Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN GIỮA KÌ I KHỐI 10 (Năm học 2019-2020) PHẦN A: KIẾN THỨC I. TIẾNG VIỆT: 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Các nhân tố chi phối hoạt động giao bằng ngôn ngữ 2. Văn bản - Khái niệm văn bản. - Đặc điểm của văn bản. - Cách phân biệt các loại văn bản. II. LÀM VĂN Lưu ý các dạng bài 1. Nghị luận xã hội : nghị luận về một tư tưởng đạo lý ; hiện tượng đời sống 2. Nghị luận văn học III. VĂN BẢN. 1. Tổng quan văn học Việt Nam - Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam. - Quá trình phát triển của văn học Việt Nam. - Các mối quan hệ của con người Việt Nam trong văn học. 2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam - Các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam - Các giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. 3. Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi Đăm Săn) - Khái niệm và đặc trưng của thể loại sử thi - Nội dung đoạn trích. - Nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích. - Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn. - Ý nghĩa của cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. 4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy - Khái niệm và đặc trưng của thể loại truyền thuyết
  2. - Tóm tắt truyện. - Nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy - Hình ảnh ngọc trai- giếng nước. - Bài học lịch sử 5. Tấm Cám - Khái niệm và đặc trưng của thể loại cổ tích - Các tình tiết chính trong văn bản - Mâu thuẫn cơ bản của truyện Tấm Cám - Nhân vật Tấm, mẹ con Cám - Ý nghĩa những chi tiết li kì, huyền ảo - Bài học từ Tấm Cám. PHẦN B: KĨ NĂNG 1. Với nghị luận văn học: tóm tắt văn bản; phân tích, cảm nhận về: nhân vật, chi tiết, vấn đề liên quan đến tác phẩm. 2. Với nghị luận xã hội: phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý; hiện tượng đời sống PHẦN C: KẾT CẤU ĐỀ: 1. Thời gian: 90 phút 2. Bố cục: 2 phần Phần 1: Đọc – hiểu (3 điểm) Phần 2: Làm văn: nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học (7điểm)
nguon tai.lieu . vn