Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG MA TRẬN VÀ ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN HÓA HỌC 12 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA * Trắc nghiệm (10,0 điểm – 30 câu) Mức độ Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng cao Tổng Nội dung thấp Este - lipit 2 2 2 1 7 Cacbohidrat 3 3 2 1 9 Amin 2 1 1 4 Amino axit 2 2 1 1 6 Peptit - protein 1 1 2 Tổng hợp kiến thức 1 1 2 Tổng 11 10 6 3 30 II. ĐỀ CƯƠNG – ĐỀ THAM KHẢO 1. ĐỀ CƯƠNG Câu 1. Chất nào dưới đây không phải este? A. HCOOCH3 B. CH3COOH C. CH3COOCH3 D. HCOOC6H5 Câu 2. Ứng với công thức phân tử C3H6O2 và C4H8O2 . Số lượng đồng phân este lần lượt là A. 1 và 4. B. 4 và 6. C. 3 và 6. D. 2 và 4. Câu 3. chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat. Câu 4. Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra tối đa bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau? A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 5. Ứng với công thức phân tử C3H6O2 và C4H8O2 . Số lượng đồng phân este lần lượt là A. 1 và 4. B. 4 và 6. C. 3 và 6. D. 2 và 4. Câu 6. Thuỷ phân este C2H5COOCH3 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm thu được là A. C2H5COOH, CH3OH. B. CH3COOH, C2H5OH. C. C2H5COOH, CH3CHO. D. C2H5COOH,C2H5OH. Câu 7. Sản phẩm thủy phân este trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp? A. ancol và axit B. muối và ancol C. muối và nước D. axit và nước Câu 8. Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3COOH và C6H5OH. B. CH3COOH và C6H5ONa. C. CH3OH và C6H5ONa. D. CH3COONa và C6H5ONa. Câu 9. Este X có công thức C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch KOH tạo ra ancol metylic. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. C2H3COOCH3
  2. Câu 10. Cho các phát biểu sau: (a) Este có thể là chất rắn, lỏng , khí ở điều kiện thường. (b) So với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon hoặc có cùng khối lượng phân tử thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn. (c) Các este thường có mùi thơm đặc trưng. (d) các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước. (e) Este HCOOCH3 có nhiệt độ sôi thấp hơn este CH3COOCH3. (f) Etyl propionat có mùi chuối chín. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 11. Xà phòng hóa 3,52 g hỗn hợp 2 este HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5 cần dùng 160 ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là A. 0,25M B. 1M C. 1,5M D. 2,5M Câu 12. Cho 14,8 g este đơn chức no tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được 13,6g muối. Công thức của este là: A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. C2H5COOC2H5 D. C2H5COOCH3 Câu 13. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là: A. 10,12g. B. 6,48g. C. 8,10g. D. 16,20g. Câu 14. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm sinh ra: A. axit béo và glixerol. B. xà phòng và ancol đơn chức. C. xà phòng và glixerol. D. xà phòng và axit béo. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chất béo không tan trong nước. B. Dầu ăn và mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. D. Chất béo là tri este của glixerol với các axit monocacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh. Câu 16.Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 17. Đun nóng m gam chất béo cần dùng 300ml NaOH 1M. Khối lượng glixerol thu được là: A. 9,2 gam. B. 27,6 gam. C. 10,4 gam.. D. 13,8 gam. Câu 18. Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 18,4 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là A. 115,2. B. 85,4. C. 91,8. D. 80,6. Câu 19. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol (-OH). B. axit (-COOH). C. amin (-NH2). D. anđehit (-CHO). Câu 20. Saccarozơ là hợp chất thuộc loại? A. Đơn chức. B. Đa chức. C. Tạp chức. D. Polime. Câu 21. Tính chất nào sau đây không thể chứng minh trong phân tử glucozơ có nhóm chức –CH=O ? A. Nước Br2. B. H2(Ni, t0). C. AgNO3/NH3. D. Lên men. Câu 22. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na. B. AgNO3/ NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 23. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ? A. cho glucozo và fructozo vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc. B. Glucozo và fructozo có thể tác dụng với hidro sinh ra cùng một sản phẩm.
  3. C. Glucozo và fructozo có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng. D. Glucozo và fructozo có công thức phân tử giống nhau. Câu 24.Đặc điểm khác nhau về cấu tạo giữa glucozơ và fructozơ là A. số nhóm chức –OH. B. tỉ lệ nguyên tử các nguyên tố. C. thành phần nguyên tố. D. vị trí nhóm cacbonyl. Câu 25.Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% . Khối lượng Ag kim loại thu được là A. 24,3 gam. B. 32,4 gam. C. 16,2 gam. D.21,6 gam. Câu 26.Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng m gam glucozơ thì thu được 5,4 gam Ag kết tủa., biết hiệu suất phản ứng đạt 95%. Khối lượng glucozơ cần là A. 4,737 gam. B. 1,516 gam. C. 6,165 gam. D. 3,078 gam. Câu 27.Đặc điểm của saccarozơ và glucozơ là: A. đều được lấy từ củ cải đường. B. đều có trong máu người. + C. đều bị oxi hóa bởi ion Ag trong amoniac. D. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 28.Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 / NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarozơ không có nhóm -CHO. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 29.Chất không tan trong nước lạnh là A. glucozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 30.Cacbohidrat nào sau đây là polime? A. Glucozơ, fructozơ. B. Glucozơ, fructozơ, saccarozo, xenlulozơ, tinh bột. C. Saccarozo. D. Xenlulozơ, tinh bột. Câu 31.Nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt một lát táo xanh A. không thấy hiện tượng gì. B. thấy có phản ứng tráng gương. C. thấy mặt cắt lát táo xuất hiện màu tím đen của iot. D. thấy mặt cắt lát táo xuất hiện màu xanh tím. Câu 32.Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. A. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ. B. saccarozơ, fructozơ và glucozơ. Câu 33.Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 34.Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73 tấn. B. 33,00 tấn. C. 25,46 tấn. D. 29,70 tấn. Câu 35.Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là A. 42,34 lít. B. 42,86 lít. C. 34,29 lít. D. 53,57 lít. Câu 36.Cho 3,24 gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 100 ml dung dịch hỗn hợp (NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,25M) sinh ra 5,91 gam kết tủa. Hiệu suất của phản ứng lên men là
  4. A. 60%. B. 80%. C. 72%. D. 75%. Câu 37.Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2 ? A. H2N-[CH2]6–NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. CH3–NH–CH3. D. C6H5NH2. Câu 38.Đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N và C4H11N lần lượt là: A. 2 và 4. B. 4 và 6. C. 4 và 8. D. 5 và 8. Câu 39.Tên gọi của amin có CTCT: CH3–CH(CH3)–NH2 là A. etyl metylamin. B. propylamin. C. iso propylamin. D. sec-propylamin. Câu 40.Chất phản ứng với dung dịch HCl là A. C6H5NH3Cl. B. CH3–NH–CH3. C. CH3C6H4OH. D. C6H5OH. Câu 41.Cho các hợp chất hữu cơ sau: C6H5NH2 (1); (C6H5)2NH (2); CH3NH2 (3); NH3 (4). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là A. 1, 4, 3, 2. B. 1, 3, 2, 4. C. 2, 1, 4, 3. D. 1, 2, 4, 3. Câu 42.Nhận định nào sau đây không đúng? A. Amin có tính bazơ vì trên nguyên tử N có đôi e tự do nên có khả năng nhận proton. B. Trong phân tử anilin có ảnh hưởng qua lại giữa nhóm amino và gốc phenyl. C. Anilin có tính bazơ mạnh nên làm mất màu nước brom. D. Anilin không làm đổi màu quỳ tím. Câu 43.Cho 1,55 g một amin đơn chức , bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 3,375 gam muối. Công thức của X là: A. CH3NH2. B. C3H7NH2. C. C4H9NH2. D. C2H5NH2. Câu 44.Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là A. etylmetylamin. B. đietylamin. C. đimetylamin. D. metylisopropylamin. Câu 45.Hợp chất nào sau đây không phải amino axit? A. HOOCCH(NH2)CH2COOH. B. CH3CONH2. C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH. Câu 46.Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin. Câu 47.Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. Câu 48.Cho các nhận định sau: (1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2) Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh, (4) Axit  – amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6. (5) Amino axit là hợp chất tạp chức chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. Số nhận định đúng là A. 5 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các -amino axit. C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. Câu 50. X là một α – amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 7,5 g X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được 9,7 g muối. CTCT của X là: A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. C2H5-CH(NH2)-COOH. D. H2N- CH2-CH2-COOH. Câu 51. X là  -amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 10,3 g X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là: A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 52. Tripeptit là hợp chất:
  5. A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α – amino axit Câu 53.Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 54. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. B. H2N-CH2-CH2-CONHCH2COOH là một đipeptit. C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai. Câu 55.Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là A. 7,75. B. 7,57. C. 8,85. D. 5,48. Câu 56. Khi đun nóng dung dịch protein xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng sau ? A. Đông tụ B. Biến đổi màu của dung dịch. C. Tan tốt hơn D. Có khí không màu bay ra Câu 57. Cho các phát biểu sau: (1) Độ ngọt của saccarozo ít hơn độ ngọt của fructozo. (2) Có thể nhận biết glucozo và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương. (3) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Tinh bột và xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên. (5) Xenlulozo trinitrat có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n được dùng sản xuất thuốc súng không khói. (6) Xenlulozo tan được trong nước Svayde (Cu(OH)2/NH3). Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 58. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và fructozơ tác dụng với H2 là do có nhóm cacbonyl. (b) H2NCH2CONHCH2COOH là đipeptit. (c) metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất. (d) Muối mononatri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính. (e) Glucozơ,tinh bột, saccarozơ, xenulozơ đều là hợp chất tạp chức. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 59.Cho các chất sau: đimetylamin, axit glutamic, phenyl amoni clorua, natri axetat, etylfomat, xenlulozoơ, glucozơ, tơ nolon-6, tơ nitron. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 60.Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozo, Gly – Ala, triolein, tinh bột, protein, tơ tằm, tơ olon, tơ nilon- 6,6. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là A. 7. B. 8. C. 6. D. 4.
  6. 2. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Tên môn: HÓA HỌC 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) TÔN THẤT TÙNG ĐỀ THAM KHẢO Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1. Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO2 (n  2). B. CnH2nO(n  1). C. CnH2n-2O2(n  1). D. CnH2n+2O2 (n  1). Câu 2. Etyl fomat có công thức phân tử là A. C3H6O2. B. C2H4O2. C. C4H8O2. D. C3H8O. Câu 3. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. CH3COOH. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. C2H5OH. Câu 4. Số đồng phân của este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Benzyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 6. Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C4H8O2. 0,1 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 8,2 gam muối. Y là A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C3H7COOH. Câu 7. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 8,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam. Câu 8: Cho các dung dịch sau: NaOH, AgNO3/NH3, Br2, C2H5OH, CH3COOH. Số dung dịch tác dụng được với vinyl fomat trong điều kiện thích hợp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Mật ong có vị ngọt đậm là do loại đường nào sau đây? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ. Câu 10. Chất X khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. X có thể là A. tinh bột. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. protein. Câu 11. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng A. với axit H2SO4. B. với kiềm. C. với dung dịch iot. D. thủy phân. Câu 12. Glucozơ không phản ứng với A. HCl. B. Cu(OH)2. C. Dung dịch AgNO3. D. Na. Câu 13. Đun lần lượt các chất sau: tinh bột, xelulozơ, saccarozơ, glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng. Số chất bị thủy phân là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng? A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột. B. Xenlulozơ và tinh bột có khối lượng phân tử nhỏ. C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột. D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. Câu 15: Trong quá trình sản xuất đường glucozơ thường còn lẫn khoảng 10% tạp chất không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho m gam loại đường glucozơ ở trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo thành 12,96 gam Ag. Giá trị của m là A. 9. B. 10. C. 18. D. 12. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột tan được trong nước lạnh và nước nóng. B. Saccarozơ là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ. C. Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói và một số tơ nhân tạo.
  7. D. Glucozơ được ứng dụng để tráng gương, tráng ruột phích. Câu 17: Thủy phân 243 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 250 gam. B. 360 gam. C. 202,5 gam. D. 270 gam. Câu 18. Cho 20 kg glucozơ chứa 19% tạp chất lên men thành ancol etylic với hao hụt quá trình lên men là 7%. Khối lượng ancol etylic thu được là A. 8,28 kg. B. 7,70 kg. C. 9,50 kg. D. 8,34 kg. Câu 19. Công thức tổng quát của hợp chất amin đơn chức, no, mạch hở là A. CnH2n+3N. B. CnH2n+2N. C. CnH2n+1N. D. CnH2n-1N. Câu 20. Glyxin là tên gọi của amino axit có cấu tạo nào sau đây? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2N[CH2]2COOH. C. CH3CH(NH2)CH2COOH. D. H2NCH2COOH Câu 21. Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch chứa chất nào dưới đây trước khi rửa lại bằng nước cất? A. Axit mạnh. B. Muối ăn. C. Bazơ mạnh. D. Xà phòng. Câu 22: Số đồng phân amin bậc một có công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 8. Câu 23: Chất làm đổi màu quỳ tím là A. C6H5NH2. B. CH3CH(NH2)COOH. C. H2NCH2COOH. D. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH. Câu 24. Cho hợp chất H2N–CH2–COOH tác dụng với các chất sau: CH3OH (dư)/HCl, NaOH dư, CH3COOH, HCl. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 25. Tính chất nào sau đây đúng với glyxin? A. Tan nhiều trong nước tạo dung dịch có môi trường axit yếu, là hợp chất lưỡng tính, có khả năng phản ứng với dung dịch HCl, NaOH. B. Tan nhiều trong nước, đổi màu quì tím, là hợp chất lưỡng tính, có khả năng trùng ngưng và phản ứng màu biure. C. Tan nhiều trong nước, không đổi màu quì tím, là hợp chất lưỡng tính và phản ứng màu biure. D. Tan nhiều trong nước, là hợp chất lưỡng tính, có khả năng trùng ngưng, phản ứng với NaCl và phản ứng màu biure. Câu 26. Cho 0,1 mol amino axit X mạch thẳng có trong tự nhiên phản ứng vừa đủ với 0,1 mol HCl. 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH tạo ra 28,65 gam muối Y. Cấu tạo nào sau đây phù hợp với X? A. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH. B. HOOC[CH2]3CH(NH2)COOH. C. H2N[CH2]5COOH. D. H2N[CH2]3CH(NH2)COOH. Câu 27. Cho 0,2 mol -amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH tạo ra 22,2 gam muối khan. X là A. alanin. B. phenylalanin. C. valin. D. glyxin. Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit. B. Tất cả các loại amino axit đều có thể cấu thành peptit. C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bằng số gốc -amino axit. D. Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc -amino axit thì số liên kết peptit bằng (n-1). Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,2 B. 1,46 C. 1,36. D. 1,64. Câu 30. Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh. (b) Ở điều kiện thường, metylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước. (c) Amin được tạo nên bởi 4 nguyên tố: C, H, O, N. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
nguon tai.lieu . vn