Xem mẫu

  1.                      ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I ­ MÔN SINH HỌC – LỚP 10 NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Bài 6: Axit nuclêic ­ Vận dụng kiến thức giải một số bài tập cơ bản về cấu trúc của ADN. Bài 7: Tế bào nhân sơ ­ Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. ­ Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì? ­ Các thành phần cơ bản của tế bào nhân sơ. ­ Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. ­ Cấu tạo và chức năng của thành tế bào vi khuẩn. ­ Phân biệt vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. ­ Vai trò của vỏ nhầy, roi và lông ở một số vi khuẩn. Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực ­ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực. Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân  thực. ­ Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, màng sinh chất.  ­ Cấu trúc và chức năng của các bào quan của tế  bào nhân thực: ribôxôm, lưới nội chất, bộ  máy   Gôngi, lizôxôm, không bào, ti thể, lục lạp. ­ Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. ­ So sánh ti thể và lục lạp. ­ Cấu tạo và chức năng của thành tế  bào (ở  thực vật và nấm), chất nền ngoại bào (ở  tế  bào động  vật). ­ Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm. ­ Vận dụng kiến thức để giải thích được một số vấn đề liên quan đến thực tế, từ đó hiểu được cơ sở  khoa học để bảo vệ các bào quan của cơ thể người.        Ví dụ:  Giải thích được loại tế bào nào trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển mạnh  nhất?  Loại tế bào nào trong cơ thể  người có nhiều ti thể  nhất? Loại tế bào nào trong cơ  thể  người có   nhiều lizôxôm nhất? Khi bị ngộ độc thì bào quan nào phải làm việc nhiều? Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ­ Khái niệm, đặc điểm của các phương thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, nhập bào,   xuất bào. ­ Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. ­ Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương. ­ Phân biệt hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. ­ Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong đời sống. Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất ­ Khái niệm năng lượng.  ­ Phân biệt động năng và thế năng. ­ Các dạng năng lượng trong tế bào. ­ Cấu trúc hóa học và chức năng của ATP. Giải thích vì sao gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế  bào. ­ Khái niệm chuyển hóa năng lượng. Các dạng chuyển hóa năng lượng cơ bản. ­ Khái niệm, vai trò của chuyển hóa vật chất. 
  2. ­ Phân biệt đồng hóa và dị hóa. ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­
nguon tai.lieu . vn