Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: SINH HỌC 11 I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Tiêu hóa ở động vật  ­ Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa  vật chất và năng lượng trong tế bào. ­ Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào. ­ Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ  quan tiêu   hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 2. Hô hấp ở động vật Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở  các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 3. Tuần hoàn máu ­ Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. ­ Trình bày các quy luật hoạt động của tim và hệ mạch. 4. Cân bằng nội môi ­ Nêu ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH). ­ Trình bày được vai trò của các cơ  quan bài tiết  ở  các nhóm động vật khác nhau đối với   nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối quan hệ ngược). 5. Cảm ứng ở thực vật ­ Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do  sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ). ­ Nêu được các kiểu hướng động. ­ Nêu được cảm ứng là sự vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của   điều kiện môi trường. ­ Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể. ­ Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật. 6. Cảm ứng ở động vật ­ Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật. ­ Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức thần kinh khác  nhau. II. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tiêu hóa ở động vật Câu 1: Trình bày đại diện, đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan  tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa? Câu 2: Kể tên các bộ phận trong ống tiêu hóa của các loài giun đất, côn trùng, chim và người. Câu 3: Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận tiêu hóa ở người. Câu 4: Nêu sự khác nhau về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt? Câu 5: Hãy cho biết khác nhau về chiều dài của ống tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn   thực vật và nguyên nhân của sự khác nhau đó?
  2. Câu 6: Trình bày quá trình tiêu hóa ở động vật có dạ dày 4 ngăn (động vật nhai lại). Câu 7: Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu  hóa. Câu 8: Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Câu 9: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực  vật. 2. Hô hấp ở động vật Câu 10: Hô hấp ở động vật là gì? Hô hấp ở động vật bao gồm các quá trình nào? Câu 11: Nêu đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của bề mặt trao đổi khí? Câu 12: Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. Câu 13: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và  thú được thực hiện như thế nào? Câu 14: Quá trình trao đổi khí ở côn trùng có ưu điểm gì? Câu 15: Tạo sao hô hấp bằng mang ở cá xương mang lại hiệu quả cao? 3. Tuần hoàn máu Câu 16: Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hở; hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Câu 17: Tính tự động của tim là gì? Tính tự động của tim có được là do đặc điểm cấu tạo nào  của tim quyết định? Câu 18: Hệ dẫn truyền tim bao gồm các bộ phận nào? Tại sao hệ dẫn truyền tim có tính tự  động?  Câu 19: Chu kì hoạt động của tim là gì? Mỗi chu kì tim gồm máy pha? Nêu hoạt động của các  pha trong mỗi chu kì tim ở người. Câu 20: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 21: Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Tại sao có sự thay đổi  đó? Câu 22: Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của tim người. Câu 23: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến tim và hệ mạch mà em biết. Câu 24: Vận tốc máu là gì? Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Vận tốc máu  trong hệ mạch phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 25: Huyết áp có các trị số nào? Hãy giải thích tại sao có các trị số huyết áp đó? Câu 26: Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn đơn và vòng tuần hoàn kép. 4. Cân bằng nội môi Câu 27: Cân bằng nội môi là gì? Nêu ý nghĩa của cân bằng nội môi. Khi cơ thể mất cân bằng  nội môi điều gì sẽ xảy ra? Câu 28: Tại sao độ pH của máu chỉ dao động trong giới hạn từ 7,35 đến 7,45? Câu 29: Trình bày các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Câu 30: Trình bày vai trò của thận và gan trong điều hòa áp suất thẩm thấu. Câu 31: Trình bày vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi. 5. Hướng động và ứng động Câu 32: Hướng động là gì? Cho ví dụ. Câu 33: Phân biệt các kiểu hướng động và cơ chế chung của hướng động ở thực vật.
  3. Câu 34: Ứng động là gì? Các kiểu ứng động ở thực vật. Cho ví dụ. Câu 35: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.  Câu 36: Phân biệt hướng động và ứng động. 6. Cảm ứng ở động vật Câu 37: Cảm ứng ở động vật là gì? Cho ví dụ. Câu 38: Trình bày cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh, có tổ chức thần  kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. Câu 39: Ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với thần kinh dạng lưới. Chú ý: Trên đây là hệ  thống câu hỏi ôn tập chủ  đề. Kiến thức trên không phải là giới hạn   kiến thức cho đề kiểm tra học kì I.
nguon tai.lieu . vn