Xem mẫu

  1. Sở GD & ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Trường THPT Phúc Thọ Môn : Sinh học 12 Năm học: 2020 ­ 2021 I. Cấu trúc bài thi:  30 câu trắc nghiệm – thời gian làm bài 45 phút II. Tóm tắt lý thuyết PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC A. Phần di truyền 1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử  So sánh các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã bằng cách hoàn thành bảng sau : Các cơ chế Nguyên tắc  Diễn biến cơ bản tổng hợp Nhân đôi ADN   nguyên   tắc   bổ  ­ ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản. sung,   bán   bảo  ­ Các mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’  3’, một mạch được  toàn   và   nửa   gián  tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn. đoạn ­ Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền  mạch… Phiên mã nguyên   tắc   bổ  ­ Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn. sung, ­ Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’  5’và sợi ARN  kéo dài theo chiều 5’  3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS. ­ Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn. ­ Đối với SV nhân thực cắt bỏ những đoạn intron, nối các đoạn  exon Dịch mã nguyên   tắc   bổ  ­ Các axit amin đã hoạt hóa được tARN mang vào ribôxôm. sung, ­ Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ 3’ theo từng bộ ba  và chuỗi pôlipeptit được kéo dài. ­ Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm. 2. Cơ chế di truyền ở cấp độ cơ thể (các quy luật di truyền)  Qui luật Tỷ lệ lai dị hợp Tỷ lệ lai phân  Ghi chú tích Phân li 3:1 hoặc 1:2:1 1:1 Trội hoàn toàn hoặc không  hoàn toàn (mỗi gen qui định  một tính trạng) Phân li độc lập 9:3:3:1 hoặc (1:2:1)2  1:1:1:1 Trội hoàn toàn hoặc không  hoặc (3:1)(1:2:1) hoàn toàn (mỗi gen qui định  một tính trạng). Tương tác  bổ  9:7 hoặc 9:6:1 hoặc  1:3 hoặc 1:2:1 Hai hay nhiều gen cùng quy 
  2. sung 9:3:3:1 định một tính trạng. Tương tác át chế 12:3:1 hoặc 13:3 2:1:1 Tương tác cộng  15:1 3:1 gộp Liên kết gen 3:1 hoặc 1:2:1 1:1 Liên kết  hoàn toàn (mỗi gen  qui định một tính trạng). Hoán vị gen 4 nhóm khác phân li độc  4 lớp kiểu hình,  Liên kết  không hoàn toàn  lập. chia 2 nhóm =  (mỗi gen qui định một tính  nhau trạng). Di truyền liên kết  Tỷ lệ kiểu hình  phân  Tỷ lệ kiểu hình  Gen nằm trên X (mỗi gen qui  giới tính. bố không đều ở 2 giới. phân bố không  định một tính trạng). đều ở 2 giới. 3. Cơ chế di truyền ở cấp độ quần thể  Mỗi quần th ể có một vốn gen  đặc trưng, th ể hi ện  ở t ần s ố các alen và tầ n số các  kiểu gen của quần th ể .V ốn gen là tậ p hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một th ời điể m xác  định. Tần số alen  = số lượ ng alen đó/ tổng s ố alen c ủa gen đó trong quần th ể tại m ột th ời điể m  xác định. Tần số một loại ki ểu gen  = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng s ố cá thể trong quần th ể. Điểm so sánh Quần thể tự phối Quần thể ngẫu phối Tính đa hình Giảm tính đa dạng của QT đa   dạng   về   kiểu   gen   và   kiểu  hình Tần số tương đối của các alen  không đổi qua các thế hệ không đổi qua các thế hệ Thành phần kiểu gen  ­ Sau n thế  hệ  tỷ  lệ  kiểu gen dị  có   thể   duy   trì   tần   số   các   kiểu  hợp   tử   (Aa)   sẽ   là   (   1/2)n  tỷ   lệ  gen   khác   nhau   trong   quần   thể  kiểu gen dị hợp tử trội = tỷ lệ  không đổi qua các thế  hệ  trong  kiểu   gen   dị   hợp   tử   lặn   và   =[1­  những điều kiện nhất định. ( 1/2)n] : 2  ­ Nội dung định luật Hacđi ­ Vanbec : Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và  thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ. Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Van bec. Khi đó  thoả mãn đẳng thức : p2AA + 2 pqAa + q2aa = 1            Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1. ­ Điều kiện nghiệm đúng của định luật : + Quần thể phải có kích thước lớn. + Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. + Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả  năng sinh sản như nhau). + Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần  số đột biến nghịch). + Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa các quần thể). 4. Ứng dụng di truyền học 
  3. Các phương pháp  Quy trình Ý nghĩa tạo giống Chọn   giống   dựa  ­ Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp : trên nguồn biến dị  + Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. tổ hợp + Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. + Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. + Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn   hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. ­ Tạo giống có ưu thế lai cao : T ạ o dòng thu ầ n     lai các dòng thu ầ n khác nhau  Sử   dụng   giống   lai   vào  (lai khác dòng đ ơ n, lai khác dòng kép)   ch ọn l ọc  mục đích kinh tế các t ổ  h ợp có  ư u th ế  lai cao. Tạo   giống   bằng  + Xử  lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích  + Nhanh chóng tạo giống  phương   pháp   gây  hợp. mới, đặc biệt có hiệu quả  đột biến +   Chọn   lọc   các   thể   đột   biến   có   kiểu   hình   mong  đốivới vi sinh vật.  muốn. + Tạo dòng thuần chủng. Tạo   giống   bằng  ­ Công nghệ tế bào thực vật : công nghệ tế bào  + Lai tế bào sinh dưỡng : Gồm các bước : t ạ o ra cây lai khác loài . * Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai. * Cho các tế  bào đã mất thành của 2 loài vào môi  trường đặc biệt để dung hợp với nhau tế bào lai. * Đưa tế  bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc  biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác  loài. + Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn : * Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ  tinh trong   ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n). * Tế  bào đơn bội được nuôi trong  ống nghiệm với  tạo   mô   sẹo,   tạo   giống  các hoá chất đặc biệt   phát triển thành mô đơn bội  bằng   chọn   dòng   tế   bào   xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng   xôma có biến dị. bội hoàn chỉnh. ­ Công nghệ tế bào động vật : + Biết được ý nghĩa của  + Nhân bả n vô tính :  công   nghệ   tế   bào   thực          * Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và  vật : Giúp nhân gi ống vô  nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế  bào trứng của   tính   các   lo ạ i   cây   tr ồng  cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này. quý hi ế m ho ặ c          * Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào   trứng đã loại nhân.                * Nuôi cấy tế  bào đã chuyển nhân trên môi   nhân   bả n   đ ượ c   nh ữ ng  trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.         * Chuyển phôi vào tử  cung của cơ  thể mẹ để  cá   th ể   đ ộ ng   v ậ t   quý  mang thai và sinh con. hi ế m   dùng   vào   nhi ều  + Cấ y truy ền phôi : m ụ c đích khác nhau.
  4. L ấ y phôi t ừ  đ ộ ng v ậ t cho     tách phôi thành hai  hay nhi ều ph ần   phôi riêng bi ệt   C ấ y các phôi  vào đ ộ ng vậ t nh ậ n (con cái) và sinh con. Tạo   giống   bằng    Tạo ADN tái tổ  hợp     Đưa ADN tái tổ  hợp vào  tạo giống động vật (cừu  công nghệ gen trong tế bào nhận   Phân lập dòng tế bào chứa ADN  sản   sinh   prôtêin   người,  tái tổ hợp  chuột   nhắt   chứa   gen  hoocmôn sinh trưởng của  chuột  cống...),   tạo  giống  thực vật (bông kháng sâu  hại, lúa có khả  năng tổng  hợp     ­   carôten...),   tạo  dòng vi sinh vật biến đổi  gen   (vi   khuẩn   có   khả  năng sản suất insulin của  người, sản suất HGH...). B. Phần biến dị.Sơ đồ cácloại biến dị SGK CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI. I.  Các bệnh di truyền ở người được chia làm hai nhóm lớn : 1. Bệnh di truyền phân tử :  ­ Là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.  Ví dụ : Bệnh hồng cầu hình liềm, các bệnh về các yếu tố đông máu (bệnh máu khó đông), phêninkêto  niệu... ­ Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử : phần lớn các bệnh do các đột biến gen gây nên, làm ảnh hưởng tới   prôtêin mà chúng mã hoá như không tổng hợp prôtêin, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức  năng khác thường và dẫn đến bệnh. VD:  Cơ  chế  gây bệnh Phenin Kêtô niệu :  Do  đột  biến trong gen mã hoá enzim chuyển hoá  pheninalanin   Tirozin. Pheninalanin không được chuyển hoá nên ứ đọng trong máu, chuyển lên não, gây  đầu độc tế bào thần kinh   bệnh nhân điên dại, mất trí. 2.  Hội chứng có liên quan đến đột biến NST : Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên  quan đến nhiều gen và gây ra hàng loạt tổn thương ở các cơ quan của người bệnh.  Ví dụ : Bệnh Đao, bệnh Claiphentơ, tớcnơ...  Hội chứng  Đao (ba NST số  21), 1 bệnh NST liên quan đến chậm phát triển trí tuệ  là phổ  biến   nhất  ở  người do lượng gen trên NST 21 tương đối ít   liều gen thừa ra của 1 NST 21 ít nghiêm trọng   hơn   bệnh nhân còn sống được. II. Bảo vệ vốn gen của loài người  1. Gánh nặng di truyền:  2.  Để làm giảm gánh di truyền cho loài người cần : * Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh. * Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh : 
  5. ­ Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực chuẩn đoán Di truyền Y học hình thành trên cơ sở những  thành tựu về Di truyền người và Di truyền Y học.  Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại  bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh  đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau. ­ 2 kĩ thuật xét nghiệm trước sinh là chọc dò dịch  ối và sinh thiết tua nhau thai. Các kĩ thuật này   giúp chẩn đoán sớm nhiều bệnh di truyền nhằm hỗ trợ tích cực cho tư vấn di truyền, trên cơ  sở  đó nếu  vẫn sinh con  thì sau khi sinh có thể  áp dụng các biện pháp ăn kiêng hợp lí hoặc các biện pháp kĩ thuật   thích hợp giúp hạn chế tối đa hậu quả xấu của trẻ bị bệnh. * Liệu pháp gen :  ­ Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị  đột biến. Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp : Đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế  gen bệnh bằng gen lành. *Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh ung thư và bệnh AIDS. * An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen. * Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ a) Hệ số thông minh ( IQ): được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ  khó tăng   dần. b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền: Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ  *.Di truyền học với bệnh AIDS: Để  làm chậm sự  tiến triển của bệnh người ta sử  dụng biện pháp di   truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV.
  6. PHẦN VI: TIẾN HOÁ. CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ. I. Bằng chứng tiến hoá Các bằng chứng Vai trò + Cơ quan tương đồng :  Là những cơ quan  nằm ở những v ị trí  Giải phẫu so sánh tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi  nên có kiểu cấu tạo giống nhau.  VD: ­ Chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người.         ­ Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của một số  động vật. Cơ quan tương đông phản ánh sự tiến hoá phân li. + Cơ quan thoái hoá : Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể  trởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất  dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích  xưa kia của chúng. VD: Ruột thừa, xương cùng ở người.. + Cơ quan tuơng tự : Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc  nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái t­ ương tự.  VD. Vây cá mập và vây cá voi. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy. ­ Bằng chứng tế bào học :  Tế bào học và sinh  Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ  học phân tử các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể  sống.       Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản  :  Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).  Phản ánh nguồn gốc chung của sinh gi ới. Lưu ý còn BC trực  ­ Bằng chứng sinh học phân tử :  tiếp là các Hóa thạch. Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN. ADN của các loài đều  được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông  tin di truyền. ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự  sắp xếp của các loại nuclêôtit. ­ Các loài  có quan  hệ  họ  hàng càng  gần thì  sự  sai khác về  trình  tự  các   nuclêôtit càng ít. ­ Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin của cùng   một loại prôtêin càng giống nhau. *Nguyên nhân: Các loài vừa mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung nên chưa  đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hóa làm nên sự sai khác lớn về  cấu trúc phân tử. Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di  II. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá 1. Thuyết tiến hoá của Đacuyn  Vấn đề Đacuyn 1. Nguyên nhân tiến  ­ Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của  hoá sinh vật. 2. Cơ chế tiến hoá ­ Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động  
  7. của chọn lọc tự nhiên. 3. Hình thành đặc  ­ Biến dị phát sinh vô hướng. điểm thích nghi ­ Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích   nghi. 4. Hình thành loài mới  Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động   của chọn lọc tự  nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ  một gốc  chung. 5. Chiều hướng tiến  Ngày càng đa dạng phong phú, tổ  chức ngày càng cao, thích nghi ngày  hoá càng hợp lí. Như vậy  với cơ chế tiến hóa chính  là CLTN, qua đó giải thích đượcsự thống nhất trong đa dạng của  các loài sinh vật trên trái đât. Thống nhất vì chúng được bắt nguồn từ tổ tiên chung còn đa dạng là do các  loài đã tích lũy được các đặc điểm thích nghi với môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hóa   theo con đường phân li tính trạng. .  * Chọn lọc tự nhiên là quá trình gồm hai mặt song song: tích luỹ dần những biến dị có lợi cho sinh vật và   đào thải biến dị có hại dưới tác động của điều kiện tự nhiên. * Chọn lọc nhân tạo là do con người tiến hành, giữ lại những biến dị có lợi cho mình.   Chọn lọc nhân tạo  là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Vấn đề phân Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên biệt Nguyên liệu Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị và di truyền của sinh vật. của chọn lọc Nội dung của Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các  chọn lọc biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của  biến dị có lợi cho sinh vật. con người. Thực chất của CLTN là phân hóa khả  năng sông sót và khả năng sinh sản của  các cá thể trong QT. Đối tượng : cá thể Động lực của Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. chọn lọc người. Kết quả của Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng  Sự tồn tại những cá thể thích nghi với  chọn lọc có  lợi cho con người. hoàn Tạo nên  các giống vật nuôi và các nòi  cảnh sống. cây trồng. Tạo nên  loài SV có các đặc điểm thích  Vai trò của ­ Nhân tố chính quy định chiều hướng  Nhân tớối MT nghi v  chính quy định chiều hướng, tốc  chọn lọc và độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng  tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi,  lớn vàlịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính  cây trồng. trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới  ­ Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi,  qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban  cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu  đầu. cầu xác định của con người. * Ưu điểm: HTTH của ĐacUyn đã  +Giải thích khá thành công sự thích nghi của SV , hình thành loài mới và sự đa dạng của sinh giới. +Giải thích thành công nguồn gốc chung của sinh giới. ­  Hạn chế :  
  8. + Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. + Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.  2. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại a. Tiến hoá  Tiến hoábao gồm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.  Là quá trình biế                                                    Tiến đ ổi cấu trúc di truy n hóa nh ền của quần  ỏ                                              Tiến hóa lớn Nội dung thể (tần số các alen và tần số các kiểu gen) chịu  Là quá trình hình thành các đơn vị  sự tác động của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến,  trên loài như: chi, họ, bộ, lớp,  giao phối và chọn lọc tự nhiên. Sự biến đổi đó  ngành. dần dần làm cho quần thể cách li sinh sản với  quần thể gốc sinh ra nó, khi đó đánh dấu sự xuất  hiện loài mới. Quy mô,  Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch Quy mô lớn, thời gian địa chất rất  thời gian sử tương đối ngắn. dài. Phương  Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Thường được nghiên cứu gián tiếp  pháp nghiên  qua các bằng chứng tiến hoá. cứu b. Các nhân tố tiến hoá Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Bao gồm đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các yếu tố  ngẫu nhiên... Các nhân tố tiến  Vai trò trong tiến hoá hoá Đột biến Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các biến dị di truyền   đột biến  cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (chủ yếu là đột biến gen) cho quá trình tiến hoá.  Đột biến làm biến đổi tần số của các alen nhưng rất chậm ( 10 ­6 – 10­4). Giao phối không  gồm giao phối gần (tự phối – tự thụ phấn) và giao phối có chọn lọc. Giao phối   ngẫu gần có thể không làm thay đổi tần số alen nhưng thay đổi thành phần kiểu gen   nhiên qua từng thế hệ theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp.  Giao phối có chọn lọc làm thay đổi tần số alen      Cần chú ý phân tích vai trò của giao phối cùng với đột biến (đột biến tạo  alen mới ­ nguyên liệu sơ  cấp, còn giao phối phát tán các đột biến vào các tổ  hợp kiểu gen ­ nguyên liệu thứ  cấp) làm cho quần thể  thành kho dự  trữ  các  biến dị di truyền ở mức bão hòa. Đây chính là nguồn nguyên liệu tiến hoá. 
  9. + Chọn lọc tự nhiên phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể  Chọn lọc tự nhiên với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.  + Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến  đổi thành phần kiểu gen của quần th ể, bi ến đổi tần số các alen của quần thể  theo một hướng xác định.         CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tu ỳ thu ộc CLTN  chống lại alen trội hay alen l ặn). Vì vậy chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá. Di nhập gen + Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. + Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong  phúgây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể. . Các yếu tố ngẫu  (phiêu bạt gen ­ biến động di truyền) làm biến đổi tần số tương đối của các  alen và thành phần kiểu gen của quần th ể m ột cách ngẫu nhiên (đột ngột)  nhiên (đặc biệt là các quần thể có kích thước nhỏ). gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen   của quần thể. ­ Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể :  + Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1) + Có khu phân bố xác định. (2) + Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được  cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. (3) Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm [(1) và (2)]. ­ Vai trò của các cơ chế cách li :  + Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc  trưng riêng + Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau   củng cố, tăng cường sự phân hoá thành  phần kiểu gen trong quần th ể b ị chia c ắt.       Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh h ọc) ngăn cản các cá thể giao phối  với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu th ụ.      Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.      Cách li trước hợp tử bao gồm : cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ  học.      Cách li sau hợp tử : là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai  hữu thụ. e. Quá  trình hình thành loài Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo h ướng thích nghi,  tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể g ốc. ­ Hình thành loài khác khu vực địa lí : Vai trò của cách li địa lí làm ngăn cản các cá thể  của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với  nhau. CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và  thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới. ­ Hình thành loài cùng khu vực địa lí : + Hình thành loài bắng cách li tập tính và cách li sinh thái : . Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.
  10. . Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp  theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh  thái rồi loài mới. + Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá : P   Cá thể loài A (2nA)    Cá thể loài B (2nB) G     nA nB F1 (nA + nB)    Không có khả năng sinh                                                s ản h ữu tính (bất thụ)       (nA + nB)        (nA + nB) F2 (2nA + 2nB)   (Thể song nhị bội)   Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ). + Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang b ộ NST  đơn bội của 2 loài bố mẹ   không tạo các cặp tương đồng   quá trình tiếp hợp và giảm phân không  diễn ra bình thường. + Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng b ội c ủa cả 2 loài bố mẹ   tạo được các cặp  tương đồng   quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường   con lai có khả năng sinh sản hữu  tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể  hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái   loài mới hình thành. III. Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo: Câu 1. Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là A. một axit amin có thể được mã hoá đồng thời bởi nhiều bộ ba. B. tất cả các sinh vật đều có chung bộ mã di truyền. C. mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.          D. các bộ ba có thể bị đột biến tạo thành các bộ ba  mới. Câu 2. Ở lúa có 2n = 24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể bốn? A. 25              B. 23        C. 26        D. 48 Câu 3. Thể đa bội thường gặp ở A. vi sinh vật.             B. thực vật.         C. thực vật và động vật.    D. động vật bậc cao. Câu 4. Với 4 cặp gen dị hợp di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là A. 8         B. 16        C. 64        D. 81 Câu 5. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi A. bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản. B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 6: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Ung thư máu.  B. Đao.         C. Claiphentơ.       D. Thiếu máu hình liềm. Câu 7: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì? A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư. B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể. C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.     D. dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư. Câu 8: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở  người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng  A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X.                C. Claiphentơ.          D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X. Câu 9. Phương pháp nào sau đây có thể  tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai   loài  khác nhau? 
  11.    A. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật.                 B. gây đột biến nhân tạo.     C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.     D. Lai xa kèm theo đa bội hoá.   Câu 10: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới  mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau? (1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.      (2) Nuôi cấy hạt phấn. (3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.      (4) Tạo giống nhờ công  nghệ gen. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 11. Trong quá trình nhân đôi ADN  ở  tế  bào nhân sơ, nhờ  các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của   phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ  chế của quá trình nhân đôi ở  chạc hình   chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?     A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.     B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.  C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.  D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.  Câu 12. Bằng chứng  sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai. C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất. Câu 13. Ở người bệnh mù nàu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm), trên  trội M tươngứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và  một con gái mù màu. Kiểugen của cặp vợ chồng này là A. XM XM và Xm Y        B. XM Xm và XM Y   C. XM Xm và Xm Y   D. XM XM và XM Y    Câu 14. Biết 1 gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự  do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là A. 27/64     B. 1/16       C. 9/64      D. 1/3 Câu 15. Theo câu trên phép lai AABBDd × AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là A. 9/16      B. 3/4         C. 2/3       D. ¼ Câu 16. Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy  định quả bầudục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kiểu hình 100% thân cao, quả tròn. A. Ab/aB × Ab/ab          B. AB/AB × AB/Ab        C. AB/ab × Ab/aB          D. AB/ab × Ab/ab Câu 17. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ  lệ người bịbệnh bạch tạng là 1/10000. Tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp sẽ là A. 0,5%   B. 49, 5% C. 50%.   D. 1, 98%. Câu 18. Một loài có tỉ lệ đực cái là 1: 1. Tần số tương đối của alen a ở giới đực trong quần thể ban đầu  (lúc chưa cânbằng) là 0,4. Qua ngẫu phối, trạng thái cân bằng về di truyền là: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09 aa.  Tần số tương đối củaalen A ở giới cái của quần thể ban đầu là A. A = 0,6      B. A = 0,7      C. A = 0,8       D. A = 0,4. Câu 19. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,5AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. Tính  theo lí thuyết,cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F1 là A. 0,60AA + 0,20Aa + 0,20aa = 1                B. 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1. C. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.               D. 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa = 1 Câu 20. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử là 0,3. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tầ n số  kiểu gen dị hợptử trong quần thể sẽ là bao nhiêu? A. 0,075  B. 0,15    C. 0,25    D. 0,3 Câu 21.Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là A. AABbdd × Aabbdd.      B. aabbdd × AAbbDD.      C. aabbDD × AABBdd.     D. aaBBdd × aabbDD Câu 22Người mắc hội chứng Đao có ba NST ở A. cặp thứ 21.       B. cặp thứ 22.       C. cặp thứ 13.       D. cặp thứ 23. Câu 23Trình tự các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn, tạo  dòng thuần chủng. B. Tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc các thể đột biến có kiểu  hình mong muốn.
  12. C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, tạo  dòng thuần chủng. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc các thể đột biến có kiểu  hình mong muốn. Câu 24Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. Amilaza, ligaza.   B. ADN pôlimeraza, amilaza.     C. ARN pôlimeraza, peptidaza.     D. Restrictaza,  ligaza. Câu 25Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người? A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức. B. Không tuân theo các quy luật di truyền. C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có  nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận. D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con. Câu 26.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 27.Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là  A.phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 28.Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị  là nhân tố chính trong quá trình hình thành A. các giống vật nuôi và cây trồng năng suát cao. B. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. D. những biến dị cá thể. Câu 29. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được   toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen. B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao. C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng. Câu 30. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ  chức cao vì A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.                                                                ...............................Hết.....................
nguon tai.lieu . vn