Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG NĂM HỌC: 2020 -2021 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC LỚP 10 A. LÝ THUYẾT: Học sinh ôn tập đầy đủ kiến thức thuộc các chương đã học. CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ 1. Thành phần nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. 2. Cấu tạo vỏ nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử. CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học. 3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. CHƯƠNG III. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. 2. Hóa trị và số oxi hóa. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ Dạng 1: Thành phần cấu tạo nguyên tử Bài 1. Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: ; ; ; ; ; ; ; ; 3581 Br ; ; 18 40 Ar Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron, điện tích hạt nhân và khối lượng nguyên tử của chúng. Bài 2. a. mBe = 9,012u ; mO=15,999u. Hãy tính các khối lượng đó ra đơn vị gam? b.Tính khối lượng của hạt nhân và của nguyên tử cacbon biết hạt nhân nguyên tử cacbon có 6p và 6n. Bài 3. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (e, p, n) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tố? Bài 4. Tổng số hạt (p, e, n) trong nguyên tử của nguyên tố X là 21. Hãy xác định thành phần cấu tạo nguyên tử, gọi tên và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X? Bài 5. Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 140 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Xác định nguyên tử M và X, viết công thức phân tử của hợp chất M2X? Dạng 2: Đồng vị Bài 6. Trong tự nhiên oxi có ba đồng vị 168 O ; 178 O ; 188 O ; Cacbon có hai đồng vị 126 C ; 136C .Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic hợp thành từ các đồng vị trên ? Viết CTPT của chúng. 79 Bài 7. Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền : 35 Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 3581 Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom. Bài 8. Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị : 99,6% 40 Ar ; 0,063% 38 Ar ; 0,337% 36 Ar . Tính thể tích của 15 gam Ar ở điều kiện tiêu chuẩn. 27 Bài 9. Một nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ nguyên tử là . Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong 23 nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 hạt. Tính nguyên tử khối trung bình của X. Bài 10. Mg có 3 đồng vị : 24Mg (78,99%), 25Mg (10%), 26Mg (11,01%). a. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg ? b. Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 500 nguyên tử 25Mg, thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là bao nhiêu? 1
  2. Dạng 3: Cấu tạo vỏ nguyên tử Bài 11. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: 6C , 8 O , 12 Mg , 15 P , 18 Ar , 20 Ca , 32 Ge , 35 Br, 30 Zn , 29 Cu. - Nguyến tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích? - Nguyên tố nào thuộc nguyên tố s, p, d, f ? Giải thích? Bài 12. Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 4s. a) Nguyên tố nào là kim loại, là phi kim ? b) Viết cấu hình electron của A và B. Biết tổng số electron của 2 phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7 Bài 13. Nguyên tử X , ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của Y và Z . b) Cấu hình electron trên có thể là cấu hình của những nguyên tử , ion nào ? Bài 14. Cho các ion : NO 3 , NH 4 , HSO 4 , biết ZN = 7; ZO = 8 ; ZH = 1 ; ZS = 16. Hãy xác định tổng số hạt proton, electron có trong các ion đó. CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN Dạng 1: Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong BTH và cấu tạo nguyên tử. Bài 1. Cho các nguyên tố có Z = 6, 11, 16, 17, 18, 20, 22, 25, 29, 35 a/ Xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) b/ Xác định tính chất: là kim loại , phi kim hay khí hiếm? c/ Hóa trị cao nhất với oxi ? Công thức oxit có hóa trị cao nhất. d/ Hóa trị với hiđro trong hợp chất khí ? Công thức hợp chất khí với hidro? ( nếu có). e/ Công thức hiđroxit tương ứng ? Cho biết chúng có tính axit hay bazo? Dạng 2: Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong BTH và tính chất của nguyên tố Bài 2. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ thuộc bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm). Bài 3. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 52. Xác định X và Y. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y . Bài 4. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. X có 6 electron lớp ngoài cùng. Hợp chất M của X với hidro chứa 11,1% hidro về khối lượng. Xác định X, Y, M? Bài 5. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tử ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm nguyên tố đó. Bài 6. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R. Bài 7. Khi cho 0,6 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hếtvới nước thì có 0,336 lít hidro thoát ra (đktc). Gọi tên kim loại đó. Bài 8. Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước, thu được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên của X, Y và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ? Bài 9: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau và đều thuộc cùng nhóm IIA tác dụng với dung dịch axit clohidric, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định tên các kim loại trên và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Dạng 3: So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Bài 10: Cho các nguyên tố sau: 19X, 11Y, 3Z, 16A, 17B, 15D, 13M. a. So sánh độ âm điện của các nguyên tố X, Y, Z. Giải thích. b. So sánh tính phi kim của các nguyên tố A, B, D. Giải thích. c. So sánh tính kim loại của các nguyên tố X, Y, M. Giải thích. d. So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố X, M, D. Giải thích. 2
  3. CHƯƠNG III. LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 1: Hãy viết các PT biểu diễn sự hình thành các ion sau từ các nguyên tử tương ứng: Na+, Mg2+, Al3+, Cl–, O2–, S– . Bài 2:Viết phương trình di chuyển electron giữa các cặp chất sau: a. Natri và clo b. Kali và oxi c. Liti và nitơ d. Canxi và phot pho Bài 3: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: (không cần chú ý đến cấu trúc không gian) Br2 , CH4, H2O, NH3, C2H6, HNO3, SO2, H2SO4, H3PO4, N2O5. Bài 4: Tính số oxi hóa của : a. Cacbon trong : CF2Cl2 , Na2C2O4 , HCO3– , C2H6. b. Brom trong : KBr , BrF3 , HBrO3 , CBr4. c. Nitơ trong : N2O5 , KNO3 , NH4+ , HNO2. d. Lưu huỳnh trong : SO2 , H2S , H2SO3 , Na2S. e. Photpho trong : H3PO3 , PH3 , PCl5 , Na3P. Bài 5: X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân tương ứng là: 9, 19, 8. - Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên. - Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp chất sau: X và Y; Y và Z; X và Z. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Độ phân cực của liên kết hóa học trong phân tử các chất: HBr, HI, HCl được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là A. HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl. C. HI, HCl, HBr. D. HCl, HBr, HI. Câu 2: Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dăy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là A. H2S, NaHS, K2S. B. H2S, H2SO3, H2SO4. C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2. D. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3. Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 1 electron ở lớp ngoài cùng, tổng số electron p và d là 17. Số hiệu nguyên tử X là A. 26. B. 24. C. 25. D. 27. Câu 4: Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, oxi đều là A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết đôi. C. liên kết cộng hóa trị có cực. D. liên kết ion. Câu 5: Nguyên tử X và Y trong cấu hình electron có phân lớp ngoài cùng lần lượt là 3s và 3p. Biết tổng số electron trên 2 phân lớp này là 7 và hiệu của chúng là 3. Hợp chất tạo từ X và Y có dạng A. X2Y3 B. XY C. XY2 D. X3Y2 Câu 6: Một nguyên tố Z tạo hợp chất khí với hiđro có công thức H2Z. Trong công thức oxit cao nhất của Z thì nguyên tố Z chiếm 40% về khối lượng. Tên nguyên tố Z cần tìm là A. Selen. B. Clo. C. Photpho. D. Lưu huỳnh Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức là: A. MO, XO3, YO3. B. MO3, X5O2, YO2. C. M2O3, X2O5, YO3. D. M2O3, XO5, YO6. Câu 8: Nguyên tố A là kim loại kiềm (nhóm IA). Nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Công thức của hợp chất tạo bởi A và B là: A. AB7 B. A7B C. A7B2 D. AB Câu 9: Cho các nguyên tố sau: X (Z = 2), Y (Z = 6), M (Z = 4), N (Z = 14), T (Z = 7). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn là A. X, M. B. Y, N. C. M, N, T. D. Y, M. Câu 10: Nguyên tử của các đồng vị 32 16 S và 8 O kết hợp với nhau tạo phân tử SO 3. Tổng số hạt không mang 17 điện trong trong phân tử SO3 là A. 43. B. 34. C. 64. D. 32. Câu 11: Một nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử như sau:[Xe]4f 5d 6s 6p2. 14 10 2 Có các phát biểu sau về nguyên tố X: 3
  4. (1) X thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. (2) X là nguyên tố thuộc nhóm A. (3) X là phi kim. (4) Oxit cao nhất của X có công thức hóa học XO2. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 12: Cho 3 nguyên tố R, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng tương ứng là 3s1, 3s23p1, 3s23p5. Phát biểu nào sau đây sai? A. R, M, X thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA. B. Trong hợp chất với hidro nguyên tố R có số oxi hóa -1. C. Chỉ có X tạo được hợp chất khí với hidro. D. R, M, X lần lượt ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn. Câu 13: X, Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxit của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ hóa đỏ. Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ hóa xanh. Z vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm. Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại là A. Z < Y < X. B. X< Y< Z. C. Z< X < Y. D. X< Z< Y. - + Câu 14: Anion M và cation N có cấu hình e giống nhau. M và N thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn. Điều kết luận nào sau đây luôn đúng? A. Số electron ở vỏ của nguyên tử M và N bằng nhau. B. Nguyên tố M và N phải cùng chu kỳ trong bảng tuần hoàn. C. Số prôton trong hạt nhân nguyên tử M và N giống nhau. D. Số electron ở vỏ của nguyên tử N nhiều hơn của nguyên tử M là 2. Câu 15: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng: X (Z=7), Y (Z=13), Z (Z=15), thứ tự tăng dần tính phi kim là A. Z < Y < X. B. Y < X < Z. C. X < Y < Z. D. Y < Z < X. Câu 16: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết A. ion. B. hidro. C. cộng hóa trị không phân cực. D. cộng hóa trị phân cực. Câu 17: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. B. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì. C. Thứ tự tăng dần độ âm điện: Z < Y < X. D. Thứ tự tăng dần tính bazơ là X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2. Câu 18: Dăy các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn là A. 20, 22, 24. B. 17, 18, 19. C. 9, 11, 13. D. 3, 11, 19. Câu 19: X, Y là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 16. Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X, Y là A. XY với liên kết cộng hóa trị. B. XY2 với liên kết cộng hóa trị. C. XY với liên kết ion. D. X2Y với liên kết ion. Câu 20: Cho cấu hình electron nguyên tử một số nguyên tố như sau: X : 1s2; Y : 1s22s22p63s2; Z : 1s22s22p63s23p2; T : 1s22s22p63s23p63d104s2; Phát biểu nào sau đây là đúng? A. X, Y, Z, T đều là các nguyên tố thuộc nhóm A. B. Y, Z, T đều có 2 electron hóa trị. C. Y và T là những nguyên tố kim loại. D. X, Y, T có 2 electron ở lớp ngoài cùng và đứng ở vị trí thứ hai trong chu kì. Câu 21: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết: Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46; Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’; Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là 4
  5. A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị. B. 15, 16 và liên kết ion. C. 19, 8 và liên kết ion. D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị. Câu 22: Oxit của R có công thức hóa học là RxOy (hợp chất khí); trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tố R thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. ; (2) R là phi kim. (3) R có độ âm điện lớn hơn oxi. ; (4) Bán kính nguyên tử của R nhỏ hơn Photpho. (5) Hợp chất RxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của R. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 23: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 19, chu kì 4, nhóm IA. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số electron ở lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố X là 19. B. X là một nguyên tố kim loại mà nguyên tử có electron ở phân lớp d. C. Hạt nhân nguyên tử X có 19 proton và electron ngoài cùng nằm ở lớp N. D. Vỏ nguyên tử X có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron hóa trị. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại thuộc nhóm IA, ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước thì khối lượng dung dịch thu được tăng 8,5 gam. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 kim loại đó lần lượt là: A. 2s1 và 3s1. B. 1s1 và 2s1. C. 3s1 và 4s1. D. 4s1 và 5s1. Câu 25: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A, hợp chất của R với hidro là RH3. Số oxi hóa của R trong oxit cao nhất là A. +5. B. 5-. C. 5+. D. -5. Câu 26: Cacbon gồm 2 đồng vị: 126 C và 136 C ; Oxi gồm 3 đồng vị: 168 O , 178 O , 188 O . Số loại phân tử CO2 được tạo ra có thành phần đồng vị khác nhau là A. 3. B. 12. C. 6. D. 9. -19 Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +27,234. 10 Culong. Số oxi hóa của X trong hợp chất với hiđro và trong hiđroxit mà X có cộng hóa trị cao nhất lần lượt là A. -1; +7. B. -2; +6. C. -3; +5. D. +1; -7. Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố X có số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Trong bảng tuần hoàn X thuộc A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 2, nhóm IIIA. Câu 29: Nguyên tố X gồm hai đồng vị là X 1 và X 2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 154. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 156. Trong hạt nhân của X1 có hiệu số hạt không mang điện tích và hạt mang điện tích là 13. Biết nguyên tử khối trung bình của X là 107,9632. Tính % số nguyên tử các đồng vị của X2 trong tự nhiên là: A. 23,98 B. 48,16 C. 48,15 D. 51,85 Câu 30: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng 27% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là A. 73%. B. 32,15%. C. 63%. D. 64,29%. ----------- HẾT ---------- 5
nguon tai.lieu . vn