Xem mẫu

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA TỔ: XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020-2021 I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: 1. Hội nghị Ianta và tác động của nó đối với tình hình thế giới. 2. Sự thành lập Liên Hợp quốc. Nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc. 3. Liên xô từ năm 1945 đến giữa năm 1970. 4. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu. 5. Tình hình kinh tế , chính trị, đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến 2000. 6. khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự biến đổi như thế nào? 7. Thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà nước này. 8. Nêu những nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc từ tháng 12/1978. 9. Nết chung về quá trình đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á sau CTTG thứ hai. 10. Nếu các mốc chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ 1945 đến 1993. 11. Nếu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc của nhân dân Lào từ năm 1945 đến 1975. 12. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. 13. Những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước. 14. Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 15. - Khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật, đối ngoại ở các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 16. Những sự kiến chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). 17. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh. 18. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác. 19. Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 20. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó.
  2. II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: 1. Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930 - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (giai cấp) và điều kiện chính trị (phong trào yêu nước) để tiếp thu luồng tư tưởng của cách mạng vô sản. - Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân. - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản. - Ba tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929 rồi thống nhất thành một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. - Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945 - Phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh 1930 – 1931. - Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930). - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm Pt cách mạng 1930 -1931. - Phong trào dân chủ 1936 – 1939. - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). 3. Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 - Tình hình VN sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì? - Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính. Đấu tranh chống ngoại xâm và nổi phản bảo vệ chính quyền sau 1945. - Những năm đầu của cac kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - Chiến dịch Việt Bắc ( 1947) và Biên Giới (1950). - Âm mưu và kế hoạch hành động mới của Pháp – Mĩ sau thất bại ở chiến dịch Biên Giới (1950). - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là trận thắng quyết định đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. ……….. Hết……… Chúc các em ôn tập tốt
nguon tai.lieu . vn