Xem mẫu

  1. Trường THPT Yên Hòa ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 ÔN TẬP THI GIỮA KÌ I I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Kiến thức - Các phương thức biểu đạt - Các loại phong cách ngôn ngữ - Các thao tác lập luận - Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật 2. Kĩ năng Kĩ năng làm bài đọc – hiểu II. PHẦN LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Nghị luận về hiện tượng đời sống - Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Chú ý kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội 2. Kiến thức: Ôn tập các văn bản - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. + Các giai đoạn phát triển, thành tựu chủ yếu. + Đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 - Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) + Tác giả Hồ Chí Minh. + Hoàn cảnh ra đời, mục đích, đối tượng, các giá trị cơ bản của Tuyên ngôn độc lập. + Tóm tắt văn bản + Phân tích theo bố cục + Phân tích có định hướng: Phân tích nghệ thuật lập luận; Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực - Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc ( Phạm Văn Đồng) + Hoàn cảnh ra đời. + Tóm tắt văn bản + Những nét đặc sắc trong cách lập luận. - Tây Tiến ( Quang Dũng) + Tác giả Quang Dũng + Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
  2. + Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn. + Phân tích văn bản theo bố cục + Vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Bắc: hoang sơ hùng vĩ và thơ mộng trữ tình + Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến + Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng + Liên hệ với các tác phẩm khác: bức tranh thiên nhiên Tây Bắc, hình tượng người lính… - Việt Bắc ( Tố Hữu) + Tác giả Tố Hữu + Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác + Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn. + Phân tích văn bản theo bố cục + Tính dân tộc, chất sử thi, phong cách trữ tình – chính trị + Liên hệ với bài thơ Từ ấy để thấy sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu. + So sánh với các tác phẩm khác - Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 + Hoàn cảnh ra đời. + Cách thức trình bày: bố cục, luận điểm. + Phân tích văn bản theo bố cục + Những nét đặc sắc trong cách lập luận. - Kĩ năng + Phân tích tác phẩm, đoạn trích văn xuôi + Phân tích bài thơ, đoạn thơ + Ý kiến bàn về văn học III. CẤU TRÚC ĐỀ THI Gồm 2 phần: Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Phần II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm) Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
  3. ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ I I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Kiến thức - Các phương thức biểu đạt - Các loại phong cách ngôn ngữ - Các thao tác lập luận - Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật 2. Kĩ năng Kĩ năng làm bài đọc – hiểu II. PHẦN LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Nghị luận về hiện tượng đời sống - Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm Chú ý kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội 2. Kiến thức: Ôn tập các văn bản - Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm) + Tác giả Nguyễn Khoa Điềm + Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác + Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn. + Phân tích văn bản theo bố cục + Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân + Chất trữ tình – chính luận + Liên hệ với các tác phẩm khác: hình tượng Đất Nước, trách nhiệm của thanh niên… - Sóng ( Xuân Quỳnh) + Tác giả Xuân Quỳnh + Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác + Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn. + Phân tích văn bản theo bố cục + Hình tượng sóng và em + Vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu + Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong tâm hồn người phụ nữ + Liên hệ với các bài thơ khác: quan niệm về thời gian, quan niệm về tuổi trẻ, khát vọng cống hiến…. - Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo) + Tác giả Thanh Thảo + Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác + Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn. + Phân tích văn bản theo bố cục + Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca - Người lái đò Sông Đà ( Nguyễn Tuân) + Tác giả Nguyễn Tuân
  4. + Tóm tắt tác phẩm, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục + Phân tích văn bản theo bố cục + Hình tượng con Sông Đà + Hình tượng người lái đò Sông Đà + Cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân + Liên hệ với các tác phẩm khác: sự vận động và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù); hình tượng dòng sông (Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường)…. Các tác phẩm và đoạn trích thơ đọc thêm - Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. 2. Kĩ năng - Phân tích tác phẩm, đoạn trích văn xuôi - Phân tích nhân vật. - Phân tích bài thơ, đoạn thơ - Ý kiến bàn về văn học III. CẤU TRÚC ĐỀ THI Gồm 2 phần: Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Phần II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm) Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
nguon tai.lieu . vn