý xóa. b Click đúp chuột lên thư mục (tập tin) cần xóa chọn tiếp Delete rồi  click Yes để đồng ý xóa. c Click trái chuột lên thư mục (tập tin) cần xóa, nhấn phím Delete rồi  nhấn tiếp Enter để đồng ý xóa. d Click phải chuột lên thư mục (tập tin) cần xóa, nhấn phím Delete rồi  nhấn tiếp Enter để đồng ý xóa.  73/ Để đóng một cửa sổ ứng dụng đang chạy trên hệ điều hành  Windows: a Vào menu File chọn Quit. b Vào menu File chọn Exit. c Vào menu File chọn Halt. d Vào menu File chọn Close.  74/ Theo em, làm cách nào là tốt nhất khi một chương trình ứng dụng  trên máy bị treo (chuột và bàn phím chưa bị phong tỏa)? a Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Del rối kết thúc chương trình bị treo  đó. b Nhấn nút Reset để khởi động lại máy. c Tắt nguồn máy tính, rồi khoảng 3 phút sau đó bật lại. d Nhấn tổ hợp phím Ctlr + Alt + Del rồi kết thúc chương trình bị treo  đó.  75/ Để kích hoạt một chương trình thực hiện trong hệ điều hành  Windows ta thực hiện: a Click chuột phải lên biểu tượng của chương trình cần thực hiện chọn  Start. b Click chuột trái lên biểu tượng của chương trình cần thực hiện chọn  Open. c Click chuột phải lên biểu tượng của chương trình cần thực hiện chọn  Open.
  17. d Click chuột trái lên biểu tượng của chương trình cần thực hiện chọn  Start.  76/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a Để xóa một thư mục trong hệ điều hành Windows thì thư mục cần  xóa không có chương trình nào đang thực hiện. b Để xóa một thư mục trong hệ điều hành Windows thì thư mục cần  xóa phải là thư mục rỗng. c Để xóa một thư mục trong hệ điều hành MS DOS thì thư mục cần  xóa phải là thư mục gốc. d Để xóa một thư mục trong hệ điều hành MS DOS thì thư mục cần  xóa phải là thư mục mẹ.  77/ Hãy sắp xếp thứ tự các công việc mà máy tính thực hiện tuần tự  khi bật máy. A. Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong. B. Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy tính. C. Cắm nguồn và Bật máy. D. Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động. a D ­ A ­ C ­ B b C ­ B ­ D ­ A. c A ­ C ­ B ­ D d B ­ D ­ A ­ C  78/ Chức năng chính của hệ điều hành là? a Cung cấp các phương tiện dịch vụ để điều phối việc thực hiện  chương trình. b Đảm bảo  tương tác giữa người dùng và máy tính. c Quản lý chặt chẽ các tài nguyễn của máy và tổ chức khai thác chúng  một cách hiệu quả. d Cả 3 phương án trên.  79/ Tệp hay còn gọi là tập tin là ... các ... ghi trên ... tạo thành một ...  do ... quản lý. a Tập hợp ­ Thông tin ­ Bộ nhớ trong ­ Đơn vị lưu trữ ­ Máy tính. b Tập hợp ­ Dữ liệu ­ Bộ nhớ ngoài ­ Đơn vị lưu trữ ­ Máy tính. c Tập hợp ­ Thông tin ­ Bộ nhớ ngoài ­ Đơn vị lưu trữ ­ Hệ điều hành.
  18. d Tập hợp ­ Thông tin ­ Bộ nhớ trong ­ Đơn vị lưu trữ ­ Hệ điều hành.  80/ Hệ thống quản lý tệp là? a Một thành phần của hệ điều hành. b Có nhiệm vụ tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài. c Cung cấp các phương tiện, dịch vụ để đảm bảo giao tiếp giữa người  dùng và máy tính được thống nhất. d Cả ba phương án trên.  81/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a Tên tệp có phân biệt chữ hoa và chữ thường. b Phần tên tệp không được quá 8 ký tự và phần mở rộng không quá 3  ký tự. c Tên tệp có thể chứa ký tự trắng (dấu cách). d Tên tệp có thể không có phần mở rộng.  82/ Sau khi làm việc với hệ điều hành xong để tắt máy và kết thúc  phiên làm việc ta thực hiện: a Vào Start chọn Shut Down (Turn Off) chọn tiếp Stand By. b Vào Start chọn Shut Down (Turn Off) chọn tiếp Log Off. c Vào Start chọn Shut Down (Turn Off) chọn tiếp Turn Off. d Vào Start chọn Shut Down (Turn Off) chọn tiếp Restart.  83/ Một tệp thường có các thuộc tính sau: a Read only ­ System ­ Archive ­ Hidden. b Archive ­ Hiden ­ System ­ Real only. c Real only ­ Systerm ­ Achive ­ Hiden.  d Achive ­ Hidden ­ System ­ Read only.  84/ Hệ điều hành đơn nhiệm một  người dùng là: a Hệ điều hành có thể có nhiều chương trình được thực hiện. b Hệ điều hành chỉ có một người sử dụng và chỉ có duy nhất một  chương trình được thực hiện. c Hệ điều hành chỉ có một người sử dụng. d Hệ điều hành có nhiều người sử dụng.  85/ Phát biểu nào sau đây là đúng? a Máy tính có thể hoạt động bình thường khi không có hệ điều hành.
  19. b Hệ điều hành sau khi cài đặt được lưu trữ ở bộ nhớ trong. c Máy tính chỉ có thể sử dụng được khi có hệ điều hành. d Hệ điều hành thuộc loại phần mềm công cụ.  86/ Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng là: a Hệ điều hành có nhiều người sử dụng. b Hệ điều hành có thể có nhiều người sử dụng và có thể thực hiện  nhiều chương trình đồng thời. c Hệ điều hành chỉ có một người sử dụng. d Hệ điều hành có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.  87/ Phát biểu nào dưới đây là đúng? a Sau khi chương trình khởi động được kích hoạt thì nó sẽ nạp tất cả  các chương trình của hệ điều hành   vào bộ nhớ trong. b Sau khi chương trình khởi động được kích hoạt thì nó sẽ nạp các  chương trình của hệ thống quản lý tệp    vào bộ nhớ trong. c Sau khi chương trình khởi động được kích hoạt thì nó sẽ nạp một số  chương trình quan trọng của hệ điều hành    vào bộ nhớ trong. d Cả 3 câu trên đều đúng.  88/ Phát biểu nào dưới đây là sai? a Tên tệp (phần tên và phần mở rộng) trong hệ điều hành Windows  không quá 255 ký tự. b Tên tệp (phần tên và phần mở rộng) trong hệ điều hành Windows  không quá 256 ký tự. c Tên tệp trong hệ điều hành Windows có thể chứa ký tự trắng (dấu  cách). d Cả 3 câu trên đều sai.  89/ Các chương trình máy tính sau, chương trình nào là thuộc nhóm phần  mềm hệ thống a Notepad b MS DOS c Micosoft Word d Micosoft Windows XP
  20.  90/ Hãy điền từ thích hợp trong câu sau: Nguyên lí lưu trữ chương trình: "Lệnh được đưa vào máy tính dưới  dạng...để...như những dữ kiện khác" a Địa chỉ ­ lưu trữ. b Mã nhị phân ­ lưu trữ, xử lý. c Dãy bit ­ xử lý. d Từ máy ­ lưu trữ, xử lý.  91/ Phát biểu nào sau đây là đúng? a Một ô nhớ trong bộ nhớ có thể có nhiều địa chỉ khác nhau. b Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ là độc lập. c Địa chỉ của một ô nhớ thường thay đổi trong quá trình máy tính làm  việc. d Xử lí dữ liệu trong máy tính là lưu thông tin của dữ liệu đó vào máy  tính.  92/ Để mã hóa số nguyên ­28 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? a 1 byte b 4 bytes c 2 bytes d 3 bytes  93/ Để mã hóa số nguyên 128 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? a 2 bytes b 4 bytes c 1 byte d 3 bytes  94/ Để mã hóa số nguyên ­128 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? a 4 bytes b 1 bytes c 2 byte d 3 bytes  95/ Để mã hóa số nguyên 256 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? a 3 bytes
nguon tai.lieu . vn