Xem mẫu

  1. Trường THPT Yên Hòa CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II. Bộ môn: LỊCH SỬ KHỐI 10, NĂM HỌC 2020 – 2021 I. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Những cơ sở và điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc 2. Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Mục đích của những chính sách đô hộ đó. 3. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? Tại sao nói bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thời Lê sơ đạt đến mức độ cao và hoàn chỉnh 4. Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước phong kiến trong các thế kỉ X-XV. Tác dụng của những chính sách đó. 5. Tình hình kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta trong các thế kỉ X-XV. 6. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm X-XV. 7. Nêu những nét chính về tư tưởng tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỉ XI-XV. 8. Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII. Nguyên nhân sự phát triển kinh tế hàng hóa trong thời kì này. 9. Những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. 10. Đánh giá chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì? II. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1. Thời gian làm bài: 45 phút 2. Đề thi gồm 2 phần: - Trắc nghiệm: 16 câu (4.0 điểm). Nội dung kiến thức trong phạm vi từ bài 14 đến hết bài 26 - Tự luận: 2 câu (6.0 điểm). Nội dung câu hỏi dựa vào những câu hỏi định hướng ở trên. CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II. KHỐI 10, NĂM HỌC 2020 – 2021 I. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng. Kết quả và ý nghĩa Cách mạng tư sản Anh? 2. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh? 3. Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng 1789
  2. 4. Nền chuyên chính Gia cô banh ra đời trong bối cảnh nào? Chứng minh thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? 5. Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp? Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để? 6. Trình bày cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh? Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang đến những hệ quả gì? 7. Nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ thế kỉ XIX. 8. Hãy nêu những mặt tích cực và hạn chế của học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. 9. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 10. Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri. 11. Vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới. II. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1. Thời gian làm bài: 45 phút 2. Đề thi gồm 2 phần: - Trắc nghiệm: 16 câu (4.0 điểm). Nội dung kiến thức trong phạm vi từ bài 29 đến hết bài 38 - Tự luận: 2 câu (6.0 điểm). Nội dung câu hỏi dựa vào những câu hỏi định hướng ở trên. LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Kinh thành Thăng Long. B. Hoàng thành Thăng Long. C. Kinh thành Huế. D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Câu 2: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là A. Chi Lăng - Xương Giang năm 1427. B. sông Như Nguyệt năm 1075. C. Bạch Đằng năm 938. D. Bạch Đằng năm 1288. Câu 3: Nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu phản ánh điều gì? A. Mâu thuẫn trong xã hội. B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình. C. Những hoạt động thường ngày của nhân dân. D. Cuộc sống ấm no của nhân dân. Câu 4: Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài là A. sông Mã. B. sông La. C. sông Gianh. D. sông Bến Hải. Câu 5: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước? A. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực. B. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc. C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi. D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc. Câu 6: Đình Bảng bán ấm, bán khay Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
  3. Những câu ca trên chứng tỏ điều gì? A. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển. B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới. C. Sự phát triển của thủ công nghiệp. D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa. Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII? A. Số công trình khoa học tăng lên. B. Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,... C. Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển. D. Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta. Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là A. đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng. B. nhân dân ta giành lại quyền tự chủ cho dân tộc. C. mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc. Câu 9: Việc nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì? A. Thực hiện chính sách đa dân tộc. B. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. C. Lấy lòng người dân tộc thiểu số. D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Câu 10: Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV 1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. 2. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên 3. Kháng chiến chống Tống thời Lý. 4.Khởi nghĩa Lam Sơn. A. 1,2,3,4. B. 1,3,2,4. C. 3,2,4,1. D. 2,3,4,1. Câu 11: Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai? A. Lê Quý Đôn. B. Chu Văn An. C. Phạm Sư Mạnh. D. Mạc Đĩnh Chi. Câu 12: Bộ luật được biên soạn đầy đủ, có nội dung tiến bộ nhất ở Việt Nam thời phong kiến là A. Quốc triều hình luật. B. Hình thư. C. Hoàng Việt luật lệ. D. Hình luật. Câu 13: Mô hình tổ chức hành chính dưới thời vua Lê Thánh Tông là A. lộ, trấn, phủ, châu, xã. B. đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã. C. lộ, phủ, huyện, châu, xã. D. đạo, phủ, châu, hương, giáp. Câu 14: Các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. khuyến khích nhân dân sản xuất. B. bảo vệ đê điều. C. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. D. khai khẩn đất hoang. Câu 15: Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là A. sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ. B. sự ra đời của đô thị Thăng Long. C. hệ thống chợ làng phát triển. D. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. Câu 16: Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
  4. A. có nhiều làng nghề thủ công. B. xuất hiện nhiều nghề thủ công mới. C. một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng. D. hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước. Câu 17: Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Hồi giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Phật giáo. Câu 18: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn” là câu ca dân gian nói về thời A. Tiền Lê. B. Lê sơ. C. Hồ. D. Lý – Trần. Câu 19: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc ở nước ta, phát triển từ thời A. Lý B. Đinh – Tiền Lê. . C. Trần D. Lê sơ Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật. B. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. C. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù. D. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc. --- HẾT---
nguon tai.lieu . vn