Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC 11 PHẦN I – KIẾN THỨC CẦN ÔN Từ bài 1 đến hết bài 30 SGK sinh học 11 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sự hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây - Sự thoát hơi nước ở lá - Dinh dưỡng Nito ở thực vật - Quang hợp ở thực vật - Hô hấp ở thực vật 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: - Tiêu hóa ở động vật, các hình thức hô hấp ở động vật, tuần hoàn máu, cân bằng nội môi 3. Cảm ứng ở thực vật: + Hướng động: Các kiểu hướng động ở thực vật + Ứng động: Các kiểu ứng động ở thực vật 4. Cảm ứng ở động vật: + Động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống + Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động: sự lan truyền xung thần kinh trên các sợi trục thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin + Truyền tin qua Xinap (Lưu ý: + Thi giữa kì từ bài 1 đến hết bài 14 + Thi cuối học kì từ bài 15 đến bài 30) PHẦN II. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoảng ở rễ cây. Câu 2. Có bao nhiêu con đường hấ p thu ̣ nước từ đấ t vào ma ̣ch gỗ? Mô tả mỗi con đường. Câu 3. So sánh 2 con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin? Tại sao thoát hơi nước là “tai hoạ tất yếu” của cây? Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che ở vật liệu xây dựng? Câu 4. Hãy mô tả con đường vâ ̣n chuyể n nước, chấ t khoáng hòa tan và chấ t hữu cơ trong cây? So sánh 2 dòng vận này? Câu 5: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiế t yế u là gi?̀ Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng- phát triển của thực vật? Tai sao khi cây thiếu nguyên tố Mg thì lá cây mất màu xanh? Câu 6: Trình bày quá trình cố định đạm và quá trình chuyển hóa nito trong đất? Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng của thực vật. Câu 7: Quang hợp ở thực vật là gì ? Viết phương trình quang hợp tổng quát. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ? Câu 8: So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM. Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat? 1
  2. Câu 9. Hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men? Câu 10. Dựa vào kiến thức về hô hấp hãy nêu: 1. Vai trò của ôxi đố i với hố hấp của cây. 2. Một số biện pháp bảo quản nông phẩm dựa trên mố i quan hê ̣ giữa hô hấ p và môi trường. Câu 11: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? Câu 12: Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn với số lượng rất lớn? Câu 13: Đặc điểm bề mặt trao đổi khí? Tại sao mang cá là bề mặt trao đổi khí hiệu quả nhất ở dưới nước? Câu 14. Phân biê ̣t hê ̣ tuầ n hoàn hở và hê ̣ tuầ n hoàn kín? Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vài hệ tuần hoàn hở. Câu 15. Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu? Thành phần của hệ dẫn truyền tim? Tại sao tim hoạt động có tính tự động, nhịp nhàng và liên tục suốt ngày đêm không mệt mỏi? Câu 16: Huyết áp là gì? Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích một số hiện tượng (Tại sao tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại hoặc tại sao mất máu nhiều huyết áp lại giảm, các bệnh liên quan đến huyết áp,?) Hai người bạn, một người sống ở cùng núi cao và một người sống ở vùng đồng bằng. Nếu 2 người này gặp nhau và chơi thể thao cùng nhau thì hoạt động của tim, phổi có khác nhau hay không? Câu 17 Cân bằng nội môi là gì?Tại sao cân bằng nội môi có vui trò quan trọng đối với cơ thể? Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu? giải thích một số hiện tượng : cân bằng nhiệt, cân bằng áp suất thẩm thấu ? Câu 18. Hướng động là gì? Cho ví dụ? Phân biệt các kiểu hướng động của thực vật và ứng dụng của chúng trong đời sống sản xuất ? Câu 19: Ứng động là gì? Cho ví dụ? Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ? Câu 20: Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật. Câu 21. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó b. Tính hướng sáng của thực vật có cơ chế giống với tính hướng sáng ở con thiêu thân c. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời là hướng động. d. Rễ cây mọc lan đều về các hướng Câu 22 : Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng ống ? Từ đó nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật ? Câu 23: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan trả lời? Câu 24: Các loại phản xạ sau đây thuộc loại phản xạ gì? Hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong các cung phản xạ đó. - Da bị tím tái khi trời lạnh. / - Chân co lại khi dẫm phải gai nhọn. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA Câu 1: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào? 1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút 2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 2
  3. 3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. 4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá. Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 2: Các ion khoáng được rễ hấp thụ bằng cách A. hấp thụ chủ động. B. hấp thụ bị động. C. hấp thụ bị động và chủ động. D. hấp thụ không mang tính chọn lọc. Câu 3: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế A. thẩm tách. B. chủ động. C. nhập bào. D. thẩm thấu. Câu 4: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút. B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch tế bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu. C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hoá của chất keo. D. làm cho cây nóng và héo lá. Câu 5: Nước và muối khoáng được vận chuyển trong cây theo con đường nào? A. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch rây. B. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch gỗ. C. Nước, muối khoáng được vận chuyển cả ở mạch gỗ và mạch rây. D. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch rây và theo mạch gỗ. Câu 6: Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển theo con đường nào? A. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây. B. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch gỗ. C. Các chất hữu cơ được vận chuyển ở cả mạch gỗ và mạch rây. D. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây và mạch gỗ. Câu 7: Động lực của dòng mạch gỗ là A. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ) lực đẩy từ rễ đến thân. B. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu, lực hút cho thoát hơi nước của lá. C. áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gốc. D. áp suất rễ, lực hút do thoát nước ở lá. Câu 8: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, ngô...) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do A. nước được rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra. B. nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát. C. nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân. D. nước từ khoảng gian bào tràn ra. Câu 9: Đặc điểm của sự thoát hơi nước qua khí khổng là A. vận tốc không được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ không được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng. C. vận tốc lớn được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng. Câu 10: : Cho các nguyên tố. nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là A. nitơ, kali, photpho và kẽm. B. nitơ, photpho, kali, canxi và đồng. 3
  4. C. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi. D. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt. Câu 11: Ở cây xương rồng sống trong sa mạc, khí khổng A. đóng ban ngày và ban đêm. B. đóng ban ngày, mở ban đêm. C. mở ban ngày, đóng ban đêm. D. mở cả ngày lẫn đêm. Câu 12: Hiện tượng thiếu các nguyên tố khoáng ở thực vật được biểu hiện rõ nhất ở A. lá cây. B. rễ cây. C. ngọn cây. D. thân cây. Câu 13: Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ? A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. B. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin. C. Quá trình cố định đạm. D. Quá trình amôn hóa và quá trình nitrat hoá Câu 14: Quá trình cố định nitơ khí quyển được tóm tắt theo sơ đồ A. NO3- → NO2- → NH4+ . B. N2 → NO3- → NH4+. C. N2 → HNO2 → HNO3 → H+, NO3-. D. N2 → NH=NH → NH2-NH2 → 2NH3. Câu 15: Tại sao sau cơn mưa giông cây lá xanh tươi hơn trước? A. Vì cây được cung cấp đủ lượng nước. B. Vì rễ hút được nhiều nước kèm theo khoáng. C. Vì tia lửa điện phá vỡ liên kết của N≡N tạo nitơ tự do, cây sử dụng để tổng hợp diệp lục. D. Vì mưa giông đã tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định nitơ khí quyển hoạt động mạnh. Câu 16: Tại sao thiếu nitơ lá cây lại có màu vàng? A. Vì thiếu nitơ diệp lục không được hình thành. B. Vì thiếu nitơ carôtein được tổng hợp mạnh. C. Vì thiếu nitơ thành tế bào không được tổng hợp. D. Vì thiếu nitơ cây không hấp thụ được ánh sáng để quang hợp. Câu 17. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng nào? A. Lục lam và đỏ B. Xanh và lục C. Xanh tím và đỏ D. Lục và tím Câu 18: Quang hợp không có vai trò A. tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng. B. biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. C. biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất. D. làm trong sạch bầu khí quyển. Câu 19: Carôtenoit được xem là sắc tố phụ vì A. chúng không hấp thụ được năng lượng ánh sáng mặt trời mà chỉ nhận từ clorophyl. B. chúng hấp thụ được năng lượng ánh sáng, sau đó chuyển sang cho clorophyl. C. chúng chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn. D. năng lượng mặt trời mà chúng hấp thụ được, chủ yếu bị biến đổi thành nhiệt năng. Câu 20: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền vào diệp lục trung tâm phản ứng theo sơ đồ A. diệp lục a → diệp lục b → carôtenôit → diệp lục b ở trung tâm phản ứng. B. diệp lục b → carôtenôit → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng. C. carôtenôit → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục b ở trung tâm phản ứng. D. carôtenôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Câu 28: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào 4
  5. A. có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. C. sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. B. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào. D. sự khác nhau ở các phản ứng sáng. Câu 30: Nguyên nhân làm cho nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm là A. ban đêm, khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho nhóm thực vật này. B. mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. ban đêm, mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. D. ban đêm, khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước. Câu 31: Một đặc trưng rất quan trọng ở thực vật C4 là A. có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3. B. có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3. C. không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3. D. không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3. Câu 32: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 33: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm: (1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 34: Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là A. phải để chỗ kín để không ai thấy. B. giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu. C. nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải. D. nơi cất giữ phải cao ráo. Câu 35: Có mấ y đă ̣c điể m giố ng nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men? I. Đều sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ. II. Đều cần được cung cấp oxi. III. Sản phẩm cuối cùng đều là axit piruvic. IV. Đều tạo ra năng lượng là ATP. A. 2 B. 3. C. 4. D. 1. Câu 36: Thành phần chủ yếu trong thức ăn của động vật ăn thực vật là A. xenlulôzơ. B. prôtêin. C. lipit. D. vitamin. Câu 37: Các động vật có dạ dày đơn là A. chuột, thỏ, ngựa. B. chuột, thỏ, cừu. C. chuột, thỏ, dê. D. thỏ, chuột, nai. Câu 38: Cho các phát biểu sau. I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai. II. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại. 5
  6. III. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non. IV. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả. Có bao nhiêu phát biểu sai ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39: Hô hấp ngoài là A. quá trình vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp. B. quá trình hô hấp xảy ra tại các tế bào ngoài cơ quan hô hấp. C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài cơ thể. D. quá trình trao đổi khí được đảm nhận bởi dịch mô. Câu 40: Hô hấp trong là A. quá trình sử dụng O2, oxi hóa chất hữu cơ trong tế bào, phóng thích CO2 và H2O. B. quá trình hô hấp xảy ra trong cơ thể. C. quá trình trao đổi khí xảy ra bên trong cơ quan hô hấp. D. quá trình trao đổi khí O2 và CO2 xảy ra ở máu đến mô với các mô. Câu 41. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch. III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 42. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu. Câu 43. Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường? I. Khiêng vật nặng. II. Hồi hộp, lo âu. III. Cơ thể bị mất nhiều máu. IV. Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 44. Huyết áp là A. áp lực dòng máu khi tâm thất co. B. áp lực của dòng máu khi tâm thất dãn. C. áp lực của dòng máu lên thành mạch. D. sự ma sát giữa máu và thành mạch. Câu 45. Thời gian phân bố của mỗi giai đoạn trong chu kì co tim ở người là A. tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian giãn chung là 0,4 giây. B. tâm nhĩ co 0,3 giây; tâm thất co 0,4 giây; thời gian giãn chung là 0,1 giây. C. tâm nhĩ co 0,4 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian giãn chung là 0,1 giây. D. tâm nhĩ co 0,3 giây; tâm thất co 0,4 giây; thời gian giãn chung 0,5 giây. Câu 46: Cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu của máu là A. gan. B. mạch máu. C. tim. D. thận. Câu 47: Khi nói đến vai trò của gan trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gan điều hoà áp suất thông qua sự điều hoà nồng độ glucôzơ. II. Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao thì gan sẽ chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, nhờ có insulin. III. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm thì gan sẽ chuyển glicôgen thành glucôzơ, nhờ có glucagon. 6
  7. IV. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm và tuyến tụy tiết ra insulin giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Khi nói đến vai trò của thận trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu trong máu. II. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm, thận sẽ tăng cường chuyển hoá glycogen thành glucôzơ nhờ insulin. III. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm là thận tăng thải nước. IV. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng, thận tăng cường tái hấp thu nước. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Khi nói đến tính trọng lực ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực. II. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm. III. Rễ cây hướng trọng lực âm, đâm sâu xuống đất giúp cây đứng vững. IV. Tế bào rễ cây mặt sáng ít auxin hơn tế bào mặt tối của rễ, mà nồng độ auxin tế bào rễ cao làm ức ức chế, nên tế bào phía tối sinh trưởng kéo dài tế bào nhanh hơn phía sáng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 50: Khi nói đến tính hướng sáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng. II. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại ánh sáng. III. Ở thân, cành, do tế bào phần sáng sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía ánh sáng. IV. Ở rễ cây, do tế bào phía tối phân chia nhanh hơn làm cho rễ uốn cong về phía sáng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 51: Những ví dụ nào biểu hiện vận động ứng động của thực vật? 1. Vận động nở hoa. 2. Vận động của rễ cây về phía có chất khoáng. 3. Vận động rung chuyển của lá cây khi gió thổi. 4. Vận động bắt mồi ở cây nắp ấm. 5. Vận động ngủ thức của lá. A. 2, 4, 5 B. 3, 4, 5 C. 1, 4, 5 D. 1, 2, 4 Câu 52: Khi nói đến hệ thần kinh chuỗi hạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn, chân khớp). II. Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh. Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể, mỗi hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định. III. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. IV. Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. V. Hầu hết các động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thì phản xạ của chúng là phản xạ không có điều kiện. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 53: Đặc điểm nào sau đây ở hệ thần kinh ống là sai? A. Trung ương thần kinh được bảo vệ trong khung xương bền vững. B. Số lượng tế bào thần kinh rất lớn được tập hợp lại thành ống thần kinh. 7
  8. C. Mỗi trung khu thần kinh điều khiển một phần cơ thể khác nhau. D. Não có sự phân hóa rõ rệt thành 5 phần. Câu 54: Ví dụ nào đây là phản xạ có điều kiện? A. Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt. B. Trời nóng thì toát mồ hôi. C. Hít phải bụi ta “hắt xì hơi” D. Ngửi mùi thức ăn thơm thì nước bọt. Câu 55: Khi nói đến tính cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gặp ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú), có số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia. II. Có sự tạo thành ống sau lưng con vật, não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần là bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. III. Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, để có quyết định hình thức, mức độ phản ứng. IV. Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 56: Khi bị kim châm vào ngón tay, thì ngón tay sẽ co lại. Hiện tượng trên được mô tả là một cung phản xạ tự vệ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bộ phận tiếp nhận là các tế bào thụ quan ở da. II. Sợi cảm giác truyền từ bộ phận thụ quan đến các cơ ở ngón tay. III. Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hình thức và mức độ phản ứng là trung ương thần kinh tủy sống. IV. Sợi vận động truyền từ tủy sống đến các cơ ở ngón tay. V. Bộ phận thực hiện là các cơ ở ngón tay. VI. Đây là một phản xạ không có điều kiện. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 57: Khi nói về quá trình truyền tin qua xináp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thông tin được truyền theo chiều từ màng trước qua màng sau xináp và ngược lại. B. Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học. C. Axetincolin tích tụ nhiều ở màng trước xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động và lan truyền đi tiếp. D. Các chất trung gian hoá học sau khi liên kết với thụ thể tiếp tục lan truyền đến các nơi khác. Câu 58: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào? (1) Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. (2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo. (3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng. (4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng. A. (1) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (2) và (4). D. (1), (2) và (3). 8
nguon tai.lieu . vn