Xem mẫu

  1. Trường THPT Xuân Đỉnh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA KHỐI 10. Chương 5: HALOGEN I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hoá của halogen trong các hợp chất. 2. Tính chất hoá học, tính chất vật lí cơ bản của các đơn chất halogen và hợp chất (HX; nước gia-ven; clorua vôi) 3. Phương pháp điều chế, ứng dụng của halogen và một số hợp chất của halogen (HX; nước gia-ven; clorua vôi) II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Hoàn thành phương trình hóa học (PTHH) các phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện, nếu có) 1. NaCl  dpnc  Cl2  HClO  HCl  AgCl  Ag  Nước Gia-ven 2. HCl Cl2  FeCl3  NaCl  HCl  CuCl2 AgCl Bài 2: So sánh tính oxi hóa của flo, clo, brom, iot. Giải thích và viết các PTHH của phản ứng minh họa. Bài 3. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt sau, viết PTHH của phản ứng xảy ra a) HCl, NaCl, NaOH, NaBr. b) NaCl, HCl, KI, NaNO3 Bài 4. Cho các chất sau: NaCl (r), MnO2(r), NaOH (dd), KOH(dd), H2SO4(đ), Ca(OH)2 r. Viết PTHH của các phản ứng điều chế: a) Nước gia-ven; b) Clorua vôi; c) Hidroclorua. Bài 5: Cho 21,4 g hỗn hợp Fe và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc). a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng. Bài 6: Cho 400 ml dung dịch gồm NaCl và KI tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch AgNO3 2M thu được 103,775 g kết tủa. a. Tính CM của mỗi chất trong dung dịch ban đầu. b. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 57,7g hỗn hợp MnO2 và KMnO4 vào dung dịch HCl dư thu được 17,92 lít khí (ở đktc). a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng. Xác định X, Y. Tính nồng độ mol của 2 muối trong dung dịch A. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là: A. ns2np4. B. ns2p5. C. ns2np3. D. ns2np6. Câu 2. Chất nào có tính axit yếu nhất? A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl. Câu 3. Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: A. oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .1
  2. Trường THPT Xuân Đỉnh Câu 4. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm: A. cho clo tác dụng với dung dịch NaOH. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2. C. clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc. Câu 5. Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF. Câu 6. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O  2HCl + H2SO4. Clo là chất: A oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử Câu 7.Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen ( F2; Cl2; Br2; I2)? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hoá mạnh. C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. tác dụng mạnh với nước. Câu 9. Thuốc thử để phẩn biệt dung dịch KI là. A. Quì tím. B. Clo và hồ tinh bột C. hồ tinh bột. D. dd AgNO3. Câu 10. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3. C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 11. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. A.Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo oxi hoá nước dễ dàng ở nhiệt độ thường. D. Vì flo khử được nước. Câu 12 Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử? A. HCl + NaOH  NaCl + H2O. B. 2HCl + Mg  MgCl2+ H2 . C. MnO2+ 4 HCl  MnCl2+ Cl2 + 2H2O. D. NH3+ HCl  NH4Cl. Câu 13. Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF? A. Bình thuỷ tinh màu xanh B. Bình thuỷ tinh mầu nâu C. Bình thuỷ tinh không màu D. Bình nhựa teflon (chất dẻo) Câu 14. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 15. Chất nào sau đây gọi là muối hỗn tạp? A. NaClO B. CaOCl2 C. CaCl2 D. KClO3 Câu 16. Clo không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr Câu 17. Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào? A. H2 và O2 B. N2 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2 Câu 18. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit của các dung dịch hiđro halogenua? A. HI > HBr > HCl > HF B. HF > HCl > HBr > HI C. HCl > HBr > HI > HF D. HCl > HBr > HF > HI Câu 19. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại? A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO. Câu 20. Cho 14,2 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là A. 0,56 l. B. 5,6 l. C. 4,48 l. D. 8,96 l. Câu 21. Hòa tan 12,8 gam hh Fe, FeO bằng dd HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là A. 14,2 lít. B. 4,0 lít. C. 4,2 lít. D. 2,0 lít. Câu 22. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. kết quả khác. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .2
  3. Trường THPT Xuân Đỉnh Câu 23. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 11,10 gam. B. 13,55 gam. C. 12,20 gam. D. 15,80 gam. Câu 24. Để hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36% (D = 1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đầu là: A. 61,6% và 38,4%. B. 25,5% và 74,5%. C. 60% và 40%. D. 27,2% và 72,8%. Câu 25. Cho hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là: A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,1 mol. D. 0,3 mol. Câu 27. Cho 16,59 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) vào một dung dịch chứa 51 gam AgNO3 thu được kết tủa A và dung dịch B. Thể tích dung dịch NaCl 26% (d = 1,2 g/ml) dùng để kết tủa hết lượng AgNO3 còn dư trong B là: A. 37,5 ml. B. 58,5 ml. C. 29,8 ml. D. kết quả khác. Câu 28. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D = 1,2 g/ml). Nồng độ % của dung dịch CaCl2 thu được là: A. 27,75%. B. 36,26%. C. 26,36%. D. 23,87%. Câu 29.Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe. A. 2,36 g. B. 4,36 g. C. 3,36. D. 2,08 g. Câu 30. Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,02 mol. D. 0,01 mol. CHƯƠNG 6 - NHÓM OXI I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố O, S 2. Tính chất hoá học, tính chất vật lí cơ bản của: O2, O3,S 3. Phương pháp điều chế: O2 4. Ứng dụng của O2, O3, S 5. Cách nhận biết O2,O3 II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Hoàn thành PTHH của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có): (1). K + O2  (6). O3 + Ag  (2). H2 + O2  (7). KMnO4  O2 + …+ … (3). C4H10 + O2  (8). S + Fe  (4). FeO + O2  (9). S + F2  (5). Fe(OH)2 + O2 + H2O  (10). S + H2SO4  SO2+ Bài 2. Đốt cháy một lượng kim loại sắt trong bình chứa oxi thu được chất rắn A gồm sắt dư và Fe3O4. Hoà tan hỗn hợp A trong dung dịch HCl dư được dung dịch B. Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra. Bài 3: So sánh thể tích khí oxi thu được(đktc) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4, KClO3 trong các trường hợp sau: a) Các chất có cùng khối lượng. b) Các chất có cùng số mol. Bài 4. Hỗn hợp khí oxi và ozon có tỉ khối đối với hidro bằng 18. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí. Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .3
  4. Trường THPT Xuân Đỉnh Bài 5. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí ( ở đktc) gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 g chất rắn màu đen tím. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp. Bài 6. Khi đốt cháy hoàn toàn 18,4g hỗn hợp bột gồm kẽm và nhôm thì cần vừa đủ 5,6 lít khí oxi (đkc).Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. Bài 7. Nung 5,6 gam Fe với 4,8 gam S (trong bình kín không có oxi) đến phản ứng hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl dư, thu được chất rắn Z và khí Y. a. Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra và xác định các chất sau khi nung. b. Tính thể tích khí Y sinh ra (đktc). c. Tính khối lượng chất rắn Z. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh? A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa. B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường. D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Câu 2: .Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được nhiều oxi hơn A. 2 KClO3   2KCl +3O2 B. 2 KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 o o t t C. 2HgO   2Hg + O2 D. 2KNO3   2KNO2 + O2 o o t t Câu 3: Phản ứng không xảy ra là A. 2Mg + O2  to  2MgO B. C2H5OH + 3O2  to  2CO2 + 3H2O C. 2Cl2 + 7O2  to  2Cl2O7 D. 4P + 5O2  to  2P2O5 Câu 4: Ở điều kiện thường, để so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon ta có thể dùng phản ứng với A. Ag B. Hg C. S D. Au Câu 5: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa thường gặp là: A. +1;+3;+5;+7 B. -2,0,+4,+6 C. -1;0;+1;+3;+5;+7 D. -2;0;+6;+7 Câu 6: Chất không phản ứng với O2 là: A. SO3 B. P C. Ca D. C2H5OH Câu 7: Tỉ khối của 1 hỗn hợp gồm Oxi và Ozon đối với He bằng 10,4. Thành phần phần trăm về thể tích của Oxi và Ozon là: A. 25% và 75% B 60% và 40% C. 40% và 60% D. 75% và 25% Câu 8: Tỉ khối của hỗn hợp X gồm oxi và ozon so với hiđro là 18. Phần trăm thể tích của oxi và ozon có trong hỗn hợp X lần lượt là: A. 25% và 75% B. 30% và 70% C. 50% và 50% D.75% và 25% Câu 9: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng là: A.ZnS B.ZnS và S C.ZnS và Zn D.ZnS, Zn và S. Câu 10: Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hiđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được là: A. 1,2g B. 1,4g C. 1,6g D. 0,9g Câu 11: Cho hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân hủy hết (2O3 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít. Thể tích của ozon trong hỗn hợp ban đầu là: A. 4 lít O3 B. 3 lít O3 C. 2 lít O3 D. 6 lít O3 Câu 12:Hỗn hợp A gồm O2, O3.Sau một thời gian phân hủy hết O3 thu được 1 khí duy nhất có thể tích tăng thêm 7,5%. Thành phần %V O3 trong hỗn hợp A là: A.7,5% B.15% C.85% D.Kết quả khác Đề cương ôn tập giữa học kỳ II năm học 2020-2021 .4
nguon tai.lieu . vn