Xem mẫu

  1.         TRƯỜNG THPT                 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 ­ 2021 LƯƠNG NGỌC QUYẾN                                            MÔN LỊCH SỬ­ LỚP 11                          PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (50 câu)                                                                                                   Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939­1945) Câu 1: Khối liên minh phát xít bao gồm các nước    A. Anh ­Pháp ­Mĩ. B. Nhật Bản­Mĩ­Anh.    C. Đức­Italia ­Nhật Bản. D. Đức­Áó­Hung. Câu 2: Nước nào theo đuổi chính sách nhượng bộ phát xít, nhằm mượn bàn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô?    A. Mĩ. B. Anh, Pháp. C. Mĩ, Anh. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 3: Nước nào có chính sách ”trung lập”, không can thiệp với những xung đột quân sự  xảy ra  ở châu   Âu? A. Mĩ. B. Anh, Pháp. C. Mĩ, Anh. D. Bỉ. Câu 4. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc­xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?    A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.           B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.    C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.       D. Chuẩn bị  chiếm vùng Xuy­đét và Tiệp Khắc.     Câu 5. Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít?    A. Không đặt quan hệ ngoại giao.     B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.    C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.              D. Kí hiệp ước không xâm phạm nhau. Câu 6: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên minh là gì?    A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.     B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.    C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.    D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô. Câu 7: Chiến thắng nào sau đây của Liên Xô làm phá sản kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức  trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trận Mátxcơva (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận En Alamen (10/1942). D. Trận Cuốcxcơ (8/1943). Câu 8: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào ? A. Trận En Alamen (10/1942). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941). Câu 9: Chiến thắng nào sau đây của Hồng quân Liên Xô tạo ra bước ngoặt của cuộc  Chiến tranh thế giới  thứ hai? A. Trận Xtalingrat (11/1942). B. Trận Béclin (4/1945). C. Trận Cuốcxcơ (8/1943). D. Trận Mátxcơva (12/1941). Câu 10: Trận Trân Châu cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ? A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Liên quân Mĩ – Anh phản công Nhật ở Thái Bình Dương. D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. 1
  2. Câu 11: Các nước trụ cột phe Đồng minh chống phát xít  trong Chiến tranh thế giới thứ  hai gồm   A. Mĩ, Anh, Pháp.    B. Liên Xô, Trung Quốc, Anh.    C. Liên Xô, Bỉ, Pháp.    D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 12 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào sau đây?    A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.    B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.    C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai­Oasinhton.    D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động. Câu 13. Sự kiện nào sau  đây chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai?    A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.    B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản.    C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.    D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Câu 14. Chiến thắng Xtalingrat (2/1943) của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa     A. đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.     B.. tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.     C.. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.     D. làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hit­le.  Câu 15.  Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô giữ vai trò gì trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát  xít?     A. Là lực lượng trụ cột, đi đầu, giữ vai trò quyết định.    B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.    C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.    D.  Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ. Câu 16. Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh thế giới hai so với chiến tranh thế giới nhất là     A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.     B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.     C. Hâu quả đối với nhân loại.     D. Tính chất của chiến tranh. 2
  3. BÀI 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 ­ trước 1873)  Câu 1. Nơi đầu tiên liên quân Pháp­ Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam là    A. Hà Nội                                                     B. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).    C. Gia Định.                                                 D. Huế. Câu 2. Ai được nhân dân suy tôn là “Bình Tây đại nguyên soái” trong cuộc đấu tranh chống Pháp ở  Nam   Kì những năm 1859 ­1867?    A. Nguyễn Hữu Huân         B. Nguyễn Trung Trực   C. Trương Định          D. Nguyễn Tri Phương.  Câu 3. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?    A. Trương Quyền.                                         B. Nguyễn Hữu Huân.    C. Trương Định.                                            D. Nguyễn Trung Trực. Câu 4: Người đại diện diện triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là A. Nguyễn Tri Phương B. Hoàng Diệu C. Phan Thanh Giản D. Tôn Thất Thuyết Câu 5: Người có mặt tham gia lãnh đạo quân đội triều đình chống Pháp ở cả mặt trận Đà Nẵng, Gia Định  là ai? A. Nguyễn Tri Phương B. Hoàng Diệu C. Phan Thanh Giản D. Tôn Thất Thuyết Câu 6: Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì? A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đánh thẳng kinh thành Huế. C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. Câu 7: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam với mục đích chủ yếu A. Để truyền đạo. B. Khai hóa văn minh. C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. D. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường. Câu 8: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam với mục đích chủ yếu A. Để truyền đạo. B. Khai hóa văn minh. C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. D. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường Câu 9: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh nào? A. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa. B. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. C. Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định. D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Câu 10: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Et­pê­răng (tàu Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm   Cỏ Đông thuộc thôn Nhật Tảo? A. Nguyễn Bá Nghi. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 11: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp đánh vào đâu? A. Tràng Tiền – Huế. B. Thăng Long – Hà Nội. C. Sài Gòn – Gia Định. D. Sơn Trà – Đà Nẵng. Câu 12.Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa của nhà Nguyễn do ai chỉ huy trấn giữ? A. Nguyễn Tri Phương. B. Tương Định. C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 13.Ai là người đã phất ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” ở An Giang trong sự nghiệp chống Pháp? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 14.  Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân  Pháp chuyển sang lối đánh nào? 3
  4. A. “ Đánh chắc, tiến chắc”                             B. “Chinh phục từng gói nhỏ” C. “ Đánh lâu dài”                                          D. “ Chinh phục từng địa phương” Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam?    A.  Ngày 17­2­1859, Pháp chiếm thành Gia Định.    B.  Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết.    C. Chiều 31­8­1858, liên quân Pháp­Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.    D. Sáng 1­9­1858 , liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Câu 16: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ  máy cai trị, biến nơi đây  thành bàn đạp để chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra A. Trung Kì. B. Bắc Kì. C. cả nước. D. khu vực Đông Dương. Câu 17: Người tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm   Tuất (1862) là A. triều đình. B. quan lại triều đình. C. thủ lĩnh nông dân. D. các sĩ phu yêu nước. Câu 18. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5­6­1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất  nào?    A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn.    B. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.    C. Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.    D. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 19: Một trong những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam  kì sau năm 1867 là? A. Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu. B. Lực lượng chủ yếu là nông dân. C. Có vũ khí hiện đại. D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 20. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?                  A. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại.                 B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.                 C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.                 D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Câu 21.Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) lại khó khăn  hơn thời kì trước?    A.Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.    B.Do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.    C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.    D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm­pu­chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp   cuộc kháng chiến. Câu 22: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, tình hình Việt Nam có những đặc điểm nổi bật   nào?    A. Chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng.    B. Một lực lượng sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.    C. Là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền, song đã lâm vào khủng hoảng sâu sắc.    D. Là một quốc gia phong kiến đang trên đà phát triển. Câu 23. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta? 4
  5.    A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây.    B. Là nơi không có cảng nước sâu , tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống.    C. Là nơi gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng giáo dân đông.    D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện  được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để tiêu diệt  triều đình Huế.  Câu 24. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?    A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí.    B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết.    C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp ngay từ đầu    D. Vừa đánh vừa hàng. Câu 25: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa của Trương Định. B. khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm. C. khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. D. khởi nghĩa của Trương Quyền Câu 26: Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì. B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp. C. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế. D. Triều đình Huế đã cho các nước Pháp – Tây Ban Nha được tự do buôn bán ở nước ta Câu 27: Triều đình Huế kí kết Hiệp ước năm 1962 với Pháp trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của  nhân dân ta đang diễn ra như thế nào? A. Liên tiếp bị thất bại. B. Dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối. C. Đã giành được thắng lợi. D. Bắt đầu hình thành. Câu 28: Phong trào đấu tranh nào khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những  vùng đất mới chiếm được ở Nam Kì? A. Đấu tranh của triều đình Huế. B. Khởi nghĩa nông dân với qui mô lớn. C. Nổi dậy của văn thân, sĩ phu yêu nước. D. Phong trào “tị địa”. Câu 29: Vì sao khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc phá thành và rút   xuống tàu chiến? A. Vì trong thành không có lương thực. B. Vì trong thành không có vũ khí. C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt. D. Vì các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng. Câu 30: Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. chế độ phong kiến đang phát triển. B. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị. C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế. Câu 31: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kì đánh Pháp và chống cả phong kiến đầu hàng được bắt đầu  từ sau sự kiện nào? A. Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. B. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). C. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.. D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Câu 32: Nhận xét nào sau đây đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp. B. Nhân dân ta chần chừ, do dự.     C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. 5
  6.     D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược Câu 33: Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau   Hiệp ước 1862 là A. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. B. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. C. phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia. D. phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến đầu hàng. Câu 34: Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. Xã hội đã phát triển. B. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng. C Xã hội tương đối ổn định. D. Xã hội đang trên đà  phát triển. II. TỰ LUẬN Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939­1945)              Cần nắm vững những nội dung cơ sau 1. Nêu và phân tích được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Phân tích được tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Hậu quả của cuộc chiến tranh Bài 19:Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 ­ trước 1873)         Cần nắm vững những nội dung cơ sau 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược. 2. Chiến sự tại Đà Nẵng năm 1858.                                                   ……….Hết…............. 6
nguon tai.lieu . vn