Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II BỘ MÔN HÓA HỌC (NĂM HỌC 2020 – 2021) MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 – KHTN A. CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN I. LÝ THUYẾT - Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong Khái nhóm halogen. quát - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính nhóm chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh. Halogen - Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. - Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng Clo thí nghiệm, trong công nghiệp. - Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử. Hiđro - Cấu tạo phân tử, tính chất của Hiđro clorua (tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clorua – clohiđric). Axit - Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. clohiđric - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. Một số hợp chất - Thành phần hóa học, tính chất, ứng dụng một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, có oxi clorua vôi). của clo - Nguyên tắc sản xuất một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi). - Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế đơn chất halogen (Flo, Flo, Brom, Iot) và một vài hợp chất của chúng. Brom, - Tính chất hóa học cơ bản của Flo, Brom, Iot là tính oxi hóa. Iot - Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần trong nhóm halogen (từ Flo đến Iot).
  2. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng phương trình hóa học (Mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hóa học)? (13) (14) CaOCl2 HCl FeCl2 FeCl3 (10) (11) (12) (9) (15) (16)* FeCl3 Cl2 NaClO * NaCl (17) (1) (3) (2) NaCl KClO3 KCl AgCl Cl2 Br2 I2 (4) (5) (6) (7) (8) 2. Cho các chất: NaCl, KMnO4, KOH, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4, H2O. Từ các hóa chất đã cho, viết các phương trình hóa học xảy ra khi điều chế các chất sau trong phòng thí nghiệm: a. nước giaven. b. clorua vôi. c. kaliclorat. 3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi a) cho luồng khí clo qua dung dịch Kali bromua trong một thời gian dài. b) thêm dần dần nước clo vào dung dịch Kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. 4. Nhận biết các lọ đựng các hóa chất (bị mất nhãn) dưới đây chứa riêng biệt mỗi chất sau: a) chất khí: O2, H2, Cl2, CO2, HCl. b) dung dịch: K2CO3, KCl, KBr, KI. c) dung dịch: NaNO3, NaBr, NaF, NaI, HCl. 5. Giải thích a) tại sao khi điều chế HCl, HF từ muối clorua và florua dùng H2SO4 đặc đun nóng, nhưng không thể điều chế được HBr và HI theo phương pháp trên? b) Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo? 6. Cho m gam đơn chất halogen X tác dụng hết với Magie thu được 19 gam muối. Mặt khác, cũng cho m gam đơn chất halogen X tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam muối. Xác định tên halogen X? 7. Cho 10,8 gam kim loại R (thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn) tác dụng với clo tạo thành 53,4 gam muối. a) Xác định tên kim loại R? b) Tính lượng Manganđioxit và thể tích dung dịch axit clohiđric 37% (D =1,19 g/ml) cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%. 8. Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) tác dụng hết với dung dịch axit HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên kim loại R? b) Tính khối lượng muối khan thu được? 9. Cho 23,1 gam hỗn hợp A gồm Cl2 và Br2 (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng vừa đủ với 8,85 gam hỗn hợp B (gồm Fe và Zn). Tính % khối lượng của Fe trong B?
  3. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (nhóm Halogen) là A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np6. D. ns2np3. 2. Halogen nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các halogen: Iot, Brom, Clo, Flo? A. Iot. B. Clo. C. Brom. D. Flo. 3. Trong số các hiđro halogenua, chất nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. HF. B. HBr. C. HI. D. HCl. 4. Chọn các hóa chất cần thiết nào sau đây để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? A. MnO2, dung dịch HCl loãng. B. KMnO4, dung dịch HCl loãng. C. KMnO4, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl. D. MnO2, dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl. 5. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl. 6. Trong phản ứng: Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + Cl2 + H2O thì vai trò của clo là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. chất vừa khử, vừa oxi hóa. D. tạo môi trường. 7. Hóa chất dùng làm khô khí clo ẩm là A. Na2SO3 khan. B. CaO. C. dung dịch NaOH đặc. D. dung dịch H2SO4 đặc. 8. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. D. FeS, BaSO4, KOH. 9. Hòa tan hoàn toàn 39 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 35 gam. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là A. 0,2 mol. B. 0,4 mol. C. 4 mol. D. 2 mol. 10. Cho 0,2 mol kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cr. 11. Hòa tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 28 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 138,75. B. 227,5. C. 225. D. 177,5. 12. Hòa tan hoàn toàn 47,6 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại (hóa trị I) và của một kim loại (hóa trị II) trong axit HCl dư tạo thành 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là A. 76 gam. B. 52 gam. C. 5,2 gam. D. 7,6 gam.
  4. 13. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 31,45 gam. B. 33,25 gam. C. 3,99 gam . D. 35,58 gam. 14. Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 25,95 gam. B. 38,93 gam. C. 103,85 gam. D.77,86 gam. 15. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl. Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước, hiđroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. B. CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH I. LÝ THUYẾT - Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của oxi. - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng Oxi-Ozon của ozon; ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. - Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ). - Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Lưu huỳnh. - Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình Lưu nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng của Lưu huỳnh. huỳnh - Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh).
  5. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Hoàn thành sự chuyển hóa sau đây bằng PTHH? (Mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH, ghi đủ điều kiện nếu có). SO2  SO3   KMnO4  O2   O3  I2  NaI  H2O  H2  H2O 2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra để giải thích khi a) sục khí ozon vào bình đựng dung dịch KI đã có sẵn một ít hồ tinh bột? b) có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo? 3. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học a) các dung dịch: NaNO3, NaCl, NaF, NaBr, NaI? b) các chất khí: HCl, CO2, O2, O3. 4. Cho 6,72 lít hỗn hợp X (gồm O2 và Cl2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,5 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y (gồm Al và Mg) thu được 23,7 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp Y? 5. Cho 14,2 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với 1500 ml dung dịch axit HCl a (M) dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) và 3,2 gam một chất rắn. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? b) Tìm a? Biết dung dịch axit HCl đã dùng dư 30% so với lượng phản ứng. c) Cho b gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với clo thì thu được 13,419 gam hỗn hợp các muối khan. Tìm b, biết hiệu suất phản ứng là 90%? III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trong nhóm oxi, khả năng oxi hóa của các chất A. tăng dần từ oxi đến telu. B. tăng dần từ lưu huỳnh đến telu trừ oxi. C. giảm dần từ telu đến oxi. D. giảm dần từ oxi đến telu. 2. Khí oxi bị lẫn một ít tạp chất là khí clo. Hóa chất tốt nhất để loại bỏ khí clo là A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI. 3. Đốt 4,8 gam Lưu huỳnh trong 5,6 lít oxi (đktc) được hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X đối với Hiđro là A. 32. B. 56. C. 28,8. D. 28. 4. Từ KMnO4, H2O2 (với khối lượng bằng nhau) điều chế oxi. Lượng oxi thu được nhiều nhất từ A. KMnO4. B. KClO3. C. H2O2. D. KClO3, H2O2. 5. Khí oxi bị lẫn một ít tạp chất là khí clo. Hóa chất tốt nhất để loại bỏ khí clo ra khỏi hỗn hợp là A. H2O. B. KOH. C. SO2 D. KI.
  6. 6. Oxi có số oxi hóa dương cao nhất trong số các hợp chất dưới đây là A. K2O. B. H2O2. C. OF2. D. (NH4)2SO4. 7. Oxi không phản ứng trực tiếp với kim loại dưới đây là A. bạc. B. vàng. C. sắt. D. đồng. 8. Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H 2, O2, H2SO4 loãng, Al, Fe, F2. Số phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 9. Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy X tan hết và thu được một hỗn hợp khí. Các chất có trong X là A. FeS và S. B. FeS và Fe. C. Fe2S3 và S. D. Fe2S3, FeS và S. 10. Đốt 13 gam bột một kim loại (chỉ có hoá trị II) trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. 11. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm O2 và CO2 có tỷ khối so với Hiđro là 19. Số mol khí oxi trong X là A. 0,5 mol. B. 0,2 mol C. 0,25 mol. D. 0,15 mol 12. Cho 0,8 gam oxi và 0,8 gam Hiđro vào bình phản ứng, có xúc tác để phản ứng xảy ra. Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng nước thu được là A. 0,9 gam. B. 1,4 gam. C. 1,2 gam. D. 1,6 gam. 13. Đốt 4,8 gam Magie trong 1,6 gam oxi (H=100%). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 8 gam MgO. B. 4 gam Mg. C. 4 gam MgO và 3,6 gam Mg. D. 4 gam MgO và 2,4 gam Mg. 14. Đốt 4,8 gam Lưu huỳnh trong 5,6 lít oxi với H=100%. Thể tích khí thu được sau phản ứng (đktc) là A. 3,36 lít SO2 và 2,24 lít O2. B. 3,36 lít SO2. C. 5,6 lít SO2. D. 2,24 lít O2. 15. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 chỉ thu được m gam KCl và V lít khí O2 (đktc). Thể tích V là A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít. -------- Hết -------
nguon tai.lieu . vn