Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN GDCD 11 Năm học: 2020­2021 I. Hình thức thi: Trắc nghiệm 70%, Tự luận 30% II. Nội dung ôn tập: bài 9,10,11,12 LÝ THUYẾT BÀI 9 NHÀ NƯỚC XàHỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước: Khuyến khích HS tự học 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ­ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân  dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản  Việt Nam lãnh đạo. b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ­ Tính nhân dân    + Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.    + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.    + Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. ­ Tính dân tộc    + Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.    + Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng  đồng dân tộc Việt Nam.    + Thực hiện đại đoàn kết dân tộc. c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ­ Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. ­ Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích  hợp pháp của công dân. 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã  hội chủ nghĩa Việt Nam ­ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính   sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. ­ Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ  gìn trật   tự… ­ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật ­ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các   thế lực thù địch. BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XàHỘI CHỦ NGHĨA 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a. Khái niệm dân chủ ­ Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ  của nhân dân trong các lĩnh  vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ  là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp   thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
  2. b. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện: ­ Mang bản chất giai cấp công nhân. ­ Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. ­ Lấy hệ tư tưởng Mác ­ Lê­nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần   của xã hội. ­ Là nền dân chủ của nhân dân lao động. ­ Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ­ Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. ­ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. ­ Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước. ­ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa ­ Quyền tham gia vào đời sống văn hóa. ­ Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa. ­ Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ a. Dân chủ trực tiếp ­ Dân chủ  trực tiếp là hình thức dân chủ  với những quy chế, thiết kế  để  nhân dân thảo  luận, biểu quyết, tham gia, trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước. ­ Hình thức phổ biến:    + Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước    + Thực hiện sáng kiến pháp luật    + Nhân dân tự quản, xây dựng quy ước, hương ước… phù hợp pháp luật. b. Dân chủ gián tiếp ­ Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân   bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của   nhà nước. BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1. Chính sách dân số a. Tình hình dân số nước ta: (Hướng dẫn HS tự học) ­ Dân số đông ­ Quy mô dân số lớn ­ Mật độ dân số cao ­ Dân cư phân bố không hợp lí ­ Giảm sinh chưa hiệu quả, chất lượng dân số thấp. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ­ Mục tiêu:    +Giảm tốc độ gia tăng dân số    + Ổn định quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí    + Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước.
  3. ­ Phương hướng:    + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí    + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục    + Nâng cao hiểu biết của người dân    + Nhà nước đầu tư đúng mức, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện để  mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia công tác dân số. 2. Chính sách giải quyết việc làm a. Tình hình nước ta ­ Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn ­ Thu nhập thấp ­ Số người trong độ tuổi lao động tăng ­ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp ­ Số người đổ về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng ­ Tỉ lệ thất nghiệp cao. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản ­ Mục tiêu:    + Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn    + Phát triển nguồn nhân lực    + Mở rộng thị trường lao động    + Giảm tỉ lệ thất nghiệp    + Tăng tỉ lệ người lao động qua đào tạo. ­ Phương hướng:    + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ    + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật    + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động    + Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có. 3. Trách nhiệm của công dân: (Hướng dẫn HS tự học) ­ Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số ­ Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động ­ Động viên người thân và những người khác chấp hành ­ Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn nghề  nghiệp. BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. (Hướng dẫn HS tự học) 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. ­ Mục tiêu +  Sử dụng hợp lý tài nguyên +  Làm tốt công tác bảo vệ môi trường +  Bảo tồn đa dạng sinh học + Từng bước nâng cao chất lượng môi trường ­ Phương hướng + Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.
  4. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người   dân. + Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực. + Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. +  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. +  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ  môi trường.  (Hướng dẫn HS tự học) ­  Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường. ­  Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ­  Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở  việc kế thừa và phát huy A. truyền thống tốt đẹp của đất nước. B. mọi tập quán địa phương. C. hệ tư tưởng của các tổ chức tôn giáo. D. tất cả phong tục vùng miền. Câu 2: Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được biểu   hiện ở nội dung nào sau đây? A. Giữ vững an ninh chính trị. B. Đàn áp nhân dân lao động. C. Đảm bảo an toàn xã hội. D. Tổ chức và xây dựng chính quyền. Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào sau đây? A. Công nhân. B. Nông nô. C. Tư sản. D. Địa chủ. Câu 4: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của A. Đảng và nhà nước ta B. Các cơ quan chức năng C. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức D. Thế hệ trẻ Câu 5: Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường là việc làm nhằm mục đích A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường B. Xử phạt các hành vi vi phạm môi trường C. Xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân D. Thực hiện vai trò quản lí của Nhà nước đối với môi trường Câu 6: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi  trường ? A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Câu 7: Nội dung nào dưới dưới đây đúng với phương hướng của chính sách giải quyết việc  là ơ nước ta hiện nay ? A. Khuyến khích công dân làm giàu B. Mở rộng thị trường lao động C. Đào tạo nguồn nhân lực D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Câu 8: Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề  truyền thống của   nước ta nhằm mục đích gì dưới đây?
  5. A. Đa dạng hóa các ngành nghề B. Giữ gìn truyền thống dân tộc C. Phát huy tay nghề của người lao động D. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao Câu 9: Một trong những phương hướng cơ  bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ  môi  trường là? A. Bảo tồn đa dạng sinh học B. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên C. Nâng cao chất lượng mội trường D. Bảo vệ môi trường Câu 10:Tại hội nghị toàn dân,nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng nhà  văn hóa của địa phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A.Trực tiếp. B.Gián tiếp. C.Đại diện. D.Chuyên chế. Câu 11: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng nào sau đây làm nền tảng tinh thần  của xã hội? A. Mác ­ Lênin. B. Chủ nô. C. Phong kiến. D. Tư sản. Câu 12:Nhà nước quy điịnh mọi tài nguyên đưa vào sử  dụng đều phải nọp thuế  hoặc trả  tiền thuê là nhằm A. Hạn chế sử dụng tài nguyên B. Sử dụng hợp lí tài nguyên C. Tăng ngân sách nhà nước D. Ngăn chặn khai thác tài nguyên Câu 13: Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo   vệ môi trường ? A. Khai thác nhiều tài nguyên đê đẩy mạnh phát triển kinh tế B. Sử dụng hợp lí tài nguyên C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường D. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải Câu 14: Một trong những mục tiêu tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường B. Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải D. Bảo tồn đa dạng sinh học Câu 15: Một trong những phương hướng tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ  môi   trường là A. Xây dựng nếp sống vệ sinh B. Đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường C. Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường D. Thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường  TỰ LUẬN 1. Có bao nhiêu hình thức dân chủ? Kể tên những hình thức dân chủ đó. 2. Nêu phương hướng của chính sách giải quyết việc làm. 3. Nêu trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  6. 4. Nêu các chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
nguon tai.lieu . vn