Xem mẫu

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch? A. Al. B. Ca. C. Na. D. Cu. Câu 2. Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Điện phân dung dịch. C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện. Câu 3. Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây? A. NaCl. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2O2. Câu 4. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm? A. Li. B. K. C. Ba. D. Cs. Câu 5. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong A. rượu. B. giấm. C. nước. D. dầu hỏa. Câu 6. Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là A. NH4Cl. B. NaHCO3. C. NaCl. D. Na2SO4. Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 8. Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là A. RO. B. R2O. C. RO2. D. R2O3. Câu 9. Kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và A. H2. B. O2. C. H2O. D. Cl2. Câu 10. Thạch cao sống có công thức hóa học là A. CaCO3. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.H2O. Câu 11. Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là A. CO2. B. CH4. C. CO. D. C2H2. 2  Câu 12. Một mẫu nước có chứa các ion: K+, Na+, SO4 , HCO3 . Mẫu nước này thuộc loại A. nước có tính cứng tạm thời. B. nước có tính cứng toàn phần. C. nước có tính cứng vĩnh cửu. D. nước mềm. Câu 13. Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm? A. Boxit. B. Đolomit. C. Apatit. D. Manhetit. Câu 14. Trong phân tử nhôm clorua, tỉ lệ số nguyên tử nhôm và nguyên tử clo là A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 1 : 2. Câu 15. Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp hợp chất X rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Chất X là A. nhôm clorua. B. nhôm oxit. C. nhôm sunfat. D. nhôm nitrat. Câu 16. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua viết gọn là A. KAl(SO4)2.12H2O. B. NaAl(SO4)2.12H2O. C. NH4Al(SO4)2.12H2O. D. LiAl(SO4)2.12H2O. Câu 17. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Zn. B. Cu. C. Pb. D. Ag. Câu 18. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa?
  2. A. HCl. B. KCl. C. NaNO3. D. CaCl2. Câu 19. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển màu hồng? A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KNO3. Câu 20. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân? A. Ca(HCO3)2. B. CaO. C. Mg(HCO3)2. D. CaCO3. Câu 21. Cho dãy các chất: NaOH, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. Na2CO3. B. NaCl. C. HCl. D. H2SO4. Câu 23. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,55. B. 19,70. C. 39,40. D. 59,10. Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch KOH dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 5,04. C. 10,08. D. 6,72. Câu 25. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ m gam Al. Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 11,2. D. 5,6. Câu 26. Chất nào sau đây tan trong dung dịch NaOH? A. Al(OH)3. B. MgO. C. Fe2O3. D. Mg(OH)2. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Al tan được trong dung dịch KOH. B. Kim loại Ca không tan trong nước. C. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. D. Dung dịch HCl hòa tan được MgO. Câu 28. Cho các phát biểu sau: (a) Để làm mất tính cứng tạm thời của nước, người ta dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2. (b) Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat. (c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện. (d) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. PHẦN TỰ LUẬN: Bài 29 (1 điểm). Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: X  (1)  NaOH  (2)  CaCO3 (3)  CaCl2 (4) Bài 30 (1 điểm). Hòa tan m gam kim loại Na vào nước, thu được 200 ml dung dịch X và 0,448 lít khí (đktc). Thêm 100 ml dung dịch HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch X. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y. a) Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. Tính m. b) Tính khối lượng của Y. Bài 31 (0,5 điểm). Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào H2O thu được dung dịch Y và 0,336 lít khí (đktc). Cho Y vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 0,1M và CuSO4 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Z. a) Tính số mol của mỗi kim loại trong X. b) Tính m. Bài 32 (0,5 điểm). Cho 4 chất rắn dạng bột: BaSO4, CaCO3, Na2CO3, NaCl. Chỉ dùng thêm H2O và dung dịch HCl, trình bày cách nhận biết 4 chất trên. -------------------------------HẾT------------------------------
  3. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. Câu 2. Trong công nghiệp, kim loại Ca được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Điện phân dung dịch. C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện. Câu 3. Na để lâu trong không khí khô có thể tạo thành hợp chất nào sau đây? A. Na2O. B. NaOH. C. Na2CO3. D. NaOH. + 6 Câu 4. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R là 2p . Nguyên tử R là A. Ne. B. Na. C. K. D. Ca. Câu 5. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na người ta có thể ngâm Na trong A. NH3 lỏng. B. C2H5OH. C. dầu hoả. D. H2O. Câu 6. Nguyên tố nào sau đây là kim loại kiềm? A. Mg. B. Na. C. Ca. D. Ba. Câu 7. Từ Be → Ba có kết luận nào sau không đúng? A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. C. Đều có 2 electron ỏ lớp ngoài cùng. D. Tính khử tăng dần. Câu 8. Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là A. +4. B. +1. C. +2. D. +3. Câu 9. Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Sr. Câu 10. Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3? A. Làm vật liệu xây dựng. B. Làm vôi quét tường. C. Sản xuất ximăng. D. Sản xuật bột nhẹ để pha sơn. Câu 11. Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng o A. Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O. t B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl. o D. CaCO3   CaO + CO2. t C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. Câu 12. Nước cứng là nước A. chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+. B. chứa 1 lượng cho phép Ca2+ , Mg2+. C. không chứa Ca2+ , Mg2+. D. chứa nhiều Ca2+ , Mg2+ , HCO3-. Câu 13. Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm? A. Boxit. B. Đolomit. C. Apatit. D. Manhetit. Câu 14. Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm? A. Dùng làm bình chuyên chở H2SO4. B. Dùng trang trí nội thất. C. Dùng làm dây cáp dẫn điện. D. Chế tạo những hợp kim nhẹ bền. Câu 15. Các đồ vật bằng nhôm không bị oxi hóa trực tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3 D. Al2(SO4)3 Câu 16. Phèn chua có công thức hóa học nào sau đây? A. K.Al(SO4)2.12H2O. B. K.Cr(SO4)2.12H2O. C. NH4.Fe(SO4)2.12H2O. D. Na.Al(SO4)2.12H2O. Câu 17. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Zn. B. Cu. C. Pb. D. Ag.
  4. Câu 18. Trong các kim loại kiềm, kim loại mềm nhất là A. Na. B. K. C. Li. D. Cs. Câu 19. Hiện tượng nào xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bột khí không màu và có kết tủa màu xanh. B. Bề mặt kim loại có màu đỏ , màu xanh của dung dịch nhạt dần. C. Sủi bột khí không màu và có kết tủa màu đỏ. D. Bề mặt kim loại màu đỏ và có kết tủa màu xanh Câu 20. Chất nào sau đây không thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời? A. Ca(OH)2. B. Na2CO3. C. Na3PO4. D. Dung dịch HCl. Câu 21. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. kết tủa trắng sau đó tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng. C. bọt khí bay ra. D. kết tủa trắng xuất hiện. Câu 22. Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2 là: A. Ca(HCO3)2, NaHCO3, NaCl. B. (NH4)2CO3, CaCO3, NaHCO3. C. KHCO3, KCl, NH4NO3. D. CH3COOH, KHCO3, Ba(HCO3)2. Câu 23. Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 64 gam. B. 10 gam. C. 6 gam. D. 60 gam. Câu 24. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 25. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A chứa 0,1mol MgCl2 và 0,05 mol AlCl3. Thể tích NaOH cần dùng để thu được kết tủa bé nhất là A. 400ml B. 200ml C. 350ml D. 150ml Câu 26. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện A. kết tủa màu xanh. B. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan. C. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kim loại Mg tan được trong dung dịch KOH. B. Kim loại Ca không tan trong nước. C. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. D. Dung dịch HCl không hòa tan được MgO. Câu 28. Cho các phát biểu sau: (a) Để làm mất tính cứng tạm thời của nước, người ta dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2. (b) Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat. (c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện. (d) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29: (1 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: Na  NaOH  NaAlO2  (1) (2)  (3)  Al(OH)3 (4) Câu 30: (1 điểm) Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã tham gia phản ứng Câu 31: (0,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K, Ca trong nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2(đtkc). Để trung hòa dung dịch X cần dùng V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Tính V. Câu 32: (0,5 điểm) Cho 4 chất rắn: Al2O3, Al, MgO, Na. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, trình bày cách nhận biết 4 chất trên.
  5. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là A. Phương pháp nhiệt luyện. B. Phương pháp thủy luyện. C. Phương pháp điện phân. D. Phương pháp thủy phân. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hóa học ở điện cực trong quá trình điện phân? A. Anion nhường electron ở anot. B. Cation nhận electron ở catot. C. Sự oxi hóa xảy ra ở catot. D. Sự oxi hóa xảy ra ở anot. Câu 3. Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA Câu 4. Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 5. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra A. sự khử ion Na+. B. sự oxi hoá ion Na+. C. sự khử phân tử nước. D. sự oxi hoá phân tử nước. Câu 6. Nếu M là nguyên tố kim loại kiềm thì oxit của nó có công thức là A. MO2. B. M2O3. C. MO. D. M2O. Câu 7. Kim loại kiềm thổ có cấu hình e lớp ngoài cùng ở dạng tổng quát là A. ns2. B. ns2np1. C. ns1. D. ns2np5. Câu 8.Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca? A. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2. B. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. C. Điện phân CaCl2 nóng chảy. D. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao. Câu 9. Canxi cacbonat có công thức là A. KNO3. B. HCl. C. CaCO3. D. KCl. Câu 10. Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng ? A. Mg(NO3)2. B. CaCO3. C. CaSO4. D. Mg(OH)2. Câu 11. Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời? A. Ca2+, Mg2+, Cl-. B. Ca2+, Mg2+, SO42- . - 2- - 2+ C. Cl , SO4 , HCO3 , Ca . D. HCO3-, Ca2+, Mg2+. Câu 12. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 13. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 14. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1. C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3. Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Al2O3 là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở 2050 độ. B. Al2O3 là oxit lưỡng tính. C. Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
  6. D. Al2O3 tan tốt trong nước. Câu 16. Công thức của phèn chua là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. KAl(SO4)2.14H2O. C. Al2(SO4)3. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 17. Sắt tây là sắt tráng thiếc, nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là A. thiếc. B. cả hai đều bị ăn mòn như nhau. C. sắt. D. không kim loại bị ăn mòn. Câu 18. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là: A. 5,00% B. 6,00% C. 4,99%. D. 4,00% Câu 19. Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Na. Câu 20. Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. CaO và H2O. B. NaNO3 và MgCl2. C. AgNO3 và CaCl2. D. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2. Câu 21. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3. Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 duy nhất (đktc). Vậy X là A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Al. Câu 23. Đun nóng một cốc nước có chứa 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca ; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; + 2+ 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào? A. Nước cứng có tính cứng tạm thời. B. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu. C. Nước cứng có tính cứng toàn phần. D. Nước mềm. Câu 24. Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 25. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan. C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt. Câu 26. Dùng hoá chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn Mg, Al và Al2O3? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch CuCl2. Câu 27. Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 28. Trong các chất sau: Na2O, Ca(OH)2, CaCO3, Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3, Ca(HCO3)2. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm). Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. a) Viết phương trình điện phân? tính thể tích khí thu được ở đktc? b) Xác định công thức muối sunfat đã điện phân? Câu 30 (1,0 điểm). Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: Ca(OH)2   NaOH   NaAlO2   Al(OH)3   Al2O3 Câu 31 (0,5 điểm). Sục 2,24 lít CO2 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M thì thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m? Câu 32 (0,5 điểm). Trộn 5,4 gam bột Al với 24,0 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí, chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3  Fe). Hoà tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,04 lít khí H2 (ở đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm?
  7. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Trong công nghiệp, kim loại Ca được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Điện phân dung dịch. C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện. Câu 2. Dãy nào sau đây gồm tất cả các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Na, Zn, Fe. B. Zn, K, Cu. C. Fe, Pb, Cu. D. Na, K, Pb. Câu 3. Nguyên tố nào sau đây không phải là kim loại kiềm? A. Li B. Na. C. Ca. D. Rb. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại kiềm là các nguyên tố thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 5. Nếu M là kim loại kiềm thì oxit của nó có công thức là A. MO2. B. M2O3. C. M2O. D. MO. Câu 6. Ở nhiệt độ thường, kim loại kali phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây? A. K2O. B. KOH. C. KCl. D. K2CO3. Câu 7. Nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron lớp ngoài cùng là A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 8. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. K. B. Ba. C. Al. D. Fe. Câu 9. Khi so sánh với kim loại kiềm cùng chu kì, phát biểu nào dưới đây là đúng về kim loại kiềm thổ? A. Khối lượng riêng nhỏ hơn. B. Độ cứng lớn hơn. C. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. D. Nhiệt độ sôi thấp hơn. Câu 10. Kim loại Ba tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và A. H2. B. O2. C. H2O. D. Cl2. Câu 11. Công thức hóa học của vôi tôi là A. CaCO3. B. CaSO4. C. CaCl2. D. Ca(OH)2. Câu 12. Phương pháp nào sau đây chỉ làm mềm nước cứng tạm thời? A. Phương pháp kết tủa. B. Phương pháp đun sôi nước. C. Phương pháp chưng cất nước. D. Phương pháp trao đổi ion. Câu 13. Trong hợp chất, nhôm có số oxi hóa là A. +1. B. +2. C. +3. D. -1. Câu 14. Phèn chua có công thức hóa học là A. K.Al(SO4)2.12H2O. B. K.Cr(SO4)2.12H2O. C. NH4.Fe(SO4)2.12H2O. D. Na.Al(SO4)2.12H2O. Câu 15. Phản ứng nhiệt nhôm là A. phản ứng của nhôm với khi oxi. B. dùng CO để khử nhôm oxit. C. phản ứng của nhôm với các oxit kim loại. D. phản ứng nhiệt phân Al(OH)3. Câu 16. Nhôm được ứng dụng làm vật liệu chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ vì A. dẫn điện tốt. B. có tính khử mạnh. C. nhẹ, bền. D. có màu trắng bạc. Câu 17. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Zn. B. Cu. C. Pb. D. Ag. Câu 18. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp là do có A. khối lượng riêng nhỏ nhất. B. tính khử mạnh.
  8. C. bán kính nguyên tử lớn. D. lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kém bền. Câu 19. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm trong A. nước. B. etanol. C. dầu hỏa. D. dung dịch HCl. Câu 20. Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phương trình trên là A. 24. B. 21. C. 22. D. 25. Câu 21. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân? A. Ca(HCO3)2. B. CaO. C. Mg(HCO3)2. D. CaCO3. Câu 22. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,0. B. 30,0. C. 22,5. D. 20,0. Câu 23. Nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương là các ứng dụng của A. thạch cao sống. B. thạch cao khan. C. thạch cao nung. D. đá vôi. Câu 24. Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp A. cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3. B. khử Al2O3 bằng CO. C. điện phân nóng chảy AlCl3. D. điện phân nóng chảy Al2O3. Câu 25. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây? A. NaOH và HCl. B. KCl và NaNO3. C. NaCl và H2SO4. D. Na2SO4 và KOH. Câu 26. Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. Câu 27. Sắp xếp các nguyên tố Mg, Na, Al theo chiều tăng dần tính khử? A. Na, Mg, Al. B. Al, Na, Mg. C. Mg, Na, Al. D. Al, Mg, Na. Câu 28. Cho các phát biểu sau: (a) Để làm mất tính cứng tạm thời của nước, người ta dùng một lượng vừa đủ Ca(OH)2. (b) Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat. (c) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện. (d) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29. (1 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: ( ) ( ) ( ) ( ) CaCO3 ⎯⎯⎯ CO2 ⎯⎯⎯ CaCO3 ⎯⎯⎯ CaCl2 ⎯⎯⎯ Ca(NO3)2 Câu 30. (1 điểm) Hòa tan m gam kim loại Na vào nước, thu được 200 ml dung dịch X và 0,448 lít khí (đktc). Thêm 100 ml dung dịch HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch X. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y. a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. Tính m. b. Tính khối lượng của Y. Câu 31. (0,5 điểm) Viết quá trình điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn. Câu 32. (0,5 điểm) Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. - Phần 2: Tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của m.
  9. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Al. B. Fe. C. Na. D. Mg. Câu 2. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Điện phân dung dịch. C. Thủy luyện. D. Nhiệt luyện. Câu 3. Cho kim loại Na vào trong nước thu được natri hidroxit và giải phóng khí hidro. Công thức hóa học của natri hidroxit là A. NaCl. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2O2. Câu 4. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm? A. Li. B. K. C. Ca. D. Cs. Câu 5. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 6. Chất X được dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và được dùng để chế tạo thuốc nổ. Công thức của X là A. NH4Cl. B. KNO3. C. KCl. D. K2SO4. Câu 7. Cấu hình electron nguyên tử tổng quát của các kim loại kiềm thổ là (n là số thứ tự của lớp) A. ns1. B. (n - 1)d1ns1. C. ns2np1. D. ns2. Câu 8. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Magie. B. Natri. C. Crom. D. Liti. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại kiềm thổ có màu trắng xám. B. Các kim loại đều có kiểu mạng lục phương. C. Kim loại kiềm thổ cứng hơn kim loại kiềm. D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ Be đến Ba. Câu 10. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ trong các hợp chất là A. +1. B. 1+. C. +2. D. +3. Câu 11. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước, là thành phần chính trong đá, đá vôi, vỏ các loại ốc, hến, sò và vỏ trứng. Công thức hóa học của chất rắn đó là A. Ca(OH)2. B. Ca(HSO4)2. C. CaCO3. D. CaSO4. Câu 12. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc cho nguồn nước uống. B. Mất tính tẩy rửa của xà phòng và hư hại quần áo. C. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và làm tắc đường ống dẫn nước. Câu 13. Nguyên tố Al (Z = 13) ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. IIA. B. IA. C. VIIA. D. IIIA. Câu 14. Ứng dụng nào dưới đây dựa trên tính chất hóa học cơ bản của nhôm? A. Làm dây cáp dẫn điện và dụng cụ đun nấu. B. Chế tạo hợp kim làm máy bay, ô tô, tàu vũ trụ. C. Chế tạo hỗn hợp tecmit để hàn đường ray. D. Xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất. Câu 15. Cho bột nhôm vào bình cầu đựng khí clo thì thu được sản phẩm nào dưới đây? A. Nhôm clorua. B. Nhôm clorit. C. Nhôm clorat. D. Nhôm oxit. Câu 16. Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Al. Câu 17. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
  10. A. Cho thanh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4. B. Để thanh thép ở ngoài không khí ẩm. C. Cho mảnh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3. D. Cho viên Zn nguyên chất vào dung dịch HCl loãng. Câu 18. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Na + H2SO4   Na2SO4 + H2. B. 2K + 2H2O   2KOH + H2. 0 C. 2K + Cl2  t  2KCl. D. 2Na + CuSO4 (dd)   Na2SO4 + Cu. Câu 19. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. NaCl. B. HCl. C. NaOH. D. KNO3. Câu 20. Nhiệt phân Ca(HCO3)2 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là A. CaC2. B. CaO. C. Ca. D. CaCO3. Câu 21. Cho dãy các chất: NaOH, HCl, Na2CO3, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. Na3PO4. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 23. Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M là A. 200 ml. B. 50 ml. C. 100 ml. D. 25 ml. Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 5,04. C. 10,08. D. 6,72. Câu 25. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ m gam Al. Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 11,2. D. 5,6. Câu 26. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. AlCl3. B. Al2(SO4)3. C. Al2O3. D. Al. Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Al(OH)3 và Al đều tan được trong dung dịch NaOH. B. Be và Mg đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. C. Na2CO3 và NaHCO3 đều kém bền với nhiệt. D. CaCO3 và CaSO4 đều tan dần trong nước có hòa tan CO2. Câu 28. Cho các phát biểu sau: (a) Người ta đun sôi để làm mất tính cứng tạm thời của nước. (b) Dẫn CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2, kết thúc phản ứng thu được kết tủa. (c) Trong thực tế, kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện. (d) Nhỏ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa. (e) CaSO4.H2O được dùng để bó bột, nặng tượng và đúc khuôn. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 29. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: NaHCO3  (1)  Na2CO3  (2)  NaCl  (3)  NaOH  (4)  Na2SO4 Câu 30. (1,0 điểm) Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Al (tỉ lệ mol 2:1) vào dung dịch NaOH dư thì thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch Y. a) Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. Tìm m. b) Tính khối lượng muối thu được trong Y. Câu 31. (0,5 điểm) Cho bốn chất rắn dạng bột: BaO, CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng thêm H2O, trình bày cách nhận biết bốn chất trên và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra nếu có. Câu 32. (0,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ R và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch Y chứa một chất tan có nồng độ 0,04M. Cho Y vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 0,1M và CuSO4 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Z. Tính m. -------------------------------HẾT-----------------------------------
  11. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 12 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Đốt lá Fe trong khí Cl2. B. Sợi dây Ag nhúng trong dung dịch HNO3. C. Thanh Al nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Thanh Zn nhúng trong dung dịch CuSO4. Câu 2: Kim loại X có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch. Kim loại X là A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg. Câu 3: Người ta không thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế kim loại? A. Phương pháp nhiệt luyện. B. Phương pháp thủy luyện. C. Phương pháp điện phân. D. Phương pháp nhiệt phân muối. Câu 4: Trong các hợp chất, K có số oxi hóa là A. 0 và +1. B. +1. C. +1 và +2. D. +1 và -1. Câu 5: Nếu M là kim loại nhóm IA thì oxit của nó có công thức là A. MO2. B. M2O3. C. MO. D. M2O. Câu 6: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 7: Dung dịch thu được khi hòa tan kim loại Na vào nước là A. NaOH. B. Na(OH)2. C. Na(OH)3. D. Na2O. Câu 8: Phát biểu nào sau đây về kim loại kiềm không đúng? A. Có màu trắng bạc và ánh kim. B. Trong tự nhiên, chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Có một đơn chất không phản ứng với nước. D. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 9: Cho một mẩu nhỏ Na kim loại vào cốc thủy tinh chứa dung dịch CuSO4 loãng, hiện tượng xảy ra là A. bề mặt kim loại có màu đỏ và dung dịch nhạt màu. B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ. C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. D. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh. Câu 10: Cho các nguyên tố sau: K, Na, Ba, Ca. Nguyên tố thuộc nhóm kim loại kiềm thổ là A. K và Na. B. Ba và Ca. C. K và Ba. D. Na và Ca. Câu 12: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. đá vôi. B. thạch cao nung. C. thạch cao sống. D. thạch cao khan. Câu 13: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. KCl. Câu 14: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion A. Mg2+ và Ca2+. B. Ba2+ và Mg2+. C. Cu2+ và Mg2+. D. Na+ và Ca2+. Câu 15: Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Ba. B. Be. C. Ca. D. Sr. Câu 16. Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng o A. Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O. t B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl. o D. CaCO3   CaO + CO2. t C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. Câu 17. Ứng dụng nào sau đây không phải của CaCO3? A. Làm vôi quét tường. B. Làm vật liệu xây dựng.
  12. C. Sản xuất ximăng. D. Sản xuật bột nhẹ để pha sơn. Câu 18: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí thoát ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 19: M là kim loại trong số các kim loại sau: Ba, K, Na, Mg. Dung dịch muối MCln phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. M là A. Mg. B. K. C. Na. D. Ba. Câu 20: Thành phần chính của quặng Boxit là A. FeCO3. B. FeS2. C. Fe3O4. D. Al2O3.2H2O. Câu 21: Nguyên tố Al (Z = 13) ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. IIA. B. IA. C. VIIA. D. IIIA. Câu 22: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của nhôm không đúng? A. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. B. Dẫn điện tốt hơn Fe và Cu. C. Màu trắng bạc. D. Kim loại nhẹ. Câu 23: Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là A. KAl(SO4)2.12H2O. B. NaAl(SO4)2.12H2O. C. NH4Al(SO4)2.12H2O. D. LiAl(SO4)2.12H2O. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al trong lượng dư dung dịch NaOH. Thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 25: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? o A. 2Al + Fe2O3   Al2O3 + 2Fe. t B. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 o C. 4Al + 3O2   2Al2O3. t D. 2Al + 3BaSO4  Al2(SO4)3 + 3Ba. Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. AlCl3 tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch KOH. B. Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH. C. Al(OH)3 và Al2O3 đều là hợp chất lưỡng tính. D. Al(OH)3 ít tan trong nước. Câu 27: Trong các kim loại: Ca, Al, K, Na. Kim loại dễ bị oxi hóa nhất là A. Na. B. K. C. Ca. D. Al. Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại tăng dần từ Li đến Cs. B. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim được dùng làm đồ trang sức. C. Nhôm là kim loại nhẹ nên dùng làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa. D. Kim loại kiềm (Na, K) dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29: (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: Na  NaOH  Al(OH)3  (1) (2)  (3)  NaAlO2 (4) Câu 30: (1,0 điểm) Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I= 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92gam. Xác định tên kim loại trên? Câu 31: (0,5 điểm) Có ba lọ hóa chất bị mất nhãn riêng biệt chứa ba dung dịch không màu: MgSO4, NaOH, Ba(OH)2. Hãy trình bày cách phân biệt các lọ dung dịch trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra nếu có. Câu 32: (0,5 điểm) Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ số mol 1:2) thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hoà tan trong 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì hỗn hợp tan hoàn toàn. - Phần 2: Hoà tan trong nước dư thu được a gam chất rắn không tan. Tìm m và a
nguon tai.lieu . vn