Xem mẫu

  1.  Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THPT. Hai Bà Trưng    TỔ: SỬ ­ ĐỊA ­ GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2020 ­ 2021) Môn: Lịch sử 11 I. GIỚI HẠN CÁC BÀI ÔN TẬP Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) (Mục 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In­đô­nê­xi­a và Mục 3. Phong   trào chống thực dân ở Phi­lip­pin (Không học)  Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La­tinh (thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX) Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918) Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 ­ 1921)   (Mục II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết ­ Không học) II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CÁC BÀI ÔN TẬP BÀI 4 ­ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX) 1. Nguyên nhân nào các nước đế quốc xâm lược Đông Nam Á? ­ Yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi thuộc địa và thị trường. ­ Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. ­ Ở các nước Đông Nam Á tồn tại chế độ  phong kiến lạc hậu, lỗi thời, triều đình không  có khả năng tập hợp nhân dân chống xâm lược. 2. Dựa vào lược đồ  (hình 9, SGK), hãy trình bày những nét chính quá trình xâm lược của   các nước đế quốc ở Đông Nam Á. ­ Quá trình này kéo dài trong nhiều thập kỉ  (thế  kỉ  XV đến thế  kỉ  XIX) đã cơ  bản hoàn   thành xâm lược và biến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. ­ Quá trình xâm chiếm thuộc địa Đông Nam Á của các nước đế quốc:  + Từ thế kỉ XV, XVI Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm lĩnh thị trường Inđônêxia, đến giữa   thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của Hà Lan. + Pháp chiếm ba nước Đông Dương. + Tây Ban Nha, sau đó Mĩ chiếm Philíppin. + Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện. + Anh và Pháp chia nhau khu vực ảnh hưởng ở Xiêm. 3.   Trình   bày   diễn   biến   chính   các   cuộc   khởi   nghĩa   chống   thực   dân   Pháp   của   nhân   dân   Campuchia.
  2. Sau khi triều đình phong kiến kí kết hiệp ước chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp ở  Campuchia, nhân dân Campuchia đã anh dũng tiến hành cuộc đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là   ba cuộc khởi nghĩa: ­ Cuộc khởi nghĩa do Hoàng thân Sivôtha lãnh đạo (1861 ­ 1892):  Là Hoàng thân nhưng  ông bất bình với thái độ  nhu nhược của triều đình, đã tập hợp nhân dân khởi nghĩa. Phong trào   nổ ra đầu tiên vào giữa năm 1861 ở Khôngpôngsoài và cùng Bắc Biển Hồ. Phong trào phát triển  mạnh lan ra Baphnôm, cố  đô Uđông và Phnôm Pênh. Mùa xuân 1862, chính quyền phong kiến  Campuchia cầu cứu vua Xiêm, liên quân Pháp ­ Xiêm đã giúp triều đình đánh bại nghĩa quân,   trung tâm cách mạng Baphnôm bị  đàn áp. Nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục cho  đến khi   Sivôtha qua đời (10/1892 vì bệnh nặng) mới thất bại. ­ Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa (1863 ­ 1866):  Acha Xoa là một thủ lĩnh có uy tín về tinh   thần trong nhân dân (Acha là một chức vị  quan trọng, môi giới giữa nhân dân với những vị  tu   hành), lúc đầu tham gia khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha  ở  Baphnôm và Ăngco. Nhưng khi  Nôrôđôm liên kết với Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa, ông phải phiêu bạt sang vùng Châu Đốc, Tịnh  Biên. Tại vùng núi Thất Sơn được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân ở đây, ông đã xây dựng căn   cứ  làm bàn đạp đánh về  Campuchia. Năm 1864, nghĩa quân chiếm Campốt áp sát Phnôm Pênh.  Nghĩa quân hoạt động mạnh  ở  Hà Tiên, Kôngpôngxpư, Khôngpôngxpom và Vịnh Xiêm. Ngày  19/3/1866, do bị thương nặng, ông bị Pháp bắt, phong trào kết thúc.  ­ Cuộc khởi nghĩa của Pucômbô (1806­1867): Ông là một nhà sư  có uy tín đã phát động  cuộc khởi nghĩa và lập căn cứ   ở  Tây Ninh, liên kết với các lãnh tụ  khởi nghĩa của Việt Nam   chống Pháp như Trương Quyền, Thiên Hộ Dương. Ngày 17/12/1866, khi có lực lượng mạnh ông  tiến quân về nước, kiểm soát Paman, tấn công Uđông và Kôngpôngthom (cuối 1867). Do bị thực   dân Pháp đàn áp, tương quan lực lượng chênh lệnh Pucômbô đã hi sinh (3/12/1867), phong trào bị  dập tắt. 4. Sự  đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam ­ Campuchia được biểu hiện như  thế  nào trong cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa và Pucômbô? Hai cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa và Pucômbô đã thể  hiện sự  đoàn kết chiến đấu tự  nhiên giữa các dân tộ cùng chung số phận bị xâm lược và nô dịch trên bán đảo Đông Dương. ­ Lực lượng tham gia khởi nghĩa có cả  người Việt, người Xtiêng, người Khạ, người   Khơme... Họ đã xóa bỏ hiềm khích, những tư tưởng hẹp hòi, bài vị cũ, cùng nhau đoàn kết chiến   đấu vì mục đích chung chống lại chính quyền phong kiến và sự xâm lược của thực dân Pháp. ­ Trong phong trào, có mối liên hệ giữa các lãnh tụ của phong trào kháng chiến Việt Nam   là Trương Quyền và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) với Pucômbô. ­ Căn cứ  địa của các cuộc khởi nghĩa được xây dựng, nuôi dưỡng, che chở   ở  vùng Châu  Đốc, Tịnh Biên, Tây Ninh của Việt Nam. Những biểu hiện trên chứng tỏ sự hình thành và phát triển của tinh thần liên minh chiến   đấu của hai dân tộc Việt Nam ­ Campuchia. 5. Nêu diễn biến chính phong trào chống Pháp của nhân dân Lào.
  3. Sau khi bị  biến thành thuộc địa của Pháp từ  1893, nhân dân Lào đã tiến hành cuộc đấu  tranh anh dũng chống lại ách thống trị  tàn bạo của thực dân Pháp. Tiêu biểu có các cuộc đấu   tranh sau: ­  Cuộc khởi nghĩa 1901 ­ 1903:  do Phòcàđuột (một nông dân) lãnh đạo, phong trào phát  triển nhanh chóng, đã giải phóng được Xavanakhẹt, mở rộng sang khu vực đường 9 và biên giới  Việt  ­ Lào. Sau khi Phòcàđuột bị bắt và giết, phong trào bị dập tắt.  ­   Cuộc   khởi   nghĩa   của   những   người   anh   hùng   cao   nguyên   Bôlôven:  do   ông   Kẹo   và  Commanđam (1901­1937) lãnh đạo. Ông   Kẹo   (viên   ngọc)   là   người   có   tên   My   (dân   tộc   Lào   Thâng   ở   Xaravẳn)   cùng  Commanđam đã tập hợp lực lượng đánh Pháp khi chúng chiếm vùng cao nguyên Bôlôven giàu có  và có vị  trí quan trọng. Ngày 12/4/1901 quân khởi nghĩa tấn công Pháp  ở  ThaTeng. Bằng chiến   tranh du kích, nghĩa quân đã gây  khó khăn cho Pháp. 13/10/1907, ông Kẹo hi sinh, Commađam   tiếp tục lãnh đạo khởi nghĩa, tháng 7/1937 mới bị bắt  phong trào thất bại. ­ Cuộc khởi nghĩa của Chậu Pachay (1918­1922):  Chậu Pachay ­ người đứng đầu bản  Lào Xương ở  Mường Sơn ­ Sầm Nưa đã nhận thức được sự  tàn bạo của thực dân Pháp, Chậu  Pachay lãnh đạo nhân dân nổi dậy ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào  cuối 1918, nghĩa quân đánh phục kích xe Pháp ở bản Nậm Ngan đến mùa hè 1919, phong trào lan   khắp vùng Tây Bắc và Đông Bắc Lào (vùng Nậm U, Sầm Nưa và Xiêng Khoảng). Thực dân   Pháp đàn áp dã man, tấn công căn cứ  nghĩa quân  ở  Phù Chomchang, quán Lào Vân, Nậm Hợp,   Nậm Bông, Phia Chàm... Cuối 1922 Chậu Pachay bị sát hại. Khởi nghĩa thất bại.   6. Trình bày các biện pháp cải cách của Rama V. Đứng trước nguy cơ ngoại xâm và sự tồn tại của triều đình phong kiến, khi lên ngôi Rama  V đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng. ­ Xã hội: Xóa bỏ chế độ  nô lệ  đã tồn tại lâu đời ở  Xiêm và là trở  ngại với sự phát triển   kinh tế. Năm 1874 ban hành sắc lệnh thủ tiêu chế độ  nô lệ vì nợ. Năm 1905 chế độ nô lệ dưới   mọi hình thức được tuyên bố thủ tiêu hoàn toàn, người lao động được tự do làm ăn, sinh sống. ­ Kinh tế: Năm 1899 xóa bỏ chế độ lao dịch cho Nhà nước mỗi năm ba tháng trên các công  trường quốc gia, giải phóng sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; Giảm nhẹ  thuế  ruộng, khuyến khích việc xuất khẩu gạo, kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng các nhà máy   xay xát gạo, củi, xây dựng ngân hàng. ­ Hành chính, giáo dục: Tiến hành hàng loạt các cải cách hành chính quân đội, giáo dục  theo hướng tư bản chủ nghĩa năm 1892. ­ Đối ngoại: chú trọng đến chính sách mềm dẻo để giữ chủ quyền của đất nước. Nước Xiêm phát triển mạnh, thoát khỏi bị trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. 7. Những cải cách của Rama V có ý nghĩa như thế nào đói với sự phát triển của Xiêm? ­ Giải phóng một phần sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. ­ Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều điều kiện phát triển sớm ở Xiêm. ­ Góp phần đưa Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương   Tây. 8. Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế  kỉ XX. ­ Các nước Đông Nam Á tồn tại chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ về kinh tế, chính trị, xã  hội.
  4. ­ Đều trở  thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược và biến thành thuộc địa của chủ  nghĩa  thực dân phương Tây. ­ Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á, chống chủ nghĩa thực dân phương Tây   phát triển mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. 9. Vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở  thành thuộc địa   của các nước phương Tây? ­ Nhờ  những cải cách kinh tế, xã hội, chính trị  của vua Rama V   nền kinh tế Xiêm phát  triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. ­ Nhờ  chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, vừa lợi dụng vị  trí “nước đệm” giữa   hai   thế   lực   Anh,   Pháp,   vừa   cắt   nhượng   một   số   vùng   đất   phụ   thuộc   (vốn   là   lãnh   thổ   của   Campuchia, Lào và Mã Lai)  Xiêm giữ được chủ quyền đất nước, không bị trở thành thuộc địa   của chủ nghĩa thực dân phương Tây như các nước trong khu vực, mặc dù trên thực tế vẫn chịu   sự lệ thuộc vào Anh, Pháp. 10. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia, Lào cuối thế  kỉ  XIX ­ đầu thế kỉ XX ? ­  Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. ­ Đối tượng, mục tiêu: chống Pháp, giành độc lập, nhưng còn tự phát. ­ Các phong trào cuối cùng đều thất bại (do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, Pháp còn  mạnh...). ­ Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. BÀI 5 ­ CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (Thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX) 1. Vì sao các nước tư bản phương Tây xâm lược châu Phi? ­ CNTB phát triển, nhu cầu thị trường thuộc địa càng cấp bách.  ­ Do có vị trí thuận lợi, nhân công và nguồn tài nguyên dồi dào nên châu Phi sớm trở thành  đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. 2. Sử  dụng lược đồ  châu Phi cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế  kỉ  XX để  xác định thuộc địa của   các nước đế quốc? ­ Vào cuối thế  kỉ  XIX, sau khi kênh đào Xuyê được hoàn thành, các nước đế  quốc tranh   nhau xâu xé châu Phi. ­ Năm 1882: Anh chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê, chiếm Nam Phi, Nigiêria Bờ  Biển Vàng, Dămbia (Tây Phi), Kênia, Uganđa, Xômali, Xuđăng (Đông Phi). ­ Pháp: chiếm Tây Phi, châu Phi xích đạo, Mađagátxca, một phần Xômali, Angiêri, Tuynidi, Xahara. ­ Đức chiếm Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania... ­ Bồ Đào Nha giành được Môdămbích, Ănggôla và một phần Ghinê.  3. Nguyên nhân nào làm bùng nổ  phong trào đấu tranh chống chủ  nghĩa thực dân, giành  độc lập dân tộc ở châu Phi? ­ Do sự nô dịch tàn bạo của chủ nghĩa thực dân (lúc mới bị xâm lược châu Phi có gần 20   triệu dân, đến đầu thế  kỉ  XX chỉ  còn 8 đến 9 triệu) là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc đấu  tranh sôi nổi, quyết liệt của nhân dân châu Phi.
  5. 4. Trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi. ­ Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Angiêri: Phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của Ápđen Cađe (1830 ­ 1847). Phong trào phát động   ở vùng Tây miền Maxcava năm 1832 với khẩu hiệu “Bài Công giáo”   ảnh hưởng lớn trong quần  chúng đạo Hồi. Tháng 6/1835 thắng trận  ở  đảo La Mácla buộc thực dân Pháp phải kí hòa ước   1837, sau đó đong lãnh đạo phong trào khởi nghĩa giành thắng lợi ở Xiđi Rramin, Năm 1847 ông   bị  bắt  Angiêri trở  thành thuộc địa của Pháp, tên tuổi của Ápđen Cađe được các dân tộc bị  áp   bức ghi nhớ sâu sắc. ­ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ai Cập: Cuối thế kỉ XIX, cả Anh và Pháp đều muốn làm chủ Ai Cập, làm chủ kênh đào Xuyê, đã  buộc vua Chiuphích phải công nhận việc kiểm soát tài chính của Anh và Pháp, giảm số  lượng   quân đội Ai Cập còn 18000 người. Nhân dân căm phẫn, nổi dậy. Tầng lớp tư sản và một số  trí  thức, sĩ quan trẻ đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” hay Đảng Quốc gia do đại tá   Atmet Arabi lãnh đạo. Họ  đã tiến hành khởi nghĩa chiếm Bộ  chiến tranh     Anh, Pháp đã giúp  Chính phủ  Chiuphích can thiệp, ngăn chặn cuộc đấu tranh. Ngày 13/9/1882, quân Arabi bị  thua,   Arabi bị  bắt, bị  kết án tử  hình, phong trào thất bại. Anh chiếm kênh đào Xuyê, chiếm Cairô,   nhanh chóng làm chủ Ai Cập.  ­ Nhân dân Xuđăng đấu tranh chống thực dân Anh: Trước đây Xuđăng thuộc Ai Cập, 1882 tách khỏi Ai Cập. Phong trào đấu tranh chống thực   dân Anh phát triển mạnh do Muhamét Átmét hiệu Mútđi lãnh đạo vào những năm 80 của thế kỉ  XIX. Ông kêu gọi cuộc “Kháng chiến thần thánh” chống ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa lan khắp   Xuđăng từ  1882 đến đầu 1883, giành thắng lợi chiếm được Khắctum (Thủ  đô Đông Xuđăng,  1/1885). Năm 1898, được các nước đế quốc giúp đỡ, thực dân Anh bao vây Xuđăng, phong trào bị  đàn áp đẫm máu và bị thất bại. ­ Phong trào đấu tranh giải phóng Êtiôpia chống lại thực dân Italia: Năm 1890, Italia tuyên bố  công khai lập nền bảo hộ và chiếm đóng Êtiôpia. Vua Tigơrơ,  Mênêlích phản đối kịch liệt, tổ chức quân đội chống lại. Ngày 1/3/1896, nghĩa quân giành thắng  lợi ở Adua. Tháng 10/1896, Italia phải kí hiệp ước hòa bình ở Átđi Abêla công nhận nền độc lập  ở Êtiôpia  thúc đẩy phong trào đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân châu Phi. 5. Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Phi. ­ Phong trào diễn ra sôi nổi liên tục ở nhiều nước trong suốt thế kỉ XIX (Angiêri, Ai Cập,  Xuđăng, Êtiôpia). ­ Trình độ tổ chức các phong trào còn thấp, lực lượng chênh lệch các phong trào bị đàn áp dập  tắt. ­ Khẳng định tinh thần yêu nước ý thức dân tộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương  Tây của nhân dân châu Phi, góp phần làm chậm quá trình các nước phương Tây biến châu Phi thành  thuộc địa. 6. Dựa vào lược đồ, hãy nêu kết quả  của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ  Latinh từ đầu thế kỉ XIX. ­ Quá trình giành độc lập:  Dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cuộc đấu tranh giải phóng dân  tộc của nhân dân Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, nhiều nước đã giành được độc lập ở  đầu thế  kỉ  XIX.
  6. + Năm 1791, bùng nổ  cuộc đấu tranh của người da đen  ở  Haiti:  dưới sự  lãnh đạo của  Tutxtanh Luvéctuya cuộc đấu tranh giành thắng lợi buộc quân đội Anh phải rút lui khỏi đảo.  Năm 1803, Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh. Sau đó quân Pháp quay lại   đàn áp cuộc khởi nghĩa và bắt giữ Tutxtanh Luvéctuya, phục hồi lại chế độ nô lệ và lập lại nền   thống trị  thực dân. Phong trào thất bại, nhưng đã cổ  vũ mạnh mẽ  cuộc đấu tranh chống chủ  nghĩa thực dân của nhân dân Mĩ Latinh. +   Cuộc   đấu   tranh   giải   phóng   dân   tộc   Mêhicô:  do   linh   mục   Misen   Hiđăngô   và   Hôse  Môrêlôxô lãnh đạo năm 1811 ­ 1815 nhưng thất bại. Song chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn  ở  Mêhicô. Năm 1821, người lãnh đạo cách mạng là Aguxtin Ituyếcbidơ  đã chiến Thủ  đô, Mêhicô   tuyên bố độc lập. + Ở Venêxuêla: dưới sự lãnh đạo của Miranđa rôi Ximôn Bôlivia cuộc khởi nghĩa giành được   thắng lợi, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Vênêxuala năm 1813; Cộng hòa Áchentia năm 1816... ­ Quá trình phát triển: Sau khi giành được độc lập, các nước Mĩ Latinh có bước phát triển   tiến bộ về kinh tế, xã hội. Nhưng do âm mưu của Mĩ, Mĩ đã chiếm và biến các nước thuộc khu  vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh   lại tiếp tục phát triển. 7. Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX ­ đến thế kỉ XX. ­ Là châu lục rộng lớn (30 triệu km2), có nguồn tài nguyên phong phú: cây gỗ quý, cây cọ  dầu, cao su, bông, cacao, cà phê, mía..., có nhiều mỏ  quặng mangan, crôm, đồng, dầu lửa, vàng,  uran, kim cương. ­ Tồn tại chế độ xã hội lạc hậu. ­ Bị các nước đế quốc xâu xé, biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. ­ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi chống chủ  nghĩa thực dân  phương Tây phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh ở Angiêri, Ai Cập, Xuđăng, Êtiôpia... 8. Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế  kỉ  XIX  theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập. STT Thời gian Tên nước Năm giành độc lập 1 1791 Ha­i­ti 1804 2 Pa­ra­goay 1811 3 Ác­hen­ti­na 1816 4 Pê­ru 1821 5 1811­1815 Mê­hi­cô 1821 6 Bra­xin 1922 7 Cô­lôm­bi­a 1930 8 E­cu­a­đo 1930 9 1812 Venêxuêla 1813 9. Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào? Năm Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh 1791 và 1811­1815 Mĩ thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh. 1823 Thành lập “Tổ  chức liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu   Mĩ” gọi tắt là Liên Mĩ; Gây chiến với thực dân Tây Ban Nha và  
  7. Bồ Đào Nha đang thống trị châu Mĩ. ­ Đầu thế kỉ XX, thực hiện chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại   Đầu thế kỉ XX giao đồng đôla” để khống chế châu Mĩ Latinh trở thành “sân sau”  của Mĩ. BÀI 6 ­ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 ­ 1918) 1. Nêu đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX? ­ Sự  hình thành hai khối đế  quốc: khối đế  quốc “già” (Anh, Pháp), khối đế  quốc “trẻ”  (Đức, Mĩ, Nhật). Hai khối này mâu thuẫn sâu sắc với nhau về vấn đề thuộc địa và thị trường. ­ Các cuộc chiến tranh đế quốc đã liên tục diễn ra nhằm tranh giành thuộc địa của nhau:   chiến tranh Trung ­ Nhật (1894­1895), chiến tranh Mĩ ­ Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Anh ­   Bôơ, chiến tranh Nga Nhật (1904­1905) đây là những cuộc chiến tranh dọn đường cho một cuộc  chiến tranh toàn thế giới sắp bùng nổ. 2. Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? *Nguyên nhân sâu xa: ­ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư  bản cuối thế kỉ XIX ­   đầu thế kỉ XX  sự hình thành hai khối đế quốc. ­ Mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề thuộc địa, thị trường, dẫn tới hình thành hai khối đế quốc  đối địch nhau: phe Liên minh (Đức, Áo ­ Hung, Italia) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). ­ Cả hai khối đế quốc đối địch đều muốn tăng cường chạy đua vũ trang, tiến hành chiến   tranh xâm lược cướp đoạt lãnh thổ  và thuộc địa của nhau. Đặc biệt Anh và Đức ­ những nước   đứng đầu hai khối. ­ Giải quyết mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1900   ở châu Âu và cách mạng Nga 1905, đánh lạc hướng phong trào công nhân. *Duyên cớ trực tiếp: sự kiện Thái tử Áo ­ Hung là Phơranxơ Phécđinăng đến Xaragiêvơ  (Thủ đô Bôxnia) dự cuộc tập trận do Áo ­ Hung tổ chức bị những người thuộc tổ chức “Bàn tay  đen”   ­   tổ   chức   yêu   nước   Xécbi   chống   ách   thực   dân   của   đế   quốc   Áo   ­   Hung   ám   sát   ngày   28/6/1914. Viện cớ  đó, Hoàng đế  Vinhem II (Đức) đòi Áo phải tuyên chiến với Xécbi ngày  28/7/1914. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp.   Chiến tranh thế giới chính thức bùng nổ. 3. Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. ­ Phe Liên minh chủ động tấn công: + 28/7/1914: Áo ­ Hung tuyên chiến với Xécbi. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày   3/8 Đức tuyên chiến với Pháp, ngày 4/8 Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ  nhanh chóng trở thành Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Đức tấn công Pháp bằng kế  hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của tổng tham mưu   trưởng Sơliphin định trong vòng 15 ngày sẽ  nuốt trọn Pháp rồi quay sang đánh Nga  ở  mặt trận  phía Đông. Ngày 3/8, Đức chiếm Bỉ ­ một nước trung lập và từ  phía Bắc tràn vào Pháp tiến về  Pari. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức, Nga tấn công Đức  ở  mặt trận phía Đông, buộc Đức  phải bị động rút quân tăng cường cho phía Đông, Pari được cứu thoát. Kế  hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức bị  thất bại, quân hai bên rút xuống chiến   hòa cầm cự trên một chiến tuyến dài 780km từ Bắc Hải đến biên giới Thụy Sĩ.  
  8. ­ Năm 1915, thấy chưa thể  hạ  ngay được Pháp, Đức chuyển sang mặt trận phía Đông,   cùng lực lượng Áo ­ Hung đánh Nga, nhằm đè bẹp Nga, buộc Nga phải bỏ chạy khỏi Galixia và   Bucôvina, rút khỏi Đông Phổ, nhưng hai bên không thể  tiến tiếp, lui vào thế  phòng ngự  trên   chiến tuyến dài 1200km từ sông Đơniép đến vịnh Riga. Chiến tranh đã làm hai bên thất bại nặng  nề, kinh tế suy thoái. ­ Năm 1916, Đức lại chuyển trọng tâm về phía Tây, mở chiến dịch Vécđoong trong mười   tháng (từ  tháng 2 đến tháng 12/1916) làm 70 vạn người bị  chết và bị  thương nhưng không hạ  được thành Vécđoong. Như  vậy,  ở  giai đoạn thứ  nhất, Đức chủ  động tấn công, phe Hiệp  ước chống trả  quyết  liệt  thế giằng co, tình trạng khốn cùng của nhân dân: Tai họa, chiến tranh, đói rét, bệnh tật tăng   nhanh. Phong trào cách mạng ở nhiều nước xuất hiện. 4. Theo em, giai đoạn này có những đặc điểm gì nổi bật? ­ Tính chất giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất: là cuộc chiến tranh đế quốc  phi nghĩa, chiến tranh ăn cướp, để giải quyết mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc với nhau. ­ Chỉ mới hơn hai năm chiến tranh mà đã gây nhiều tổn thất lớn. ­ Tình thế cách mạng đã xuất hiện ở châu Âu. 5. Nét nổi bật trong giai đoạn thứ  hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham chiến  cuộc chiến tranh muộn. ­ Cách mạng Nga bùng nổ chuyển từ Cách mạng Dân chủ tư sản tháng 2/1917 sang Cách   mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10/1917 giành được thắng lợi. ­ Đức sử  dụng khoa học chiến tranh mới: chiến tranh tàu ngầm nhưng  ưu thế  lại thuộc  phe Hiệp ước. Phe Hiệp ước tấn công Đức trên các mặt trận. ­ Mĩ tham chiến (2/4/1917, tuyên chiến với Đức). 7/1918, 65 vạn quân Mĩ chính thức đổ  bộ vào châu Âu làm cho so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phe Hiệp ước. ­ Đức thu trận liên tiếp, năm 1918 rút khỏi Pháp, Bỉ. Đồng minh của Đức đầu hàng:  Bungari (29/9), Thổ  Nhĩ Kì (30/10), Áo ­ Hung (2/11), cách mạng Đức tháng 11/1918 bùng nổ,   Đức phải kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện (11/11/1918). Chiến tranh kết thúc bằng sự thất   bại của Đức, Áo ­ Hung. Mĩ tham gia cuộc chiến tranh muộn vì: Muốn kiếm lời từ chiến tranh, muốn lợi dụng sự  suy thoái của cả hai phe vươn lên đứng đầu thế giới, đặc biệt Mĩ lo ngại phong trào cách mạng   ở các nước dâng cao ảnh hưởng đến nước Mĩ. ­ 2/4/1917, tuyên chiến với Đức và sau đó đổ  bộ  vào châu Âu, trở  thành nước đứng đầu  phe Hiệp  ước vì cả  hai phe đã suy yếu, nhảy vào cuộc chiến để  thu lợi sau chiến tranh   Âm  mưu thâm độc của Mĩ. 6. Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất. ­ Tính chất (trình bày sơ lược): là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, mang tính chất phi  nghĩa phản động. Nó là sự kế  tục chính sách cướp bóc nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với   nhân dân các nước khác. ­ Kết cục: + Gây thảm họa nặng nề đối với nhân loại: 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng chiến, 10 triệu  người chết, 20 triệu người bị thương. + Kinh tế châu Âu kiệt quệ do là chiến trường của chiến tranh thế giới.
  9. + Đức, Áo ­ Hung bị thất bại, suy kiệt nặng nề. Mĩ giàu lên nhanh chóng về  kinh tế, uy   thế chính trị tăng nhờ lợi dụng chiến tranh. ­ Ảnh hưởng: Đưa tới cuộc Cách mạng XHCN ở Nga 1917 làm thay đổi cục diện thế giới,  hình thành hai hệ thống xã hội: TBCN và XHCN. + Anh, Pháp suy yếu. + Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.  7. Lập niên biểu về những sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự kiện Diễn biến Kết quả, ý nghĩa 1914 ­ Chiến tranh thế giới bùng nổ. Áo ­ Hung tuyên  ­   Chiến   tranh   thế   giới   thứ  chiến với Xécbi (28/7); Đức tuyên chiến với Nga  nhất bùng nổ. (1/8), Pháp (3/8), Anh tuyên chiến với Đức (4/8). ­ Đức bị  phá sản kế  hoạch  ­   Đức   tấn   công   Pháp   ở   mặt   phía   Tây   sau   khi  “chiến tranh chớp nhoáng”. chiếm Bỉ. ­ Nga tấn công Đức  ở  mặt trận phía Đông, quân  Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu. 1915 ­ Đức tấn công Nga ở mặt trận phía Đông. ­ Đức không loại được Nga  ­ Nga phản công lại Đức ra khỏi chiến tranh, hai bên  bắt đầu giữ thế cầm cự 1916 ­ Đức lại chuyển tấn công Pháp ở mặt trận phía  ­   Quân   Đức   không   hạ   nổi  Tây, mở chiến dịch Vecđoong. thành Vécđoong. ­ Cuối 1916 trở  đi, Đức, Áo  từ   thế   chủ   động   chuyển  sang   phòng   ngự   ở   cả   hai  mặt trận. 1917 ­ Cuộc cách mạng bùng nổ ở nước Nga và giành   ­   Cách   mạng   tháng   Mười  được thắng lợi. Nga 1917 thành công. ­ Đức sử dụng chiến tranh tàu ngầm đánh Anh. ­ Đế quốc Đức suy yếu, thất  ­ Mĩ tuyên bố  tham gia chiến tranh, tuyên chiến  bại. với Đức. 1918 ­ Đế quốc Đức suy yếu, thất bại. ­ Chiến tranh kết thúc. ­ Cách mạng tháng 11/1918 bùng nổ ở Đức. BÀI 9 ­ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU  TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 ­ 1921) 1. Vì sao nói nước Nga năm 1917 đã tiến sát tới cuộc cách mạng?
  10. ­ Nói nước Nga năm 1917 đã tiến sát tới cuộc cách mạng vì: sự khủng hoảng chính trị,  kinh tế, xã hội đã đẩy những mâu thuẫn xã hội trong lòng nước nga trở nên vô cùng gay gắt, tạo  ra những tiền đề khách quan và chủ quan để tiến tới một cuộc cách mạng. ­ Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng, đang tham  gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất. ­ Kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ. ­ Xã hội: khủng hoảng sâu sắc, giai cấp bị trị không thể tiếp tục sống như cũ được nữa. Đây là những tiền đề cho một cuộc cách mạng đã tới gần. 2. Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng? ­ Nước Nga trước cách mạng là nơi hội tụ  những mâu thuẫn gay gắt giữa đế  quốc Nga   với các nước thuộc địa, giữa tư  sản với vô sản, giữa nông dân với địa chủ  phong kiến. Những  mâu thuẫn gay gắt này đã phản ánh sự  khủng hoảng trầm trọng của chế  độ  quân chủ  chuyên   chế Nga hoàng.  ­ Tình hình xã hội khủng hoảng, đồng thời còn phản ánh sự bất lực, phản động của chính   phủ Nga hoàng. ­ Toàn bộ những mâu thuẫn chồng chéo và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành  khâu yếu nhất trong sợi dây chuyên của chủ nghĩa đế quốc thế giới, dẫn tói sự hình thành những   tiền đề khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga. 3. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã diễn ra như thế nào? Kết quả, đặc điểm, tính   chất và hạn chế của cuộc cách mạng này. *Diễn biến: ­ Chiến tranh thế  giới thứ  nhất đã làm cho những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội nước   Nga bùng nổ cuộc cách mạng của quần chúng.  ­ Ngày 23/2/1917 (tức 8/3/1917), cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công  nhân Pê­tơ­rô­gơ­rát. ­  Phong trào cách mạng nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ  trang. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt giam các bộ  trưởng và tướng tá của Nga hoảng.   Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. ­ Cuộc cách mạng tháng 2/1917 giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn­sê­vích.   Chính quyền mới ­ Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính chính thức được thành lập. *Kết quả: ­ Lật đổ chế độ Nga hoàng chuyên chế. ­ Đưa nước Nga trở thành nước cộng hòa dân chủ nhưng với tình hình chính trị phức tạp ­  hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu   của công nhân, nông dân và binh lính. * Đặc điểm: ­ Lãnh đạo: Đảng Bônsêvích Nga.
  11. ­ Lực lượng tham gia: Công nhân, binh lính, nông dân. ­ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ; Xô viết đại biểu công nhân, binh lính  được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết). * Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. *Hạn chế: giai cấp tư  sản thành lập Chính phủ  lâm thời  Đất nước có hai chính quền  song song tồn tại. 4. Vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng? ­ Những tiền đề khách quan và chủ quan xuất hiện ở nước Nga cùng với sự bùng nổ của   Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở  Nga,  chính quyền thuộc về tay đại biểu công nhân, nông dân và binh lính dưới hình thức chính quyền   Xô viết. ­ Sau cách mạng tháng Hai, các thủ lĩnh Mensêvích và Xã hội cách mạng đã bí mật thương   lượng với Đảng tư sản, ban chấp hành Xô viết Pêtơrôgrát đã quy định chuyển giao chính quyền   cho giai cấp tư sản đưa tới thành lập chính phủ lâm thời tư sản. ­ Nước Nga tồn tại song song hai chính quyền: các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân   và binh lính và Chính phủ lâm thời tư sản. ­ Tình hình đó đặt ra đòi hỏi muốn thắng lợi trọn vẹn, đem lại quyền lợi cho công nhân,  nông dân và binh lính thì phải tiếp tục cuộc cách mạng. Cách mạng tháng Mười bùng nổ  và  thắng lợi, nước Nga năm 1917 đã diễn ra hai cuộc cách mạng. 5. Cách mạng tháng Mười đã diễn ra như thế nào? ­ Lênin đã chỉ ra: “Cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả năng thuận   lợi và hết sức gần để  chuyển sang một cuộc cách mạng”. Sự  tồn tại của hai chính quyền sau   cách mạng tháng Hai 1917 đòi hỏi giai cấp công ­ nông muốn tiếp tục nắm quyền phải tiếp tục   cách mạng lật đổ chính phủ tư sản. Đó là tiền đề  cho Cách mạng tháng Mười. Ngày 6/10/1917,   Lênin từ Phần Lan bí mật trở về để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. ­ Đêm 24/10, Lê nin tới Xmônưi, trực tiếp lãnh đạo với kế hoạch “Tất cả chính quyền về  tay Xô viết”. ­ Đêm 24 ­ 25/10 quân khởi nghĩa làm chủ toàn bộ thành phố (từ cung điện Mùa Đông). ­ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. ­ Tiết theo Pêtơrôgrát, chính quyền cách mạng được thành lập ở Mátxcơva và trên phạm  vi cả nước. Cách mạng tháng Mười đã thắng lợi. ­ Đặc điểm và tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của một cuộc cách mạng  XHCN, do giai cấp vô sản lãnh đạo, có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, lật đổ  Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.                                          6. Hãy nêu nhận xét về tình cảnh của người dân Nga trước cách mạng.  ­ Bị áp bức, bóc lột nặng nề. ­ Đời sống cực khổ, sốn trong những khu nhà ổ chuột hoang tàn.
  12. ­ Bị đưa ra mặt trận tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa: chết chóc, đổ  máu, thương  tật vì lợi ích của bọn tư sản. 7. Luận cương tháng Tư của Lê nin có ý nghĩa như thế  nào với thắng lợi của cách mạng   tháng Mười Nga. ­ Là một văn kiện có tính chất lí luận đã xác định đúng đặc điểm tình hình nước Nga, xác   định đúng con đường cách mạng Nga cần đi là tiếp tục chuyển từ  Cách mạng dân chủ  tư  sản   sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa. ­ Với những mục tiêu mà Luận cương đã chỉ ra, nước Nga tiếp tục chuyển sang giai đoạn   Cách mạng xã hôi chủ nghĩa giành chính quyền về tay giai cấp vô sản, xóa bỏ tình trạng tồn tại   song song hai chính quyền, thành lập chế độ chính trị mới: Cộng hòa Xô viết đại biểu công nhân,   nông dân và binh lính, đổi tên Đảng Bôn sê vích thành Đảng Cộng sản và thành lập một Quốc tế  cách mạng mới của giai cấp công nhân… ­ Luận cương tháng Tư được coi như đường lối của Đảng để tiến tới thắng lợi của cách   mạng tháng Mười Nga. 8. Lập bảng so sánh cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917  ở  Nga với các cuộc cách mạng   tư sản trước đó và nhận xét. Nội dung Cách mạng tháng Hai Các cuộc cách mạng tư sản trước Nhiệm vụ Lật   đổ   chế   độ   quân   chủ   chuyên   chế  Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. Nga hoàng. Mục tiêu Thành   lập   chính   quyền   Xô   viết   của  Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở  công nhân, nông dân và binh lính. đường cho chủ nghĩa tư sản phát triển. Lãnh đạo Giai cấp vô sản (Đảng Bôn­sê­vích). Giai cấp tư sản. Lực lượng Công nhân, nông dân, binh lính… Tư sản, nông dân, bình dân… Tính chất Cách mạng tư sản kiểu mới. Cách mạng tư sản kiểu cũ. Nhận xét:  ­ Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga và các cuộc cách mạng tư sản trước đó (ở  Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Italia) cùng giải quyết được nhiệm vụ dân chủ là lật đổ chế độ  phong  kiến chuyên chế nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia cách mạng. ­ Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917  ở  Nga do giai cấp vô sản lãnh đạo, mục tiêu là  thành lập chính quyền của nhân dân, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động nên là cuộc cách  mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 9. Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản với cuộc cách mạng vô   sản và nhận xét về các cuộc cách mạng đó. a) Bảng so sánh Khác nhau Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Mục đích, nhiệm vụ  Lật   đổ   chế   độ   phong   kiến   chuyên  Lật đổ  chế  độ  TBCN, xây dựng chế  cách mạng chế,   mở   đường   cho   CNTB   phát  độ   XHCN,   thực   hiện   mọi   quyền   lợi   triển. cho nhân dân lao động.
  13. Lãnh đạo Giai   cấp,   tầng   lớp   đại   diện   cho  Giai   cấp   vô   sản,   đứng   đầu   là   Đảng  phương   thức   sản   xuất   TBCN   (tư  Cộng sản. sản, quý tộc mới…). Lực lượng Tư  sản, nông dân, thợ  thủ  công, nô  Quần chúng nhân dân nói chung (công  lệ… nhân, nông dân, binh lính, dân thành thị,  học sinh, sinh viên…). Xu hướng phát triển Thiết lập chế độ (TBCN). Thiết lập chế độ XHCN. b) Nhận xét ­ Cuộc cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết được nhiệm vụ dân chủ là   lật đổ giai cấp thống trị, nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia cách   mạng, nhất là giai cấp nông dân. ­ Cuộc cách mạng tư sản do các giai cấp tư sản hay quý tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau  khi giành được chính quyền, họ  thiết lập nền chuyên chính tư  sản, tiếp tục duy trì chế  độ  bóc   lột đối với nhân dân lao động và đưa đất nước đi theo con đường TBCN. ­ Cuộc cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, đại diện cho lợi ích của  nhân dân lao động, sau khi cách mạng thắng lợi đã thiết lập nền chuyên chính vô sản, đem lại  quyền lợi cho nhân dân lao động, đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN. 10. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã giải phóng cho các dân tộc bị  đế  quốc Nga áp   bức. Vì vậy, nó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ với nước Nga, mà còn có ý nghĩa sâu sắc với phong   trào cách mạng thế giới. Đối với nước Nga,  Cách mạng tháng Mười đã mở  ra một kỉ  nguyên mới làm thay đổi  hoàn toàn tình hình đất nước: xóa bỏ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, thành lập chính   quyền Xô viết, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. Đối với thế giới, Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục  diện thế giới: ­ Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế  độ xã hội đối lập với CNTB. ­ Cách mạng tháng Mười Nga cổ vũ mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế  giới,   mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa là con đường cách   mạng vô sản. ­ Cách mạng tháng Mười Nga làm cho phong trào cách mạng  ở các nước phương Tây và  phong trào giải phóng dân tộc  ở  các nước phương Đông có mối quan hệ  mật thiết với nhau vì  cùng chống một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.   Chú ý:    Đối với học sinh:
  14. ­ Hình thức thi: làm bài trắc nghiệm và tự luận (lớp 10 và 11: 100% trắc nghiệm; lớp 12: 80%   trắc nghiệm, 20% tự luận).  ­ Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ  nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận   dụng cao (như biết, hiểu, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá, giải thích, lý giải, phân tích...). ­ Khi ôn tập kết hợp học kiến thức cơ bản trong vở, phần đề  cương với SGK; làm các bài tập  trắc nghiệm trong Sách bài tập và các sách tham khảo do Nhà xuất bản giáo dục phát hành. ­ HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch  sử. Đối với giáo viên: ­ Chủ động thêm tiết ôn tập cho HS. ­ Khi ôn tập chú ý đưa các câu hỏi trắc nghiệm cho HS trả lời.                                                                                                T ổ phó chuyên môn                                                                                                    Võ Thị Hải Anh
nguon tai.lieu . vn