Xem mẫu

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 10 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5? A. VIA. B.VIIA. C. VA. D. IVA. Câu 2: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử từ flo đến iot biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Vừa tăng vừa giảm. Câu 3: Phương pháp sản xuất clo trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch muối ăn, có màng ngăn. B. điện phân dung dịch muối ăn, không màng ngăn. C. điện phân nóng chảy muối ăn. D. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh. Câu 4: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở thể rắn và có màu đen tím? A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2. Câu 5 : Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí clo có màu lục nhạt. B. Khí clo nhẹ hơn không khí. C. Khí clo không tan trong nước. D. Khí clo có mùi xốc, rất độc. Câu 6: Trong công nghiệp, người ta sản xuất brom từ nguyên liệu nào sau đây? A. Muối natri clorua. B. Nước biển. C. Tinh bột. D. Đá vôi. Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. H2SO4. Câu 8: Liên kết hóa học trong phân tử hidroclorua là A. liên kết cộng hóa trị phân cực. B. liên kết ion. C. liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. liên kết cho nhận. Câu 9: Phản ứng dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm là A. H2 + Cl2  2HCl. B. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO. C. Cl2 + SO2 + 2H2O 2HCl + H2SO4. D. NaCl(r) + H2SO4đặc → NaHSO4 + HCl. Câu 10: Clorua vôi là muối của canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi được gọi là muối gì? A. Muối trung hoà. B. Muối kép. C. Muối axit. D. Muối hỗn tạp. Câu 11: Ứng dụng nào sau đây không phải của nước Gia-ven? A. Tẩy uế nhà vệ sinh. B. Tẩy trắng vải sợi. C. Diệt vi khuẩn cúm gà H5N1 D. Tiệt trùng nước. Câu 12: Nhỏ một giọt nước iot vào ống nghiệm có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch có màu xanh. B. dung dịch có màu vàng lục. C. có kết tủa màu trắng. D. có kết tủa màu vàng nhạt. Câu 13: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố oxi là A. 2s22p4. B. 2s22p6. C. 2s22p3. D. 2s22p5. Câu 14: Trong công nghiệp, O2 được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Phân hủy H2O2 với chất xúc tác MnO2. B. Nhiệt phân KMnO4. C. Điện phân dung dịch CuSO4. D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ozon? A. Tính oxi hóa yếu hơn oxi. B. Là chất khí có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. C. Là một dạng thù hình của oxi. D. Có phân tử khối lớn hơn oxi.
  2. Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. B. Khử trùng nước uống, khử mùi. C. Tẩy trắng các loại dầu ăn. D. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. Câu 17: Có 7 electron lớp ngoài cùng, tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen là A. tính khử mạnh, dễ nhường 1 electron. B. tính khử mạnh, dễ nhận 1 electron. C. tính oxi hóa mạnh, dễ nhường 1 electron. D. tính oxi hóa mạnh, dễ nhận 1 electron. Câu 18: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò là chất A. oxi hóa. B. khử. C. vừa khử, vừa oxi hóa. D. môi trường. Câu 19: Để chứng minh tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2, cho các halogen này tác dụng với chất nào sau đây? A. O2. B. H2. C. HCl. D. NaOH. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam bột sắt trong khí clo dư. Khối lượng sản phẩm sinh ra là A. 32,5 gam. B. 24,5 gam. C. 16,25 gam. D. 25,4 gam. Câu 21: Cho 0,25 mol Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 22,4. B. 11,2. C. 5,6. D. 6,72. Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất có thể đựng được trong bình thuỷ tinh? A. HBr, HF, HCl. B. H2SO4, HF, HCl. C. NaOH, HI, HCl. D. NaOH, H2SO4, HF. Câu 23: Dãy axit nào dưới đây được xếp theo chiều tính axit giảm dần? A. HI, HBr, HCl, HF. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HCl, HBr, HI, HF. D. HCl, HBr, HF, HI. Câu 24: Các ứng dụng của clorua vôi đều dựa trên cơ sở A. tính oxi hoá mạnh. B. khử mạnh. C. oxi hóa yếu. D. khử yếu. Câu 25: Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là A. 0. B. -1. C. +1. D. -1 và +1. Câu 26: Phản ứng nào sau đây đúng? A. I2 + 2KCl → 2KI+ Cl2. B. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2. C. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. D. I2 + 2KBr → 2KI + Br2. Câu 27: Để phân biệt O2 và O3 ta có thể dùng chất nào sau đây? A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Zn. Câu 28: Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 theo phản ứng: 2KClO3  2KCl + 3O2. Thể tích khí oxi MnO 2 thu được (đktc) là A. 4,48 lít B. 2,24 lít. C. 8,96 lít. D. 6,72 lít. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: MnO2  Cl2  NaCl  NaOH  Fe(OH)2 (1) ( 2) (3) ( 4) Câu 30 (1 điểm): Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch HCl 0,5M dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối và 1,68 lít H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng và giá trị m. Câu 31 (0,5 điểm): Cho các dung dịch: HCl, NaNO3, NaBr, NaI. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 32 (0,5 điểm): Hỗn hợp khí A gồm khí oxi và khí ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, thu được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 3% so với hỗn hợp ban đầu. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của khí oxi và ozon trong hỗn hợp A. Biết các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. (Cho H=1; O=16; Cl=35,5; K=39; Fe=56; Cu=64; Zn=65) ------------------ Hết -----------------
  3. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 10 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong nhóm halogen, tính oxi hoá của các đơn chất biến đổi như thế nào trong bảng tuần hoàn theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần? A. Tăng dần từ flo đến iot. B. Giảm dần từ flo đến iot. C. Tăng dần từ clo đến iot trừ flo. D. Giảm dần từ clo đến iot trừ flo. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung cho các halogen? A. Ở điều kiện thường đều là chất khí. B. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 2 5 C. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns np . D. Có số oxi hóa trong hợp chất là -1,+1,+3, +5,+7. Câu 3: Nguyên tắc điều chế flo là A. cho HF tác dụng với các chất khử mạnh. B. điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF. C. cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh. D. dùng chất có chứa F để nhiệt phân ra F. Câu 4: Hóa chất có thể dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là A. HCl và MgO. B. NaCl và H2SO4. C. MnO2 và NaCl. D. HCl và KMnO4. Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là của khí clo? A. Có màu vàng lục. B. Có mùi hắc, rất độc. C. Có tính tẩy trắng khi ẩm. D. Tan hoàn toàn trong nước. Câu 6: Trong các chất sau, chất nào có hiện tượng thăng hoa A. F2. B. Br2. C. F2. D. I2. Câu 7: Phản ứng nào sau đây chúng tỏ HCl có tính khử ? A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O. C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O. D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. Câu 8: Muối clorua có rất nhiều ứng dụng, muối NaCl có thể sát trùng, bảo quản thực phẩm. Hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10-15 phút trước khi ăn. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do A. dung dịch NaCl có thể tạo ra Cl- có tính khử. B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu. C. dung dịch NaCl độc. D. một lí do khác. Câu 9: Hiện tượng “bốc khói” của HCl đặc trong không khí ẩm là do A. HCl bị oxi hóa bởi oxi không khí. B. axit HCl khi bay hơi có màu trắng. C. khí HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit. D. dung dịch HCl có tính axit mạnh. Câu 10: Nước gia-ven là hỗn hợp của các chất nào sau đây? A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O. C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O. Câu 11: Clorua vôi được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với A. nước. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch NaOH loãng nguội. D. dung dịch KOH. Câu 12: Cho thí nghiệm về tính tan của khí HCl như hình vẽ Trong bình ban đầu chứa khí HCl, nước và nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước là nước phun vào bình và A. có màu đỏ. B. có màu xanh. C. có màu tím. D. không màu. Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng, bảo vệ hoa quả. C. Khử trùng nước uống, khử mùi. D. Điều chế oxi trong PTN.
  4. Câu 14: Phản ứng không điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là 0 B. 2KClO3  2KCl + 3O2. 0 t  K2MnO4 + MnO2 + O2. t A. 2KMnO4 t0 C. KNO3  KNO2 + O2. D. 2H2O (điện phân)  2H2 + O2 . Câu 15: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố oxi là A. 2s22p4. B. 2s22p6. C. 2s22p3. D. 2s22p5 Câu 16: Ozon là một dạng thù hình của chất nào sau đây? A. Oxi. B. Clo. C. Cacbon. D. Flo. Câu 17: Trong các halogen sau: F2, Cl2, Br2, I2. Đơn chất halogen có tính oxi hoá mạnh nhất là F2 vì A. có độ âm điện lớn nhất. B. có bán kính nhỏ nhất. C. có nhiều electron nhất. D. có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Câu 18: Dung dịch nào sau đây dùng để nhận biết hồ tinh bột? A. KI. B. I2. C. KBr. D. Br2. Câu 19: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2. B. Br2 + 2NaI  2NaBr + I2. B. Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2. D. I2 + 2NaBr  2NaI + Br2. Câu 20: Tìm câu không đúng trong các câu sau đây? A. Clo tác dụng với dung dịch kiềm. B. Clo có tính chất đặc trưng là tính khử mạnh. C. Clo là là chất oxi hoá mạnh, trong một số phản ứng clo thể hiện tính khử. D. Trong hợp chất clo có số oxi hoá là –1, +1, +3, +5, +7. Câu 21: Cho dung dịch chứa 0,1 mol HCl tác dụng hết với Fe dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 22: Trong nhóm halogen, thứ tự tính axit tăng dần là A. HF, HCl, HBr, HI. B. HCl, HBr, HI, HF. C. HI, HF, HCl, HBr. D. HI, HBr, HCl, HF. Câu 23: Axit HCl tác dụng được với những chất nào sau đây? A. Cu, H2. B. CuO, Cu. C. CuO, AgNO3. D. Fe, H2. Câu 24: Số oxi hóa của clo trong phân tử NaClO là A. -1. B. +3. C. +1. D. +5. Câu 25: Nước javen được dùng để tẩy trắng vải, sợi là do nước javen có tính A. oxi hóa mạnh. B. khử mạnh. C. oxi hóa yếu. D. khử yếu. Câu 26: Chỉ dùng chất nào sau đây phân biệt được hai dung dịch riêng biệt: NaCl, NaNO3? A. AgNO3. B. Quỳ tím. C. Cu. D. K2SO4. Câu 27: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được thu bằng phương pháp dời chỗ của nước. Phương pháp này dựa vào tính chất nào sau đây của oxi? A. Tan tốt trong nước. B. Ít tan trong nước. C. Tính oxi hóa mạnh. D. Nặng hơn không khí. Câu 28: Oxi hóa hoàn toàn 2,7 gam Al bằng khí oxi thu được nhôm oxit. Thể tích oxi cần dùng ở đktc là A. 3,36. B. 2,68. C. 4,48. D. 1,34. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: NaCl → Cl2 → KClO3 → O2 → P2O5 Câu 30 (1 điểm): Hoà tan hoàn toàn 18,6 gam hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được muối khan. Tính phần trăm khối lượng của Zn và Fe? Câu 31 (0,5 điểm): Có 3 lọ mất nhãn đựng các chất khí sau: O2, O3, Cl2. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn trên. Câu 32 (0,5 điểm): Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 145,8 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A. Hỏi dung dịch A có chứa những chất tan nào? Tính nồng độ phần trăm của từng chất tan đó? ------------------ Hết -----------------
  5. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 10 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Các nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns2np4. B. ns1np6. C. ns1np5. D. ns2np5. Câu 2. Trong nhóm halogen, khi đi từ flo đến iot A. độ âm điện tăng dần. B. bán kính nguyên tử tăng dần. C. nhiệt độ nóng chảy giảm dần. D. màu sắc nhạt dần. Câu 3. Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng phương pháp A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 đun nóng. Câu 4. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn? A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2. Câu 5. Trong nhóm halogen, khi đun nóng nguyên tố nào sau đây xảy ra hiện tượng thăng hoa? A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot. Câu 6. Trong tự nhiên, clo chủ yếu tồn tại ở dạng A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển. C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl). Câu 7. Phân tử hidro clorua có liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. ion. D. cho nhận. Câu 8. Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion clorua là A. bạc nitrat. B. quỳ tím. C. brom. D. tinh bột. Câu 9. Phản ứng nào sau đây axit HCl đóng vai trò là chất khử A. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O B. NaOH + HCl → NaCl + H2O C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 +H2O Câu 10. Nước Giaven là hỗn hợp các chất nào sau đây? A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O. C. NaCl, NaClO3, H2O. D. NaCl, NaClO4, H2O. Câu 11. Clorua vôi thu được khi cho clo phản ứng với A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. KOH. Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro clorua bằng cách cho H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa chất rắn X rồi đun nóng. Chất X là A. NaCl. B. NaOH. C. Cu. D. Cu(OH)2. Câu 13. Vị trí của Oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA. Câu 14. Ở điều kiện thường, so với oxi thì ozon có A. tính oxi hóa mạnh hơn. B. tính oxi hóa yếu hơn. C. tính oxi hóa như nhau. D. tính khử mạnh hơn. Câu 15. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Khử trùng nước uống. D. Điều chế oxi. Câu 16. Ozon là một dạng thù hình của chất nào sau đây? A. Oxi. B. Clo. C. Cacbon. B. Flo. Câu 17. Dãy các chất: flo, clo, brom, iot, có tính oxi hóa giảm dần là do
  6. A. nguyên tử đều có 7 electron. B. phân tử đều có hai nguyên tử. C. có nguyên tử khối tăng dần. D. có độ âm điện giảm dần. Câu 18. Trong phương trình phản ứng Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Cl2 đóng vai trò là A. chất khử. B. không phải là chất khử, không phải là chất oxi hoá. C. chất oxi hóa. D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. Câu 19. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 B. Cl2 + 2NaF  2NaCl + F2 C. Br2 + 2NaI  2NaBr + I2 D. Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2 Câu 20. Đốt cháy hết m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56. Câu 21. Axit HX là 1 axit yếu được dùng để khắc chữ, hoa văn lên các vật liệu bằng thủy tinh. Vậy HX có thể là chất nào sau đây? A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF. Câu 22. Dãy axit nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính axit? A. HI, HBr, HCl, HF. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HF, HI, HBr, HCl. D. HCl, HBr, HI, HF. Câu 23. Cho m gam kim loại Na vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là A. 6,90. B. 3,45. C. 4,60. D. 2,30. Câu 24. Clorua vôi và nước Giaven có tính chất nào giống nhau? A. Tính oxi hoá mạnh. B. Tính khử mạnh. C. Tính axit mạnh. D. Tính bazơ mạnh. Câu 25. Số oxi hóa của clo trong phân tử NaClO là A. + 1. B. +3. C. -1. D. +5. Câu 26. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được thu bằng phương pháp dời chỗ của nước. Phương pháp này dựa vào tính chất nào sau đây của oxi? A. Tan tốt trong nước. B. Ít tan trong nước. C. Tính oxi hóa mạnh. D. Nặng hơn không khí. Câu 27. Khí oxi không phản ứng được với chất nào sau đây? A. C. B. Fe. C. Mg. D. Cl2 Câu 28. Nhiệt phân hoàn toàn 3,634 gam KMnO4, thể tích O2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 224,0 ml. B. 257,6 ml. C. 515,2 ml. D. 448,0 ml. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29. (1,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): MnO2  Cl2  HCl  NaCl  Cl2 (1) (2) (3) (4) Câu 30. (1,0 điểm) Cho 5,1 gam hỗn hợp Al, Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,8 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m? Câu 31. (0,5 điểm) Viết phương trình chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi? Câu 32. (0,5 điểm) Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3, tỉ khối của A so với H2 là 19,2. Hỗn hợp B gồm H2 và CO, tỉ khối của B so với H2 là 3,6 a. Tính % theo thể tích của hỗn hợp A, B. b. Một mol khí A có thể đốt cháy bao nhiêu mol khí CO. ------------------ Hết -----------------
  7. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 10 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2np4. B. np5. C. ns2np3. D. ns2np5. Câu 2: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. không có quy luật. Câu 3: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh. B. điện phân dung dịch NaCl. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. D. phương pháp khác. Câu 4: Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí A. 1,25 lần. B. 2,45 lần. C. 1,26 lần. D. 2,25 lần. Câu 5: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 6: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công công nghiệp là A. rong biển. B. nước biển. C. muối ăn. D. nguồn khác. Câu 7: Chất có tính axit mạnh nhất là A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl. Câu 8: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. MnO2 + 4HCl → MnCl2+ Cl2 + 2H2O. B. Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 +2H2O. C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O. D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng. A. Để thu khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp đẩy nước. B. Khí HCl tan nhiều trong nước vì tạo được liên kết hiđro với H2O. C. Dung dịch HCl đậm đặc không “bốc khói” trong không khí ẩm. D. Liên kết trong phân tử HCl không phân cực. Câu 10: Clorua vôi là muối của canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì? A. Muối trung hoà. B. Muối kép. C. Muối axit. D. Muối hỗn tạp. Câu 11: Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. D. cho khí flo tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 12: Thuốc thử dùng để phân biệt 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI là A. NaOH B. H2SO4 C. AgNO3 D. quỳ tím. Câu 13: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 2, nhóm VIA. C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 2, nhóm IVA. Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. D. Sát trùng nước sinh C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Câu 15: Ở điều kiện thường, để so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon ta có thể dùng
  8. A. Ag B. Hg C. S D. KI Câu 16: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây? A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 Câu 17: Trong nhóm VIIA, tính phi kim của các nguyên tố đi từ flo đến iot A. tăng dần vì năng lượng liên kết trong phân tử X-X giảm dần từ F-F đến I-I B. giảm dần theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử từ F đến I C. giảm dần theo chiều tăng của bán kính nguyên tử và chiều giảm của độ âm điện D. tăng dần theo chiều tăng của bán kính nguyên tử và chiều giảm của độ âm điện Câu 18: Clo không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr Câu 19: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa? A. F2. B. Br2. C. Cl2. D. I2. Câu 20: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí clo thu được (đktc) là A. 0,56 lít. B. 5,60 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít. Câu 21: Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 22: Axit HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây? A. CuCl2, H2O. B. CuCl2, H2. C. Cu, H2O. D. Cu, H2. Câu 23: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 5,60. B. 11,20. C. 1,12. D. 7,47. Câu 24: Clorua vôi được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy là do có tính A. oxi hóa mạnh. B. khử mạnh. C. oxi hóa yếu. D. khử yếu. Câu 25: Số oxi hóa của clo trong phân tử NaClO là A. -1. B. +3. C. +1. D. +5. Câu 26: Để nhận biết khí hidroclorua có thể dùng A. NaOH B. NaCl. C. quỳ tím ẩm. D. quỳ tím khô. Câu 27: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? o o A. 2Mg + O2   2MgO B. C2H5OH + 3O2   2CO2 + 3H2O t t o o C. 2Cl2 + 7O2   2Cl2O7 D. 4P + 5O2   2P2O5 t t Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon trong oxi thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) duy nhất. Giá trị của a là A. 2,40. B. 1,20. C. 0,05. D. 0,60. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau:  ( )   ( )   ( )   ( )  MnO ⎯⎯⎯ Cl ⎯⎯⎯ HCl ⎯⎯⎯ NaCl ⎯⎯⎯ AgCl Câu 30 (1,0 điểm): Hòa tan 12,8 gam hỗn hợp Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 31 (0,5 điểm): Sục khí A vào dung dịch KI thì thấy dung dịch bị hóa nâu. Cho tiếp một ít hồ tinh bột thì thấy dung dịch có màu xanh. Xác định A, giải thích. Câu 32 (0,5 điểm): Hỗn hợp A gồm có O2 và O3, tỉ khối của A so với H2 là 19,2. Một mol hỗn hợp A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO? (Cho H=1; C=12; O=16; Cl=35,5; K=39; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65) ------------------ Hết -----------------
  9. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 TÔN THẤT TÙNG Môn: Hóa học - Lớp 10 TỔ HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào? A. VIA. B.VIIA. C. VA. D. IVA. Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có dạng A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np6. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, khí clo có thể được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất rắn nào sau đây? A. CaCl2. B. KMnO4. C. NaCl. D. MnCl2. Câu 4: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là chất lỏng màu đỏ nâu? A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2. Câu 5 : Chất nào đây được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt? A. Clo. B. Brom. C. Oxi. D. Nitơ. Câu 6: Trong công nghiệp, người ta sản xuất iot từ nguyên liệu nào sau đây? A. Muối natri clorua. B. Rong biển. C. Tinh bột. D. Đá vôi. Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl? A. NaNO3. B. Cu. C. Ag. D. NaOH. Câu 8: Ở nhiệt độ thường, hiđro clorua A. tan rất nhiều trong nước. B. tan rất ít trong nước. C. không tan trong nước. D. tan ít trong nước. Câu 9: Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion clorua là A. bạc nitrat. B. quỳ tím. C. brom. D. tinh bột. Câu 10: Công thức hóa học của clorua vôi là A. CaCl2. B. CaOCl2. C. Ca(OH)2. D. CaO. Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, nước Gia- ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng với dung dịch loãng chứa chất nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. KCl. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro clorua bằng cách cho H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa chất rắn X rồi đun nóng. Chất X là A. NaCl. B. NaOH. C. Cu. D. Cu(OH)2. Câu 13: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố oxi thuộc nhóm VIA. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxi là A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, oxi được chế bằng cách phân hủy chất nào sau đây? A. KMnO4. B. CaCO3. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2. Câu 15: Ở điều kiện thường, so với oxi thì ozon có A. tính oxi hóa mạnh hơn. B. tính oxi hóa yếu hơn. C. phân tử khối nhỏ hơn. D. tính oxi hóa bằng nhau. Câu 16: Ozon là một dạng thù hình của chất nào sau đây? A. Oxi. B. Clo. C. Cacbon. B. Flo. Câu 17: Dãy các chất: Flo, clo, brom, iot, có tính oxi hóa giảm dần là do A. nguyên tử đều có 7 electron. B. phân tử đều có hai nguyên tử. C. có nguyên tử khối tăng dần. D. có độ âm điện giảm dần. Câu 18: Iot tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu
  10. A. đỏ. B. vàng. C. xanh. D. trắng. Câu 19: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa? A. F2. B. Br2. C. Cl2. D. I2. Câu 20: Ở nhiệt độ thường, 0,2 mol Cl2 tác dụng được tối đa với x mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 21: Cho dung dịch chứa 0,2 mol HCl tác dụng hết với Fe dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây ăn mòn thủy tinh? A. NaCl. B. HCl. C. NaF. D. HF. Câu 23: Axit HCl tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây? A. CuCl2, H2O. B. CuCl2, H2. C. Cu, H2O. D. Cu, H2. Câu 24: Số oxi hóa của clo trong phân tử NaClO là A. -1. B. +3. C. +1. D. +5. Câu 25: Clorua vôi được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy là do clorua vôi có tính A. oxi hóa mạnh. C. khử mạnh. B. oxi hóa yếu. D. khử yếu. Câu 26: Chỉ dùng chất nào sau đây phân biệt được hai dung dịch riêng biệt: NaCl, HCl? A. AgNO3. B. Quỳ tím. C. Cu. D. K2SO4. Câu 27: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được thu bằng phương pháp dời chỗ của nước. Phương pháp này dựa vào tính chất nào sau đây của oxi? A. Tan tốt trong nước. B. Ít tan trong nước. C. Tính oxi hóa mạnh. D. Nặng hơn không khí. Câu 28: Ở nhiệt độ thường, O3 tác dụng với Ag tạo ra sản phẩm A. chỉ có Ag2O. B. Ag2O và O2. C. Ag2O2 và O2. D. AgO và O2. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (1 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: Cl2  (1)  NaCl  (2)  HCl  (3)  Cl2  (4)  CaOCl2 Câu 30 (1 điểm): Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl (đặc) dư, toàn bộ khí clo sinh ra tác dụng hết với Fe dư, thu được 16,25 gam FeCl3. Tính số mol HCl phản ứng và giá trị m. Câu 31 (0,5 điểm): Để mẩu giấy quỳ tím ẩm vào bình khí clo một thời gian. Nêu hiện tượng và giải thích. Câu 32 (0,5 điểm): Nung m gam cacbon trong bình kín chứa V lít oxi (đktc). Sau khi cacbon phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V. ------------------ Hết -----------------
nguon tai.lieu . vn