Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - TIẾNG VIỆT 9 1.Khởi ngữ: Là thành phần câu, đúng trước khởi ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu VD: Truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu viết để gửi gắm những triết lí sâu sắc về cuộc đời, về con người 2.Thành phần biệt lập : không tham gia diễn đạt nghĩa sự vật , sự việc của câu +Tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc nói trong câu VD:Có lẽ trời mưa +Cảm thán: bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, giận…) VD: Chà, Lan giỏi quá! +Gọi- đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp VD: Lan ơi, Giúp mẹ trông em! +Phụ chú: bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
  2. Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều, tác phẩm xuất sắc trong văn học cổ nước ta 3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn: a.Về nội dung: +Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề đoạn, các đoạn phục vụ chủ đề chung của văn bản + Liên kết lô-gic: các câu, các đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí b.Về hình thức: a.Phép thế: giữa các câu có sự thay thế từ ngữ để liên kết VD: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Người lấy tên là Ba, làm phụ bếp. trên một tàu viễn dương. Người đã đi khắp nơi châu Âu, Á, Phi, Mĩ La tinh. Người đã bị mật thám theo dõi, bị đe dọa, thậm chí bị chúng kết án tử hình vắng mặt…Nhưng Bác không hề lung lay quyết tâm cứu nước b.Phép lặp: lặp lại các từ ngữ giữa các câu để liên kết c.Phép nối : giữa các câu có các từ chỉ quan hệ để liên kết d.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: giữa các câu có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng để liên kết 3.Tổng kết ngữ pháp: a.Từ loại
  3. 1.Danh từ: từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm Đặc điểm: có thể kết hợp các từ chỉ số lượng ở phía trước, chỉ từ và các từ ngữ khác ở phía sau để tạo cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ kết hợp với từ LÀ ở phía trước. Danh từ chia làm hai loại lớn: a.DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng…: DT này chia làm 2 loại: +DT chung chỉ chung người vật +DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương. b.DT chỉ đơn vị dùng tính đếm. DT chỉ đơn vị gồm 2 loại nhỏ: + DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ): cái, con, sự , nỗi, niềm, cuộc… +DT chỉ đơn vị quy ước. Trong DT này có: DT chỉ đơn vị chính xác: mét, tạ tấn… DT chỉ đơn vị ước chừng : không chính xác ( thúng, ngụm, rá… * CỤM DANH TỪ Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như danh từ
  4. Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 S1 S2 Lượng từ Số từ DT đơn DT sự Từ, cụm Chỉ từ: vị vật từ,c-v ấy, này, kia… Tất cả ba chiếc bàn cũ bằng gỗ lim ba tôi mua ấy Tất cả hai mươi học sinh thầy giáo phạt kia 2. Động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, phía trước kết hợp với phó từ thời gian và cầu khiến: đã, sẽ, đang,cũng, hãy, đừng , chớ…Chức vụ điển hình trong câu là làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang… Có hai loại động từ: a- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: cần, toan, dám… b- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm: đi,ăn, chạy…Nhóm động từ này chia làm: +Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát + Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào? VD: buồn, giận CỤM ĐỘNG TỪ:
  5. Là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ Phần trước Phần trung tâm Phần sau Phó từ cầu khiến: hãy, Động từ Từ, cụm từ, c-v đừng Phó từ thời gian: đã, sẽ VD: học ngữ pháp, học môn ngữ pháp, Thấy cây ngã 3,Tính từ: là từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái . Tính từ có thể kết hợp với từ đã , đang, sẽ, rất, hơi, quá, lắm để tạo thành cụm tính từ, Khả năng kết hợp với :Hãy, đừng chớ rất hạn chế. Tính từ có khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu ( nhưng khả năng làm vị ngữ rất hạn chế) Có hai loại tính từ: a.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
  6. b.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe CỤM TÍNH TỪ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau Phó từ cầu khiến mức tính từ Từ, cụm từ, c-v độ: rất, hơi, quá… Phụ ngữ trước: biểu thị quan hệ thời gian, tiếp diễn, mức độ, khẳng định , phủ định Phụ ngữ sau: biểu thị so sánh, mức độ, nguyên nhân… 4. Số từ: chỉ số đếm, và số thứ tự. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị số thứ tự đứng sau danh từ. Chú ý: đôi, cặp, vạn, trăm-là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng 5. Lượng từ : Từ dùng chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật. Lượng từ chia thành hai nhóm a.Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ( tất cả, toàn thể, cả …) b. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
  7. 6. Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định định vị sự vật trong không gian và thời gian .VD: đấy, đây, đó 7. Quan hệ từ: dùng để liên kết , nối từ với từ vế câu, câu VD: của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng, 8. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Ví dụ: những, có, chính, đích .. 9.Thán từ Là những từ bộc lộ tình cảm, xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt -Thán từ: gồm 2 loại chính +Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi...) +Thán từ gọi đáp (này, ơi..) 10.Tình thái từ: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, một số loại tình thái từ thường gặp : +Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ... +Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
  8. + Tình thái từ cảm thán: thay, sao... +Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà... 11. Phó từ: đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ Các phó từ:+ Thời gian (đã, đang…) +mức độ (rất, hơi …) Tiếp diễn (vẫn,còn) +Phủ định (không, chẳng, chưa…) + Cầu khiến (hãy, đừng…) Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào +Khả năng: được 12. Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt , tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ gồm có 2 loại: *.Đại từ để trỏ: gồm có +Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi… +Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu… +Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy.. *Đại từ để hỏi: gồm có +Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì.. +Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu… +Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..
nguon tai.lieu . vn