Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ II – ĐỊA LÍ – 2020­2021 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ  thuật ? A. Luyện kim.   B. Hóa chất.   C. Năng lượng.   D. Cơ khí.  Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.  Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho A. Nhà máy chế biến thực phẩm. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.  Câu 4: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ? A. Than     B. Dầu mỏ.      C. Sắt.     D. Mangan. Câu 5: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như: A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm. C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm.  Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học­kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp  hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.  D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. Câu 7: Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất là: A. công nghiệp luyện kim màu. B. công nghiệp khai thác than. C. Công nghiệp khai thác dầu D. Công nghiệp điện lực Câu 8: Điểm nào dưới đây không đúng với vùng công nghiệp A. có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi phát triển một ngành nhất  định B. các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ  với nhau C. có vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa D. quy mô lãnh thổ rộng lớn Câu 9: Ngành công nghiệp nào là cơ sở chủ yếu để phát triển công nghiệp hiện đại. A. công nghiệp điện lực.      B. công nghiệp hóa chất       C. công nghiệp cơ khí.     D. công nghiệp luyện kim
  2. Câu 10: Ý nào không đúng với vai trò của công nghiệp khai thác than. A. Nhiên liệu quan trọng cho nhà máy luyện kim. B. Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện C. Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học và dược phẩm. D. Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia. Câu 11: Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới? A. Mĩ Latinh B. Trung Đông C. Đông Nam Á D. Bắc Mĩ Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức lãnh thổ điểm công  nghiệp: A. Xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.         C. Không có mối quan hệ với các xí nghiệp. B. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng sản xuất hợp tác cao.        D. Đồng nhất với một điểm dân cư Câu 13: Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI  THỜI KÌ 1950 – 2013 Để thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ  thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột ghép.     B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền.     D. Biểu đồ  đường. Câu 14: Để thể hiện sản lượng điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu  đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột hoặc đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 15: Nhận xét nào dưới đây là đúng về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công  nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013? A. Than có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. B. Dầu mỏ có tốc độ tăng liên tục qua các năm. C. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất. D. Thép có tốc độ tăng thấp nhất.
  3. Câu 16: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì  1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ cột.     B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền.    D. Biểu đồ  tròn. Câu 17: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm: A. Khai thác than và điện lực B. Khai thác than, dầu khí và điện lực C. Khai thác than, dầu khí D. Khai thác dầu khí và điện lực Câu 18: Đa dạng về sản phẩm, quy trình sản xuất đơn giản, chịu ảnh hưởng lớn về lao  động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp A. sản xuất hàng tiêu tiêu dùng.        B. điện tử ­ tin học  C. khai thác than D. khai thác dầu khí Câu 19: Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là: A. Sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi B. Sản phẩm từ thủy  sản. C. Sản phẩm từ trồng trọt D. Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản Câu 20: Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở: A. Vòng cực Nam. B. Bán cầu Bắc C. Vòng cực Bắc D. Bán cầu Nam Câu 21: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch  vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ kinh doanh. B. dịch vụ công. C. dịch vụ tiêu dùng. D. dịch vụ cá nhân. Câu 22: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện: A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế      B. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên C. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế D. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến Câu 23: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là A. quy mô, cơ cấu dân số. B. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. C. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. D. mức sống và thu nhập thực tế. Câu 24: Tại sao các nhà máy điện chạy bằng than ở nước ta lại không được xây dựng ở  miền Nam? A. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ. B. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. C. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
  4. D. Xa nguồn nguyên liệu (các mỏ than). Câu 25: Sự khác nhau về đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện  trên thế giới. A. Dầu mỏ tập trung ở các nước phát triển, công nghiệp điện chủ yếu ở các  nước đang phát triển. B. Dầu mỏ và điện lực đều tập trung ở Bắc Bán Cầu. C. Dầu mỏ tập trung nhiều ở Tây Nam Á, điện lực chủ yếu ở Tây Âu. D. Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, điện lực chủ yếu ở các nước  phát triển. Câu 26: Điểm giống nhau cơ bản giữa trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp: A. có quy mô lớn về diện tích           C. có một số ngành nòng cốt tạo ra hướng chuyên môn hóa B. cùng có ranh giới rõ ràng D. đều không có dân cư sinh sống. Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sản xuất công nghiệp: A. Có tính chất tập trung cao độ       B. Nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mĩ và có sự phối hợp chặt chẽ. C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên D. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn Câu 28: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở A. Châu Âu và châu Á. B. Mọi quốc gia trên thế giới. C. Châu Phi và châu Mĩ. D. Châu Đại Dương và châu Á. Câu 29: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là A. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. B. mức sống và thu nhập thực tế. C. quy mô, cơ cấu dân số. D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Câu 30: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công  nghiệp điện tử ­ tin học nào sau đây ? A. Điện tử viễn thông. B. Máy tính. C. Thiết bị điện tử. D. Điện tử tiêu dùng. Câu 31 Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. Vùng công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Điểm công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp. Câu 32: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung? A. Có rảnh giới rõ ràng , vị trí thuận lợi. B. Đồng nhất với một điểm dân cư. C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.
  5. D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng , xuất khẩu. Câu 33: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là A. Có các xí nghiệp hạt nhân. B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ. C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Câu 34: Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp  có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất , kĩ thuật , công nghệ là đặc điểm của. A. Điểm công nghiệp. B. Vùng công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 35: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp ? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi  . C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 36: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 37: Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là A. cơ sở hạ tầng du lịch. B. mức thu nhập của dân cư. C. tài nguyên du lịch. D. nhu cầu của xã hội về du lịch. Câu 38: Cho sơ đồ sau : Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ? A. Khu công nghiệp tập trung. B. Điểm công nghiệp.
  6. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 39: Cho sơ đồ sau: Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây ? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 40: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp  theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau : A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp Câu 41: Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển  của ngành nào sau đây? A. Nông nghiệp. B. Luyện kim. C. Xây dựng. D. Khai thác khoáng sản. Câu 42: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với? A. Các ngành kinh tế mũi nhọn. B. Các trung tâm công nghiệp. C. Sự phân bố dân cư. D. Các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 43: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nhưng đòi hỏi  nguồn lao động trẻ và có trình độ kĩ thuật cao là đặc điểm của ngành công nghiệp A. hóa chất B. thực phẩm C. điện tử ­ tin học D. cơ khí Câu 44: Các ngành kinh tế nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ:
  7. A. Sản xuất phần mềm, nuôi trồng thủy sản, khách sạn nhà hàng. B. Thủy sản,Vận tải và thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ. C. Sản xuất điện, Giải trí, chế biến thức ăn gia súc. D. Vận tải và thông tin liên lạc, Giải trí, khách sạn nhà hàng. Câu 45: Tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ  phản ánh được rõ nhất A. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước đó. B. Tổng thu nhập của nước đó. C. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó. D. Bình quân thu nhập của nước đó. Câu 46: Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở: A. Vòng cực Nam. B. Bán cầu Nam C. Vòng cực Bắc D. Bán cầu Bắc Câu 47: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa  của các nước là : A.Cơ khí                  B.Luyện kim                        C. Năng lượng                         D.Dệt Câu 48: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ  thuật? A. Luyện kim.    B. Hóa chất.    C. Năng lượng.    D. Cơ khí. Câu 49: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 50: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như: A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm. C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 51: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực ? A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học­kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. Câu 52: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ?
  8. A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông­lâm­thủy sản. Câu 53: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ? A. Than nâu.    B. Than đá.    C. Than bùn.    D. Than mỡ. Câu 54: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước. A. Đang phát triển. B. Có trữ lượng than lớn. C. Có trữ lượng khoáng sản lớn. D. Có trình độ công nghệ cao. Câu 55: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ : A.Dầu khí                B.Than đá                           C.Củi ,gỗ                       D.Sức nước. Câu 56: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, thì sản xuất công nghiệp  được chia thành 2 ngành chính: A. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. B. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng. C. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. D. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ. Câu 57: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như: A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm. C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 58: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế ­ kĩ thuật  của mọi quốc gia trên thế giới ? A. Công nghiêp cơ khí. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp điện tử ­ tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.  Câu 59: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử ­ tin học. A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.  Câu 60: Sản phẩm của nhánh công nghiệp điện tử ­ tin học bao gồm : A. Máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông . B. Thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính . C. Máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông . D. Thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim lại ,máy tính.  Câu 61: Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công  nghiệp điện tử ­ tin học nào sau đây ?
  9. A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông. D. Điện tử tiêu dùng.  Câu 62: Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm nhanh công nghiệp điện  tử ­ tin học nào sau đây ? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D.  Thiết bị viễn thông.  Câu 63: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp  điện tử ­ tin học ? A. ASEAN, Ca­na­da, Ấn Độ . B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. C. Hàn Quốc, Ô­xtrây­li­a, Xin­ga­po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.  Câu 64: Trong các nhân tố tự nhiên sau, nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với  sự hình thành và phát triển công nghiệp? A. Sinh vật. B. Khoáng sản. C. Đất. D. Nước – khí hậu. Câu 65: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức lãnh thổ điểm công  nghiệp: A. Không có mối quan hệ với các xí nghiệp. B. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng sản xuất hợp tác cao. C. Đồng nhất với một điểm dân cư D. Xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu. Câu 66: “Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác  cao”. Đó là đặc điểm của A. điểm công nghiệp B. vùng công nghiệp C. trung tâm công nghiệp D. khu công nghiệp tập trung Câu 67: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia  thành các nhóm ngành nào sau đây ? A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác . B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. Câu 68: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm : A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.     
  10. B. Dệt ­ may, chế biến sữa, sành ­ sứ ­ thủy tinh.          C. Nhựa, sành ­ sứ ­ thủy tinh, nước giải khát .  D. Dệt­may, da giầy, nhựa, sành ­ sứ ­ thủy tinh. Câu 69: Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là      A. Lạng Sơn.                 B. Hòa Bình.                C. Quảng Ninh.               D. Cà Mau.  Câu 70: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn ? A. Hoa Kì.                   B. A­rập Xê­út. C. Việt Nam.                   D. Trung Quốc. Câu 71: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào ? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ.  D. Duyên hải Nam Trung Bộ.   BÀI 33 MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động. Nước đang phát triển: Góp phần thực hiện thành công sự  nghiệp công nghiệp  hóa, hiện đại hóa đất nước. II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp ­ Khái niệm: Là HTTC đơn giản nhất, trên đó có một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở  nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ  chế  nguyên liệu  hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất   với một điểm dân cư. ­ Đặc điểm: + Gồm 1 ­ 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên  liệu nông sản. + Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ giữa các XN. + Phân công lao động về  mặt địa lí, độc lập về  kinh tế, công nghệ  sản phẩm hoàn   chỉnh. 2. Khu công nghiệp tập trung
  11. ­ Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương  đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. ­ Đặc điểm: + Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả  năng hợp tác sản xuất cao, có  ưu   đãi riêng. + Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ. + Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu. Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. 3. Trung tâm công nghiệp ­ Khái niệm: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa   và lớn, có vị trí thuận lợi. ­ Đặc điểm: + Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có  mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. + Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa). + Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ. Ví dụ: TP HCM, Hà Nội, Thái Nguyên... 4. Vùng công nghiệp ­ Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. ­ Đặc điểm: Chia làm hai vùng: + Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại. + Vùng công nghiệp tổng hợp: + Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và   nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa. + Có các ngành phục vụ, bổ trợ. Ví dụ: Vùng Loren (Pháp), vùng công nghiệp Đông Nam Bộ (Việt Nam). CHƯƠNG IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ  CÁC NGÀNH DỊCH VỤ I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ * Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế  ­ xã hội, có tạo ra giá trị  mà không nằm  trong lĩnh vực nông – lâm ­ ngư nghiệp; công nghiệp ­ xây dựng cơ  bản, phục vụ nhu   cầu sản xuất và sinh hoạt. 1. Cơ cấu
  12. ­ Dịch vụ kinh doanh (sx): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh  doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,... ­ Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ  cá nhân (y tế,   giáo dục, thể thao), cộng đồng. ­ Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm   bắt buộc). 2. Vai trò ­ Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế. ­ Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. ­ Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm. ­ Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử  và các thành tựu của   khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người. 3. Đặc điểm và xu hướng phát triển Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng ­ Các nước phát triển: Khoảng 80% (50 ­ 79%) Hoa Kì 80%; Tây Âu 50 ­ 79%. ­ Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 23,2% (năm 2003); 24,5% (năm  2005). II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ­ Trình độ  phát triển kinh tế  và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ  sung lao động   dịch vụ. Ví dụ: Kinh tế  phát triển,nhiều máy móc(máy cày) người nông dân làm  việc ít(nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ. ­ Quy mô,cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam dân số  đông, cơ  cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ  giáo  dục ưu tiên phát triển. ­ Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch   vụ. Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân,   khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân. ­ Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ  tết, thì  dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường. ­ Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ  mức sống cao thì   sức mua tăng...
  13. ­ Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và  phân bố ngành dịch vụ du lịch. Ví dụ: Vịnh Hạ  Long, Cố  đô Huế,... => ngành dịch vụ  du lịch phát triển và các ngành  dịch vụ khác cũng phát triển. III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới ­   Trong  cơ   cấu  lao  động:  Các  nước  phát  triển:  trên  50%,các  nước  đang  phát  triển  khoảng 30%. ­ Trong cơ  cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường   dưới 50% ­ Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc   Mĩ), Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á). II. THỰC HÀNH 1. Vẽ biểu đồ: Đường, cột. 2. Nhận xét và giải thích biểu đồ/ bảng số liệu.
nguon tai.lieu . vn