Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƢƠNG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN VẬT LÝ - KHỐI 11 A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC I. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƢƠNG IV: TỪ TRƢỜNG II. CÁC NỘI DUNG KHÔNG KIỂM TRA + Mục “V. Từ trường trái đất“ trong bài Từ trường. + Mục II. Chuyển động của hạt điện tích trong bài Lực Lo-Ren-Xơ. B. HƢỚNG DẪN ÔN TẬP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của nam châm. 2. Các khái niệm: tương tác từ, lực từ, từ tính. 3. Từ trường: định nghĩa, hướng của từ trường. 4. Đường sức từ: định nghĩa, các tính chất của đường sức từ. Đường sức từ và cách xác định chiều đường sức từ trong các dạng mạch điện đăc biệt (dây dẫn thẳng dài, khung dây tròn, ống dây). 5. Từ trường đều. 6. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện. Cảm ứng từ. 7. Xác định được véc tơ cảm ứng từ ( hướng, độ lớn) trong mỗi dạng mạch: dây dẫn thẳng dài (tại điểm bất kì trong từ trường của dây), khung dây tròn (tại tâm khung dây), ống dây (trong lòng ống dây). 8. Nguyên lí chồng chất từ trường. 9. Lực lorenxo: định nghĩa, hướng và độ lớn của lực lorenxo. II. BÀI TẬP Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức trong chương trình. C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ. Khi chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ thì A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Câu 2. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu sai dưới đây: Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. Câu 3. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có A. phương ngang hướng sang trái. B. phương ngang hướng sang phải. Đề cƣơng giữa kì 2 - Năm học 2020 - 2021 Trang 1
  2. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH C. phương thẳng đứng hướng lên. D. phương thẳng đứng hướng xuống. Câu 4. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng A. lực hút lên các vật đặt trong nó. B. lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. C. lực điện lên điện tích đặt trong nó. D. lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 5. Hãy tìm và khoanh vào phát biểu sai dưới đây: Từ trường đều là từ trường có A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả A và B. Câu 6. Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ như hình vẽ. Thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây A. bằng không. B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây. C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung. D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung. Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện không tác dụng lực từ lên A. một đoạn dây dẫn kim loại song song, đặt gần nó. B. một nam châm nhỏ, đứng yên đặt gần nó. C. một nam châm nhỏ, chuyển động đặt gần nó. D. một hạt mang điện chuyển động song song với nó. Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm. B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau. C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường. D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra. Câu 9. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây. B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây. C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây. Câu 10. Hãy tìm và khoanh vào câu sai dưới đây: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện chạy qua có phương A. vuông góc với đoạn dây dẫn. B. vuông góc với đường sức từ. C. vuông góc với đoạn dây dẫn và đường sức từ. D. tiếp tuyến với đường sức từ. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Biết chiều dòng điện chạy trong dây dẫn có chiều như các hình vẽ dưới đây. Xác định véctơ cảm ứng từ tác dụng lên điểm M và điểm N trên mỗi hình vẽ? I M I I1 M I2 I  M N M ʘ  N a) b) c) d) Câu 2. Một dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Muốn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10–5 T thì điểm M phải nằm cách dây một khoảng là bao nhiêu? Đáp số: 2,5 cm. Đề cƣơng giữa kì 2 - Năm học 2020 - 2021 Trang 2
  3. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 3. Biết chiều vecto cảm ứng từ như các hình vẽ dưới đây. Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn trên mỗi hình vẽ? I I B B B ? I c) b)  hay  ? a) Câu 4. Cho dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Tính cảm ứng từ tại điểm M nằm cách dây dẫn 10 cm? Đáp số: 2.10–6 T. Câu 5. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 9 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách đều hai dây dẫn một khoảng 30 cm. Đáp số: 4.10-6 T. Câu 6. Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách nhau 10 cm trong chân không mang dòng điện ngược chiều nhau. Hãy xác định véc tơ cảm ứng từ do hai dòng điện trên cùng gây ra tại điểm M nằm cách I1 là 6cm và cách I2 là 8 cm? Đáp số: 3,0.10–5 T. Câu 7. Hai dòng điện chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 50cm theo cùng một chiều và có cường độ lần lượt là 3A, 2A. Xác định những điểm tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Đáp số: cách dòng 1 là 30cm, dòng 2 là 20 cm. Câu 8. Hai dây đẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một đoạn d = 12 cm có các dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 10 A chạy qua. Một điểm M cách đều hai dây dẫn một đoạn x. a. Khi x = 10 cm. Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn gây ra tại điểm M. b. Hãy xác định x để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó. d Đáp số: a) 3,2.10-5 (T) b) x = = 8,5 cm, Bmax = 3,32.10-5 T. 2 Câu 9. Một khung dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 12 cm mang dòng điện I = 4,8 A. Biết khung dây có 15 vòng. Tính độ lớn của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây. Đáp số: 3,3.10-4 T Câu 10. Một dây dẫn thẳng, dài có vỏ bọc cách điện, ở khoảng giữa được uốn thành vòng tròn, bán kính R = 20 cm như hình vẽ. Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 5 A. Xác định cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn. Đáp số: 10,7.10-6 T. Câu 11. Cho dòng điện cường độ I = 0,15 A chạy qua các vòng dây của một ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây là B = 35.10-5 T. Ống dây dài 50 cm. Tính số vòng dây của ống dây. Đáp số: 928 vòng Câu 12. Dùng một dây đồng có phủ một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài L = 50 cm, có đường kính d = 4 cm để làm một ống dây. Sợi dây quấn ống dây có chiều dài l = 314 cm và các vòng dây được quấn sát nhau. Hỏi nếu cho dòng điện cường độ I = 0,4 A chạy qua ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Đáp số: 2,5.10-5 T. Đề cƣơng giữa kì 2 - Năm học 2020 - 2021 Trang 3
nguon tai.lieu . vn